SCIC rút khỏi dự án Tháp truyền hình: Đại gia gặp khó
Cập nhật lúc 17:07
(Thị trường) - Khi VTV,
SCIC rút khỏi Tháp truyền hình cao nhất thế giới thì dự án trên sẽ khó có thể
tiếp trục triển khai mà bắt buộc phải dừng lại.
Quyết định dễ hiểu
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa phê duyệt phương án sắp xếp, phân
loại doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)
đến năm 2020.
Một trong những điểm đáng chú ý, đó là SCIC được phép chủ động bán vốn
trong giai đoạn 2017 - 2020 tại 4 doanh nghiệp, trong đó có Công ty cổ phần
Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam.
Trước đó, theo thông tin từ Bộ Tài chính, ngoài việc SCIC chủ trương
đưa công ty này vào danh mục thoái vốn thì Đài truyền hình Việt Nam (VTV)
cũng đã xin rút toàn bộ hoặc phần lớn vốn tại Công ty này để tập trung ưu
tiên dành nguồn lực đầu tư cho sản xuất chương trình và phát triển kinh doanh
trong lĩnh vực truyền hình.
Đưa ra quan điểm, GS.TS Phạm Phố - nguyên Hiệu trưởng Trường Cao
đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn cho rằng quyết định trên của SCIC hay VTV hoàn
toàn dễ hiểu trong bối cảnh hiện nay.
Theo ông Phố, tháp truyền hình là 1 biểu tượng tốt và đã được nhiều
quốc gia trên thế giới triển khai. Tuy nhiên ở Việt Nam, lợi ích trước mắt
của nó không quá khả quan. Hơn nữa thời gian qua, dư luận cũng lên tiếng phản
đối nhiều.
“Trong lúc nền kinh tế Việt Nam đang khó khăn, chúng ta đầu tư vào mở
rộng giao thông, đầu tư vào phúc lợi, cải thiện cuộc sống của người dân vùng
sâu, vùng xa vùng hẻo lánh và cho những người nghèo sẽ tốt hơn là xây tháp
truyền hình.
Tôi nghĩ việc các đơn vị trên dừng lại là đúng. Không có gì đáng tiếc
cả. Cái gì Việt Nam muốn phải trên cơ sở thực lực của mình. Với dự án này,
bây giờ đất đai dành cho nó cũng là một tài sản rất lớn.
Thứ hai là tiền đầu tư là một khoản lớn, không hề nhỏ và nhà nước
không đủ khả năng để chi trả. Trong tình cảnh vốn chúng ta đang khó khăn cho
nên các công ty đã quyết định rút vốn ra chứ không muốn đầu tư vào đó”, ông
Phố khẳng định.
Trong khi đó, theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện
trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), thời gian vừa qua, đa
phần các dự án của Việt Nam đều lấy danh nghĩa, lập dự án rồi vay tiền ngân
hàng làm hết chứ không chủ đầu tư không có nhiều vốn.
Tuy nhiên hiện nay, tình hình kinh tế trong nước đáng trải qua thời kỳ
khó khăn. Việc vay vốn ngân hàng không phải dễ.
“Bất động sản là lĩnh vực kkhó nắm bắt và quản lý được. Đến nước Mỹ
quản lý tốt như thế còn bùng nổ bất động sản và nhiều doanh nghiệp điêu đứng.
Đối với cách quản lý của Việt Nam thì việc ổn định bất động sản rất
khó. Các ngân hàng cho vay trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng thì hạn chế
hơn trước do đó các bên tắc nguồn vốn.
Hơn nữa hiện nay, chúng ta đang tích cực chống tham nhũng. Lãnh
đạo, quan chức nào có chỉ đạo không đúng, gây thất thoát lãng phí thì sẽ phải
chịu trách nhiệm. Do đó để có vốn triển khai dự án lại càng khó khăn. Khi
tháp truyền hình VTV bị vướng về vốn thì chắc chắn các bên phải nghĩ đến
phương án dừng lại. Việc này hết sức bình thường”, ông Nam khẳng định.
Dự án buộc phải tạm dừng, đại gia gặp khó
Theo ông Phố, hai đối tác thực hiện cùng VTV dự án này là SCIC và Tập
đoàn BRG của nữ đại gia Nguyễn Thị Nga. Tuy nhiên thời điểm này khi VTV và
SCIC rút khỏi Tháp truyền hình cao nhất thế giới, tương lai của dự án này
không mấy khả quan.
“Dự án tháp truyền hình khó tồn tại. Hiện nay nhà nước nợ công đến 60%
thì lấy đầu ra tiền để đầu tư dự án. Hơn nữa một mình tập đoàn BRG tôi nghĩ
khó có thể đảm bảo một số vốn lớn như vậy để triển khai dự án.
Theo dự tính ban đầu, Tập đoàn của đại gia Nguyễn Thị Nga chỉ tham gia
một phần rất nhỏ thôi. Nếu có vốn lớn họ sẽ tham gia với vai trò chính ngay
từ đầu rồi chứ không phải chờ đến thời điểm này”, ông Phố khẳng định.
Vị chuyên gia lập luận, VTV và SCIC là 2 đơn vị lớn nhất, có nhiều
tiềm lực đã quyết định rút khỏi dự án thì tập đoàn BRG hay một cá nhân nào đó
muốn triển khai kế hoạch trên sẽ khó lòng huy động các công ty khác góp vốn
để đầu tư.
“Những người làm trong lĩnh vực bất động sản thừa biết được nguyên
nhân vì sao VTV hay SCIC rút vốn. Bản thân anh VTV, vốn được coi là người nhà
còn chần chừ, không dám thực hiện thì làm sao có thể khiến những người khác
tin tưởng được”, ông Phố nhấn mạnh.
PGS.TS Nguyễn Văn Nam cũng cho rằng, sau khi VTV và SCIC quyết định
rút vốn, dự án tháp truyền hình sẽ phải dừng lại để chờ đợi thời điểm thích
hợp hơn.
Việc triển khai vay vốn nước ngoài hay huy động vốn trong nước thời
điểm này, ông Nam nhận định không hề dễ dàng.
“Đại gia ở Việt Nam, vốn hầu hết dựa vào tiền của xã hội, tức là lấy
chỗ nọ đập chỗ kia. Tôi không rõ tiềm lực của bà Nga đến đâu nhưng tôi
nghĩ rất khó để làm dự án. Nguồn vốn trên thế giới không phải dễ vay trong
khi vốn trong nước đã bị thắt chặt rồi.
Tháp truyền hình thì rõ ràng là dự án bất động sản, kinh doanh để thu
lợi. Làm dự án này chủ yếu dựa vào VTV, cơ quan nhà nước, hoặc tổ chức nhà
nước để vay tiền. Những doanh nghiệp kia rút tức là không chịu trách nhiệm
vay vốn.
Dự án này cũng chưa làm gì gọi là đâm lao phải theo lao. Chưa có đồng
tiền nào bỏ ra. Nếu không có vốn triển khai thì sau một thời gian nhà nước sẽ
thu hồi lại. Nguyên tắc đất vàng thì phải đầu tư, không thể để hoang, lãng
phí được”, ông Nam nhấn mạnh.
(Theo
Đất Việt) Hoàng
Nam
|
Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét