Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận: Có một nỗi xấu hổ
Cập
nhật lúc 15:00
Là một công dân của Bình Thuận, từng làm
lãnh đạo tỉnh, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đinh Trung rất lo lắng về quyết định cho
xả thải xuống biển.
Đã từng lên tiếng phản đối
Trao đổi cụ thể với Đất Việt, ngày 18/7, ông Đinh Trung- nguyên Bí thư
Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết: "Là một công dân Bình Thuận, từng
giữ vị trí lãnh đạo trong nhiều năm, tôi đã có đơn gửi Thủ tướng và Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận liên quan đến dự án nhận chìm 1 triệu m3 bùn,
cát sau nạo vét xuống vùng biển Tuy Phong, cách khu bảo tồn Hòn Cau chỉ vài
hải lý.
Tôi cũng đã từng nói chuyện, đưa ra ý kiến nhiều lần, vừa qua
cũng gửi cả thư cho Bí thư Tỉnh ủy đương chức, nhưng cũng chưa có thư
trả lời.
Trước đó, tôi đã đã từng có ý kiến không đồng tình việc quy hoạch, xây
dựng Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân. Tôi về hưu năm 2000, sau đó mới tiến hành
làm dự án trên, khi đó, dư luận và bản thân tôi không đồng tình, bởi vì:
Một là, tính
về hiệu quả kinh tế, thì nhiệt điện than phải chở than từ Quảng Ninh vào
rất xa, hơn 1500km đường bộ, nếu bằng đường biển hoặc nhập khẩu than thì chưa
có cảng biển.
Hai là, khu vực
xây dựng tiếp giáp với khu vực bảo tồn biển Hòn Cau, trên diện tích
12.500ha. Trong khi, khu bảo tồn biển Hòn Cau có vị trí hết sức quan
trọng, đây là vùng đa dạng sinh học, biển sinh thái bao gồm nhiều loài sinh
vật biển cư trú đa dạng, hệ san hô vô cùng phong phú. Đây cũng là nơi dân cư
sinh sống lâu đời bằng nghề làm muối, nuôi trồng giống thủy hải sản, cung cấp
sản lượng quan trọng cho cả nước.
Mấy năm gần đây phát triển du lịch nhiều, khách quốc tế ít, nhưng
khách trong nước ra chiêm ngưỡng hệ sinh thái biển rất đông.
Ba là, Bình
Thuận là tỉnh nắng và gió thì lợi thế so sánh để phát triển năng lượng phải
là năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, chứ không phải năng lượng sử dụng
nguyên liệu sản xuất.
Bây giờ nhà máy đã được xây, nên vấn đề đặt ra là xử lý môi trường,
chất thải, khí thải ra sao và vấn đề nóng hổi là đổ hàng triệu tấn bùn nạo
vét đổ xuống biển".
Tôi thấy xấu hổ lắm!
Trong một diễn biến liên quan khác, theo ông Trung, trong đơn kiến
nghị, ông có phân tích rõ, trong khi còn có nhiều ý kiến khác nhau thì ngày
23/6/2017, Bộ TN&MT có quyết định số 1517 đồng ý cấp phép cho chủ đầu tư
nhấn chìm gần 1 triệu m3 các chất nạo vét ra biển trên diện tích 30 ha trong
khu bảo tồn biển Hòn Cau.
Quyết định của Bộ vừa ban hành, các nhà khoa học về môi trường sinh
thái, hải dương học, các nhà chuyên môn nghiên cứu về biển có uy tín của nước
ta cho rằng chưa có cơ sở khoa học và đề nghị cho dừng chủ trương đổ các chất
nạo vét này xuống biển dù Bộ họp báo tuyên bố rằng: “Chúng tôi làm là có
trách nhiệm”.
Tổng công ty Phát điện 3 còn xin phép nhận chìm 2,4 triệu m3 các chất
nạo vét xuống biển nữa.
"Tôi đề nghị Bộ TN-MT và lãnh đạo tỉnh nên thận trọng, cầu thị
lắng nghe ý kiến nhiều chiều nhất là những ý kiến phản biện của các nhà khoa
học, các chuyên gia, tiếp thụ có chọn lọc, đủ căn cứ khoa học và đúng Luật
Bảo vệ môi trường cho một chủ trương hệ trọng liên quan đến môi trường sinh
thái và dân sinh về lâu dài một cách tâm phục, khẩu phục.
Bên cạnh đó, cho rằng các chất được nạo vét đó là sạch không có gì
đáng lo cũng cần nghiên cứu nghiêm túc, thấu đáo.
Đó là các chất do sóng biển đưa vào cùng với nhiều loại đất đá, tạp
chất, rác rưởi… ở ven bờ bị chôn vùi, trầm tích lại hàng bao nhiêu năm; bây
giờ nạo vét, đào bới, xới tung lên làm đảo lộn các địa tầng, đó là hỗn hợp
nhiều loại chất chứ đâu phải chỉ đất, cát dưới đáy biển khơi.
Vì thế đem các chất được nạo vét này đổ xuống biển là điều không nên
làm, dù biển thuộc chủ quyền của ta hay vùng biển quốc tế cũng vậy.
Biển, đại dương không giống như ao làng, hồ nước công viên mà mọi thứ
chìm xuống đều ngủ yên ở đó; nó còn có các dòng hải lưu, chịu tác động của
bão tố, triều cường, sóng thần nhất là biến đổi khí hậu hiện nay mà cho rằng
các chất này đổ xuống biển không lan tỏa đi đâu thật khó hiểu nổi.
Về nước làm mát được thải ra biển với khối lượng gần 5 triệu m3/ ngày,
đêm ở nhiệt độ từ 360 đến 400C hòa vào nước biển tự nhiên, nhiệt độ sẽ tăng
lên, chưa nói nước bị ô nhiễm, chắc chắn không một sinh vật nào sống ven bờ
tồn tại được. Vấn đề này xin đề nghị các ngành chức năng và các chủ đầu tư có
giải pháp xử lý cho phù hợp", đơn kiến nghị viết rõ.
Đưa ra giải pháp cho vấn đề trên, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cho
rằng, có cách để sử dụng hàng triệu m3 chất nạo vét hiệu quả hơn, lại tránh
gây hại môi trường biển.
Ví dụ, bờ biển Bình Thuận có nhiều khu vực bị sạt lở, tại sao không
chọn một vùng bờ biển nào đó để đem số lượng chất nạo vét này lấn biển,
"nhốt" nó lại để xây kè, bờ bao kiên cố. Làm như vậy, vừa có thêm
diện tích đất sử dụng vừa an toàn hơn, không ô nhiễm môi trường biển.
"Bản thân tôi rất lo lắng trước quyết định cho đổ chất nạo vát
xuống biển, đọc nhiều thông tin, thực ra tôi cũng thấy xấu hổ lắm.
Tôi cũng mong muốn sẽ sớm nhận được câu trả lời. Cho dừng chủ trương
đổ các chất được nạo vét này xuống biển để “ giải cứu” biển là điều hết sức
cần kíp", ông Trung bày tỏ.
(Theo
Đất Việt) Châu An
|
Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét