Tăng
trưởng 'nóng', ngành công nghệ thông tin ồ ạt tuyển người
Cập nhật lúc 15:50
Doanh thu ngành
công nghệ thông tin (CNTT) tăng, doanh nghiệp công nghệ nước ngoài “đổ bộ”
vào VN và nhiều doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới… đang khiến doanh nghiệp
CNTT đua nhau tuyển người.
Nhiều hợp đồng CNTT được doanh nghiệp
VN ký với nước ngoài, không chỉ bán sản phẩm mà đưa cả người sang làm việc.
Cùng với đó, việc nở rộ các nội dung
số, ứng dụng cho điện thoại, máy tính bảng; phong trào khởi nghiệp liên quan
đến công nghệ... đang tạo nhiều điểm nhấn mới trong sự phát triển của ngành
CNTT tại VN.
Tuyển
dụng tăng kỷ lục
Theo báo cáo về ngành CNTT VN 2017 của
hãng tuyển dụng Vietnamworks vừa được công bố, nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT
đang ở mức cao nhất trong lịch sử với gần 15.000 việc làm tuyển dụng trong
năm 2016.
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, chỉ
riêng tại Vietnamworks, số lượng việc làm trong ngành CNTT được đăng tải đã
gia tăng gấp đôi (năm 2013: 6.792 việc làm, năm 2016: 14.997 việc làm).
Với
hơn 10.000 nhân sự hiện tại, trả lời Tuổi Trẻ, ông Hoàng Nam Tiến,
chủ tịch Công ty FPT Software, xác nhận đơn vị này đang cần tuyển tới 20.000
nhân sự ở tất cả các vị trí từ kỹ sư cầu nối, lập trình viên, kiểm thử...
trong giai đoạn 2017-2020.
FPT đã mở riêng một đơn vị tại Nhật Bản
và FPT Nhật Bản đã trở thành công ty CNTT nước ngoài lớn nhất tại nước này
với 760 nhân sự làm việc tại 4 văn phòng.
Năm 2017, FPT Nhật Bản dự kiến quy mô
nhân sự lên đến 3.000 người.
Theo ông Hoàng Nam Tiến, cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư đã mang đến cho các doanh nghiệp công nghệ những động
cơ tăng trưởng mới. Không tiết lộ các hợp đồng với nước ngoài nhưng ông Tiến
cho biết “chúng tôi cần tuyển rất nhiều chuyên gia công nghệ”.
Một số doanh nghiệp VN cũng được thông
tin đã trúng thầu các dự án phần mềm ở nước ngoài, thậm chí ngay ở các thị
trường như Myanmar, Bangladesh, vốn được coi là “sân sau” của các “ông lớn”
như Ấn Độ, Trung Quốc...
Hiện tại, tìm thông tin về các doanh
nghiệp phần mềm, hiện không khó để thấy họ đang có nhu cầu tuyển người.
Như Công ty phần mềm Misa hiện đang
tuyển thêm khoảng 60 nhân sự CNTT cho các vị trí như: lập trình viên, nhân
viên giám sát an ninh mạng... để phục vụ mở rộng quy mô cũng như phát triển
nhiều phần mềm.
Ông Vương Lê Vĩnh Nhân, giám đốc điều
hành Công ty khởi nghiệp TrustPay, cho biết cũng đang muốn tuyển thêm 30 nhân
sự CNTT để thực hiện dự án thẻ du lịch thông minh CitiPass...
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp công
nghệ thế giới đổ bộ, mở rộng hoạt động kinh doanh tại VN như: Samsung, LG,
Intel... cũng đẩy ngành CNTT VN phát triển, tăng nhu cầu về nhân lực.
Ngoài ra, với xu hướng CNTT hóa trong
hoạt động của các đơn vị nhà nước đang thu hút ngày càng lớn, nhiều doanh
nghiệp cũng đầu tư khởi nghiệp, mở rộng kinh doanh mảng CNTT.
Cần
đầu tư mạnh
cho con người
Trước nhu cầu tăng, nhiều doanh nghiệp
đã chủ động “săn đầu người” bằng các chính sách, hoạt động riêng. Không ít
doanh nghiệp đã chủ động đặt hàng chương trình đào tạo.
Nhiều chương trình phát triển nguồn
nhân lực CNTT VN cũng được các công ty công nghệ lớn của nước ngoài đầu tư,
như Samsung VN vừa giới thiệu chương trình Samsung Talent Program (STP) 2017
mới với trị giá 8,5 tỉ đồng.
Tập đoàn công nghệ Huawei cũng vừa công
bố dành 2 triệu USD cho các chương trình xã hội, trong đó chủ yếu tập trung
vào các hoạt động hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Dự báo của Vietnamworks, với gần 80.000
nhân lực CNTT sẽ được các trường cho “ra lò” trong 2 năm 2017 và 2018, so với
nhu cầu tính đến cuối năm 2018, VN sẽ thiếu đến khoảng 70.000 nhân lực ngành
CNTT.
Theo các chuyên gia, có thể nhiều công
nghệ VN đang tụt hậu so với thế giới, nhưng với những công nghệ mới như: điện
toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật..., kỹ sư CNTT
VN hoàn toàn có thể cạnh tranh được với kỹ sư CNTT các quốc gia khác.
Vì vậy, việc đầu tư cho con người đang
rất cấp bách. Đây cũng là cơ hội cho ngành CNTT VN để không chỉ phát triển
trong nước mà còn vươn ra mạnh mẽ hơn trên thị trường thế giới.
Theo một nguyên lãnh đạo Bộ Thông tin -
truyền thông, nhiều doanh nghiệp CNTT của VN đang đầu tư mạnh ra nước ngoài.
Ngoài chiến lược phát triển CNTT đã
được thông qua, cần nghiên cứu để nếu cần, cập nhật theo hướng hỗ trợ doanh
nghiệp mở rộng thị trường, xâm nhập thị trường ngoài nước.
Đặc biệt, cần quan tâm việc hỗ trợ bằng
đào tạo, cung ứng nhân lực chất lượng cao. Việc doanh nghiệp CNTT VN chiếm
thị phần cao trong nước và dần chiếm lĩnh thị trường nước ngoài là hoàn toàn
có thể, nếu đầu tư bài bản, đúng cách.
(Theo Tuổi trẻ) ĐỨC THIỆN
|
Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét