LÙM XÙM VỤ MUA VÉ BOT CẦU BẾN THỦY:
Gia đình Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An có
ảnh hưởng gì tới Cienco4?
Cập
nhật lúc 15:40
Ông Lê Ngọc Hoa
khi còn làm Tổng GĐ Cienco4.
Trước khi đặt những câu
hỏi về việc liệu TCty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco4) - chủ đầu tư
dự án BOT cầu Bến Thủy - có được tỉnh Nghệ An “ưu ái” trong các loạt bài
trước đây của Lao Động, chúng tôi đã tìm hiểu kỹ hơn về Cienco4 và nhận thấy:
Ảnh hưởng của gia đình Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An Lê Ngọc Hoa đối với Cienco4
là rất lớn.
Từ chuyện Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa...
Trước
đây, dư luận đã từng lên tiếng về khối tài sản lên tới hàng trăm tỉ đồng của
Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa sau khi cổ phần hóa Cty CP Điện
Quang. Bà Thoa cùng gia đình đã nắm giữ lượng cổ phần lớn của Cty này. Điều
đáng nói, khi dư luận lên tiếng, đầu tháng 3.2017, Văn phòng Chính phủ cho
biết: Thủ tướng đã giao các bộ: KHĐT, Tài chính, Công thương và Thanh tra
Chính phủ làm rõ các vấn đề liên quan khối tài sản hàng trăm tỉ đồng của Thứ
trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa.
Tuy
nhiên còn một vấn đề khác mà ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các
nhà đầu tư tài chính (Vafi) - đặt ra là “khi giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công
thương, bà Thoa được phân công quản lý mảng công nghiệp nhẹ, là lĩnh vực kinh
doanh của Cty CP Điện Quang. Bởi vậy, phải làm rõ từ khi giữ chức Thứ trưởng,
bà Thoa có các quyết định gì có ảnh hưởng, tạo điều kiện không công bằng
trong cạnh tranh giữa Điện Quang và các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh
vực”.
Đây cũng là vấn đề mà
nhiều người đặt ra trong mối quan hệ giữa Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê
Ngọc Hoa và Cienco 4.
Đến gia
đình Phó Chủ tịch tỉnh là cổ đông lớn nhất ở Cienco 4
Các tài
liệu cho thấy, năm 2014 khi ông Hoa còn làm Tổng Giám đốc Cienco 4, đơn vị
này được tiến hành cổ phần hóa theo quyết định ngày 6.1.2014 của Thủ tướng
Chính phủ. Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, sau khi cổ phần hóa, Cienco 4
nâng vốn điều lệ lên mức 600 tỉ đồng. Trong đó, cổ phần nhà nước là
21.000.000 cổ phần (chiếm 35% vốn điều lệ); cổ phần ưu đãi bán cho người lao
động là 5.174.800 cổ phần (8,62%); cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn
là 1.800.000 cổ phần (3%); cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là
15.900.000 cổ phần (26,5%); các nhà đầu tư mau qua đấu giá là 16.125.200 cổ
phần (26,88%).
Kết
quả, hai nhà đầu tư chiến lược chiếm 26,5% số cổ phần là Cty Tuấn Lộc và Ngân
hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Cũng chỉ trong năm 2014, Cty Tuấn Lộc thâu
tóm nốt 35% cổ phần của Nhà nước tại Cienco 4 để trở thành chủ sở hữu lớn
nhất của Cienco 4. Đáng nói là đến thời điểm năm 2016, cả SHB và Tuấn Lộc đều
tiến hành rút vốn và thay thế vào đó là 3 Cty gồm Cty cổ phần Tập đoàn VPA,
Cty cổ phần xây dựng Dũng Hưng và Cty XNK Nhật Minh. Theo bản cáo bạch tài
chính Cineco 4 phát hành tháng 4.2016, ba Cty này lần lượt chiếm tỉ lệ cổ
phiếu tại Cienco 4 là VPA (28,82%), Dũng Hưng (24,63%) và Nhật Minh (16,67%).
Câu hỏi
là VPA là Cty nào mà nhanh chóng trở thành chủ sở hữu lớn nhất của Cienco 4?
Tìm
hiểu tiếp thì VPA là Cty do bà Trương Thị Tâm - vợ Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Nghệ An Lê Ngọc Hoa - sáng lập và đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT. Cty
có trụ sở chính tại đường Xuân Thủy, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà
Nội. Đây cũng là nơi đăng ký thường trú của bà Trương Thị Tâm. Theo đăng ký
kinh doanh thay đổi ngày 18.5.2016 của Cty cổ phần Tập đoàn VPA, vốn điều lệ
của Cty là 280 tỉ đồng, do 6 cá nhân sáng lập. Trong đó, 2 cổ đông chi phối
chủ yếu là bà Trương Thị Tâm và ông Lê Ngọc Vinh - con trai ông Lê Ngọc Hoa -
sở hữu tới 236,3 tỉ đồng, chiếm trên 80% số vốn điều lệ.
Cũng
cần nói thêm, ngoài việc là Chủ tịch HĐQT VPA, theo báo cáo về thay đổi sở
hữu cổ đông lớn gửi Ủy ban Chứng khoán nhà nước tháng 8.2015, bà Tâm xác nhận
sở hữu 4.794.070 cổ phần, tương ứng 6,66% tỉ lệ sở hữu vốn Cienco 4.
Những
dấu hỏi cần phải làm rõ
Khoản
2, Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: “Người đứng đầu, cấp phó
của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp
vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực
tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước”. Đó chưa kể câu hỏi về khối tài sản lớn
của gia đình ông Lê Ngọc Hoa đang sở hữu tại Cienco 4 và Cty cổ phần Tập đoàn
VPA do vợ và con trai ông chiếm tới 80% số vốn điều lệ.
Không
khó để kiểm chứng những thông tin trên bởi Cienco 4 giờ đây là Cty đại chúng,
mọi hoạt động của Cty này cần phải được minh bạch và giám sát. Chính Cienco 4
cũng phải báo cáo thường xuyên hoạt động sản xuất kinh doanh với Ủy ban Chứng
khoán nhà nước. Nhưng việc ông Hoa có “tạo lợi thế” cho Cienco 4 hay không
thì các cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ. Và điều này cũng trả lại sự
công bằng, minh bạch cho gia đình ông Lê Ngọc Hoa nếu tất cả quy trình quản
lý, sở hữu vốn ở Cienco 4 là đúng các quy định của pháp luật.
Từ câu chuyện về chiếc vé
ở trạm BOT cầu Bến Thủy, giờ đây đã hướng sang ngã rẽ khác: Đó là sự minh
bạch trong quản lý để người dân tin tưởng vào những quyết định của cơ quan
chính quyền.
(Theo Lao động) Nhóm PV
|
Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét