Kết
luận thanh tra về hàng loạt công trình BT, BOT: Vì sao Hà Nội... im lặng?
Cập
nhật lúc 10:00
Ngay sau khi Thanh tra Chính phủ thông báo kết luận về sai
phạm tại 6 dự án BOT, BT tại TP Hồ Chí Minh thì chính quyền thành phố đã
nhanh chóng lên tiếng khẳng định không có sai phạm, không có lợi ích nhóm.
Thế nhưng, cũng một quyết định thanh tra tương tự với sai phạm ở hàng loạt
các dự án BOT, BT khiến cả nghìn tỉ đồng “rò rỉ, bốc hơi” trong khi nhiều cam
kết về hạ tầng còn thực hiện dang dở thì Hà Nội dường như chưa có “động tĩnh”
trong việc xử lý sai phạm...
Hổng từ cơ chế tới công tác thẩm định, giám
sát dẫn đến thiếu minh bạch
Đoạn đường
Trần Hữu Dực, nằm trong Dự án tuyến đường nối từ Lê Đức Thọ đến khu đô thị
mới Xuân Phương (Hà Nội) - công trình BT bị Thanh tra Chính phủ kết luận có
sai phạm. Ảnh: HOÀNG NAM
Theo thông báo kết luận của Thanh tra Chính
phủ (số 1785/TB-TTCP ngày 19.7.2017), trong 15 dự án đầu tư theo hình thức BT
của Hà Nội chỉ có đúng 1 dự án thực hiện đấu thầu còn lại là chỉ định thầu.
Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia giao
thông Phạm Sanh cho rằng, có nhiều lỗ hổng về cơ chế và sự phối hợp của các
ban ngành cũng có vấn đề, thậm chí là có vấn đề một cách chủ ý nên hầu hết
các dự án BT, BOT giao thông tại Hà Nội cũng như ở các địa phương khác thiếu
minh bạch và những đơn vị nhà thầu có năng lực không thể tiếp cận dự án. Điều
này lý giải tại sao có những chủ đầu tư năng lực về tài chính hay công nghệ
hạn chế vẫn giành được dự án như Cty CP Tasco với dự án đường Lê Đức Thọ -
Xuân Phương. Năng lực hạn chế của một số nhà thầu chỉ định đã khiến hầu hết
dự án BT giao thông ở Hà Nội chậm tiến độ như dự án đường trục phía Nam tỉnh
Hà Tây cũ…
Những lỗ hổng về cơ chế như quy định về góp
vốn pháp định chỉ từ 10-15% hay “điểm hở” về lãi suất ngân hàng với các dự án
BT, BOT cũng được các chuyên gia trong ngành chỉ ra. Bên cạnh đó, Kiểm toán
Nhà nước và Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra các bất cập trong việc thẩm định,
phê duyệt nội dung đầu tư, tổng mức đầu tư, dự toán của một số dự án của UBND
TP.Hà Nội và các cơ quan trực thuộc. Đây chính là những lỗ hổng to nhất khiến
hàng nghìn tỉ đồng bốc hơi trong vòng tròn quen thuộc chậm tiến độ - đội vốn
của các dự án giao thông.
Tiền nhà nước “bốc hơi” ở những dự án khủng
Tại dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Sở,
cơ quan chức năng phát hiện ra dự án này khởi công xây dựng khi chưa có kết
quả thẩm tra thiết kế cơ sở của Bộ Xây dựng, chưa có quyết định phê duyệt dự
án. Toàn bộ quá trình thi công trước khi ký hợp đồng không có sự giám sát,
thẩm định, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước, nhiều hạng mục không có hồ
sơ được thẩm định, việc thành lập hội đồng nghiệm thu, bàn giao vận hành chậm
trễ làm tăng chi phí phát sinh ngoài hợp đồng…
Không chỉ vậy, còn có tình trạng trùng lắp
chi phí tư vấn, “lồng ghép chi phí” để thổi vốn đầu tư trong chi phí tổng dự
toán với số tiền lên tới hơn 4 triệu USD. Dự án này còn bị phát hiện có tới
29 hạng mục phát sinh chi phí với số tiền 15,2 triệu USD và kèm theo đó là
gần 2,5 triệu USD phát sinh lãi vay các loại. Trong khi đội vốn, dự án này
vẫn chậm tiến độ và chất lượng nước thải sau xử lý của nhà máy không đạt yêu
cầu của hợp đồng. Tổng số tiền bị giảm trừ quyết toán, bị xem xét lại vì
thiếu cơ sở… lên tới gần 1.000 tỉ đồng.
Cũng đội vốn, chậm tiến độ nhưng vẫn đề của
dự án đường trục phía nam tỉnh Hà Tây lại liên quan tới khoản chênh lệch tới
1.428 tỉ đồng giữa giá trị tiền sử dụng đất và công trình BT mà cụ thể là do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tính chi phí lãi vay 920 tỉ đồng một cách
không có cơ sở dẫn tới việc xác định tổng vốn đầu tư sai tăng 920 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn chiếm dụng ngân sách nhà nước trong thời gian dài
trong khi các cơ quan nhà nước thuộc UBND TP.Hà Nội có biểu hiện buông lỏng
trong quản lý.
Còn với dự án đường Lê Đức Thọ - Xuân
Phương của Cty CP Tasco, công tác thanh tra đã phát hiện ra tình trạng tính
sai tăng chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng do áp sai suất vốn đầu tư đồng thời
xác định thiếu giá trị tiền thuê đất khiến nhà nước bị tính thiếu thuế đất
lên tới gần 40 tỉ đồng.
Ngoài việc tính sai, tính thiếu, có dự án
chủ đầu tư còn dùng vốn sai mục đích dẫn tới tình trạng chậm tiến độ, phát
sinh thêm chi phí như dự án đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên. Chuyên
gia Lưu Bích Hồ cho rằng, đã có kết luận thanh tra là phải thi hành và Hà Nội
cần kiên quyết làm tới nơi tới chốn chứ kết luận thanh tra mới chỉ “được một
nửa”, thậm chí “nghỉ cũng phải truy cứu cho được” và điều này phụ thuộc vào
quyết tâm của Chính phủ cũng như UBND TP.Hà Nội.
Những dự án BT lùm xùm nhất ở Hà Nội bị
Thanh tra “điểm mặt”
1. Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở,
thuộc quận Hoàng Mai - Gamuda Land:
- Cấp phép năm 2007 theo hình thức đổi đất
lấy hạ tầng do Gamuda Land Việt Nam thuộc Tập đoàn Gamuda Berhad làm chủ đầu
tư với hai hạng mục Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và Công viên Yên Sở để đổi
lấy 500ha đất tại quận Hoàng Mai.
- Chậm tiến độ, đội vốn, chi phí trùng lắp,
đội giá ngoài hợp đồng… gần 42 triệu USD, gần 1.000 tỉ đồng.
2. Dự án đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương,
thuộc quận Nam Từ Liêm - Cty CP Tasco:
- Cấp phép năm 2009 đổi đường lấy đất khu
đô thị Xuân Phương.
- Tính sai chi phí, tính thiếu tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất… tổng cộng 68,486 tỉ đồng.
- Đội vốn, lập dự toán chưa đúng… tổng cộng
28 tỉ đồng.
3. Dự án đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên,
thuộc quận Long Biên - Cty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng:
- Đổi đường lấy 63ha tại xã Đa Tốn (huyện
Gia Lâm).
- Điều chỉnh tổng mức đầu tư chưa đúng…
tổng cộng 33,256 tỉ đồng.
4. Dự án nút giao thông trung tâm quận Long
Biên - Cty CP Him Lam:
- Phê duyệt dự án năm 2013, đổi đường lấy
20ha tại xã Dương Xá, Gia Lâm, 320ha tại các phường Long Biên, Cự Khối và
135ha đất bổ sung thêm ngoài bãi sông Hồng.
- Đội vốn, phê duyệt dự toán chưa đúng tổng
cộng 41,795 tỉ đồng.
(Theo
Lao động) KHÁNH HÒA - LINH ANH
|
Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét