Con tem bịt lỗ hổng...mất thuế
Cập nhật lúc 15:15
Chỉ trong 5
tháng thực hiện dán tem đo lượng xăng dầu bán ra tại các cột bơm xăng dầu ở
46 tỉnh, lượng xăng dầu và số thuế thu được tăng khoảng 10%, cá biệt có nơi
tăng 22%.
Số liệu được đại diện Tổng cục Thuế vừa
công bố tại cuộc họp báo cuối tuần qua khiến dư luận không khỏi giật mình.
Như vậy, 10-22% lượng xăng dầu tăng lên
khi cơ quan thuế dán tem đo tại các cột bơm xăng dầu cho thấy lâu nay có
10-22% lượng xăng dầu lậu trà trộn vào hệ thống bán lẻ!
Buôn lậu xăng dầu ngày càng phức tạp và
gia tăng mạnh là do mang lại siêu lợi nhuận và chính vì lẽ đó mà có hàng chục
triệu lít xăng dầu được thẩm lậu vào nước ta. Bởi xăng dầu lậu ngoài chênh
lệch về giá còn trốn được thuế.
Với mức thuế như hiện nay, mỗi lít xăng
nếu thẩm lậu vào nội địa sẽ trốn được khoảng 7.000 đồng tiền thuế gồm 3.000
đồng là thuế bảo vệ môi trường và tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá
trị gia tăng, thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn giá khoảng 4.000 đồng.
Điều này đồng nghĩa với việc không chỉ
mỗi năm ngân sách thất thu hàng nghìn tỉ đồng tiền thuế mà đặc biệt còn ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của người tiêu dùng và tuổi thọ các phương
tiện giao thông khi mua phải xăng dầu lậu.
Rõ ràng, việc siết chặt quản lý buôn
lậu xăng dầu của các cơ quan chức năng biên phòng, hải quan, thuế... lâu nay
chưa ngăn chặn được tình hình diễn biến ngày càng phức tạp hơn.
Một trong những nguyên nhân chính, theo
đại tá Đỗ Ngọc Toàn - phó cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ tư
lệnh Bộ đội biên phòng, do rất khó xử lý hình sự đối với hành vi buôn lậu
xăng dầu trên biển.
Hiện mới chỉ dừng lại ở tịch thu tang
vật. Gần đây nhất, tại vùng biển ở Phú Yên, bộ đội biên phòng đã phát hiện,
bắt giữ hơn 5 triệu lít dầu của một tàu nước ngoài đang vận chuyển vào Việt
Nam tiêu thụ.
Toàn bộ số hàng hóa đã được phát mãi và
nộp ngân sách nhà nước 61 tỉ đồng.
Để khởi tố được hành vi buôn lậu, cơ
quan chức năng phải chứng minh được đối tượng mua và bán xăng dầu trên đất
nước Việt Nam. Nhưng trên thực tế khó có thể chứng minh được điều này.
Để ngăn chặn xăng dầu lậu, ngoài việc
tăng cường kiểm soát chặt chẽ trên biển, các lực lượng chức năng như thuế,
hải quan, quản lý thị trường, công an... cần phối hợp chặt chẽ để siết chặt
quản lý trong đất liền.
Vì mỗi tàu chở xăng dầu hàng triệu lít,
có trị giá đến vài triệu USD. Khả năng rất cao là có đường dây chuyển ngoại
tệ ra nước ngoài để thanh toán lượng xăng dầu lậu.
Mặt khác, lâu nay việc kiểm tra, giám
sát, quản lý hóa đơn, xử lý nghiêm các hành vi lập khống, mua bán hóa đơn để
hợp thức hóa xăng dầu lậu đã “qua mặt” cơ quan thuế.
Việc dán tem là một chỉ báo đáng lưu ý
để kiểm soát xăng dầu nhập lậu. Rõ ràng trên thị trường có muôn hình vạn
trạng để lách, để trốn thuế, do vậy cơ quan chức năng cũng phải “mưu cao, kế
lạ” để ngăn chặn các hành vi gian lận, kinh doanh không sòng phẳng.
Chuyện dán con tem, chặn lỗ hổng mất
thuế cần được nhân rộng ra các lĩnh vực khác, dưới các hình thức khác để trả
lại môi trường kinh doanh lành mạnh.
Số liệu được đại diện Tổng cục Thuế vừa
công bố tại cuộc họp báo cuối tuần qua khiến dư luận không khỏi giật mình.
Chỉ trong 5 tháng thực hiện dán tem đo
lượng xăng dầu bán ra tại các cột bơm xăng dầu ở 46 tỉnh, lượng xăng dầu và
số thuế thu được tăng khoảng 10%, cá biệt có nơi tăng 22%.
Như vậy, 10-22% lượng xăng dầu tăng lên
khi cơ quan thuế dán tem đo tại các cột bơm xăng dầu cho thấy lâu nay có
10-22% lượng xăng dầu lậu trà trộn vào hệ thống bán lẻ!
Buôn lậu xăng dầu ngày càng phức tạp và
gia tăng mạnh là do mang lại siêu lợi nhuận và chính vì lẽ đó mà có hàng chục
triệu lít xăng dầu được thẩm lậu vào nước ta. Bởi xăng dầu lậu ngoài chênh
lệch về giá còn trốn được thuế.
Với mức thuế như hiện nay, mỗi lít xăng
nếu thẩm lậu vào nội địa sẽ trốn được khoảng 7.000 đồng tiền thuế gồm 3.000
đồng là thuế bảo vệ môi trường và tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá
trị gia tăng, thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn giá là khoảng 4.000 đồng.
Điều này đồng nghĩa với việc không chỉ
mỗi năm ngân sách thất thu hàng nghìn tỉ đồng tiền thuế mà đặc biệt còn ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của người tiêu dùng và tuổi thọ các phương
tiện giao thông khi mua phải xăng dầu lậu.
Rõ ràng việc siết chặt quản lý buôn lậu
xăng dầu của các cơ quan chức năng biên phòng, hải quan, thuế... lâu nay chưa
ngăn chặn được tình hình diễn biến ngày càng phức tạp hơn.
Một trong những nguyên nhân chính, theo
đại tá Đỗ Ngọc Toàn - phó cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ
tư lệnh Bộ đội biên phòng, là do rất khó xử lý hình sự đối với hành vi buôn
lậu xăng dầu trên biển.
Hiện mới chỉ dừng lại ở tịch thu tang
vật. Gần đây nhất, tại vùng biển ở Phú Yên, Bộ đội biên phòng đã phát hiện,
bắt giữ hơn 5 triệu lít dầu của một tàu nước ngoài đang vận chuyển vào Việt
Nam tiêu thụ.
Toàn bộ số hàng hóa đã được phát mãi và
nộp ngân sách nhà nước 61 tỉ đồng. Số lượng lớn như vậy nhưng chúng ta không
xử lý hình sự.
Để khởi tố được hành vi buôn lậu thì cơ
quan chức năng phải chứng minh được đối tượng mua và bán xăng dầu trên đất
nước Việt Nam. Nhưng trên thực tế, chúng ta không thể chứng minh được điều
này.
Để ngăn chặn xăng dầu lậu, ngoài việc
tăng cường kiểm soát chặt chẽ trên biển, các lực lượng chức năng như thuế,
hải quan, quản lý thị trường, công an... cần phối hợp chặt chẽ để siết chặt
quản lý trong đất liền.
Vì mỗi tàu chở xăng dầu hàng triệu lít,
có trị giá đến vài triệu USD. Khả năng rất cao là có đường dây chuyển ngoại
tệ ra nước ngoài để thanh toán lượng xăng dầu lậu.
Mặt khác, lâu nay việc kiểm tra, giám
sát, quản lý hóa đơn, xử lý nghiêm các hành vi lập khống, mua bán hóa đơn để
hợp thức hóa xăng dầu lậu đã “qua mặt” cơ quan thuế.
Việc dán tem là một chỉ báo đáng lưu ý
để kiểm soát xăng dầu nhập lậu. Rõ ràng trên thị trường có muôn hình vạn
trạng để lách, để trốn thuế, do vậy cơ quan chức năng cũng phải “mưu cao, kế
lạ” để ngăn chặn các hành vi gian lận, kinh doanh không sòng phẳng.
Chuyện
dán con tem, chặn lỗ hổng mất thuế cần được nhân rộng ra các lĩnh vực khác,
dưới các hình thức khác để trả lại môi trường kinh doanh lành mạnh.
(Theo
Tuổi trẻ) LÊ THANH
|
Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét