Sự
thiệt thòi của cử tri
Cập nhật lúc 08:46
Đại biểu Quốc hội, TS Lưu Bình Nhưỡng
nói rằng nếu rơi vào tình thế của ông Võ Kim Cự thì sẽ chủ động xin “từ
chức”, chứ không đợi đến lúc bị bãi nhiệm.
Bởi một khi đã bị cơ quan của Đảng kết luận “vi phạm
nghiêm trọng” thì uy tín với dân chắc cũng không còn.
Nhớ lại thời
điểm này một năm trước, lúc cá chết trắng mặt nước một dải biển bắc miền
Trung khiến người dân hoang mang, rồi thủ phạm Formosa cũng nhanh chóng được
tìm ra, một trong những cái tên được dư luận nêu lên gắn với trách nhiệm dự
án này là ông Võ Kim Cự.
Ba tháng rưỡi, là khoảng thời gian từ khi xảy ra “sự cố
môi trường” biển miền Trung đến ngày khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội
khóa mới, có quá nhiều câu hỏi về tư cách đại biểu Quốc hội của ông Võ Kim
Cự, nhưng dường như không có lời đáp.
PGS.TS Phạm Xuân Hằng, phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ
VN, trong bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ hôm qua (“Formosa để lại bài học
đau xót về nhân tai”), bình luận rằng việc xử lý trách nhiệm các cá nhân liên
quan đến vụ việc này là quá chậm.
“Lẽ ra Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN cũng phải
có ý kiến ngay. Tôi ở trong Đoàn chủ tịch nên cũng tự nhận là mình vẫn còn nể
nang, chưa phát biểu kịp thời” - ông Hằng nói khi đề cập đến trường hợp xử lý
ông Võ
Kim Cự.
Với một đại biểu Quốc hội, khi không còn đủ tín nhiệm với
cử tri nữa thì sẽ bị chính cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm, điều này không có
gì phải bàn cãi. Nhưng việc để trống một chiếc ghế ở nghị trường đồng nghĩa
với sự thiệt thòi của cử tri ở khu vực bầu ra vị đại biểu bị bãi nhiệm.
Tỉnh Hà Tĩnh có 7 đại biểu Quốc hội (ông Cự là người có tỉ
lệ phiếu bầu thấp nhất trong số 7 vị được bầu), nếu ông Cự không là đại biểu
nữa thì chỉ còn 6 đại biểu.
Đơn vị bầu cử số 3 của tỉnh này (gồm thị xã Hồng Lĩnh và
các huyện Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang), một vùng đất rộng dân đông từ đồng
bằng đến miền núi, có thể tới đây chỉ còn duy nhất người đại diện ở Quốc hội
khóa XIV (bà Bùi Thị Quỳnh Thơ).
Và nếu một quy trình bãi nhiệm được áp dụng, các cơ quan
có trách nhiệm còn phải tốn khá nhiều thời gian và giấy mực nữa.
Đó là bài học mà các cơ quan có thẩm quyền trong tổ chức
cán bộ cần phải rút ra những kinh nghiệm cần thiết.
Quốc hội khóa XIV cũng có những trường hợp khác nữa. Khi
còn chưa được bước chân vào Nhà Quốc hội, ông Trịnh Xuân Thanh và bà Nguyễn
Thị Nguyệt Hường bị Hội đồng Bầu cử quốc gia không xác nhận tư cách đại biểu
Quốc hội, khiến phòng họp Diên Hồng “trống” 6 ghế so với dự kiến ban đầu (bầu
thiếu 4 đại biểu).
Có ý kiến cho rằng nếu tất cả những nghi vấn được đặt ra
với các vị này được xem xét kịp thời, có lẽ các cơ quan có trách nhiệm không
mất nhiều thời gian đến vậy, mà cử tri cũng đỡ thiệt thòi.
Hơn nữa, nói như PGS.TS Phạm Xuân Hằng,
nếu trách nhiệm và hình thức xử lý với ông Cự và những người khác có liên
quan được tiến hành khẩn trương như việc xác định Formosa là thủ phạm, chắc
chắn sự bức xúc trong nhân dân cũng không kéo dài như vậy.
(Theo Tuổi trẻ) LÊ KIÊN
|
Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét