Nguyên
Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn: Về với dân, đừng mang súng
Cập nhật lúc 09:11
Năm 1997, xảy ra "vụ Thái
Bình", ông Nguyễn Công Tạn được phân công làm Tổ phó tổ công tác của Bộ
Chính trị về Thái Bình xử lý vụ việc. Những kinh nghiệm xử lý "điểm
nóng" của ông rất đáng được học hỏi, lưu tâm.
Ông bình luận
ra sao về vụ Tiên Lãng (Hải Phòng)?
Vụ
này, tôi theo dõi ngay từ đầu qua đài, báo. Đáng lẽ vụ Tiên Lãng đã không xảy
ra vì chúng ta có kinh nghiệm với nông dân rất nhiều, nhất là sau vụ biểu
tình ở Thái Bình khi tôi là Tổ phó tổ công tác của Bộ Chính trị, ông Phạm Thế
Duyệt làm tổ trưởng.
Nguyên
Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn
Nhà lãnh đạo mà
biết rút kinh nghiệm thì không xảy ra vụ Tiên Lãng. Khi xảy ra rồi nếu giải
quyết ngay lập tức và tốt thì không để phức tạp thêm. Để xảy ra như thế là
không hay và để chậm thế là không tốt.
Xử
lý vụ việc này theo tôi phải cân nhắc, phải phân tích đầy đủ các khía cạnh để
đưa ra những giải pháp sao cho chuẩn xác, công bằng. Tất nhiên là rất phức
tạp. Xảy ra rõ ràng do hai phía, một phía của dân, một phía của chính quyền.
Cái gì đúng, cái gì sai? Nguyên nhân sai đúng thế nào? Biện pháp xử lý ra sao?
Phải đầy đủ, nghiêm túc, có lý có tình để mọi bên chấp nhận được.
Không
thấm nhuần điều đó sẽ không được lòng dân. Con người có quyền sở hữu tài sản
bất khả xâm phạm trừ khi vì lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia mà lấy đi
phải đền bù thỏa đáng đằng này nhà của người ta không liên quan gì cũng đập
mất là sai quá. Phía cơ quan nhà nước phải tính từ xã, huyện, thành phố. Chỉ
đạo lực lượng cưỡng chế, có cái của xã, có cái của huyện, có cái của thành
phố, theo tôi đều phải có trách nhiệm cả.
Ông có thể đưa ra một mẫu số chung qua
những vụ khiếu kiện kéo dài?
Những
năm tôi làm Phó Thủ tướng đi xử lý khiếu kiện rất nhiều nơi, kéo dài, từ Bắc
chí Nam ở nơi nào có vụ phức tạp tỉnh nghe huyện một chiều, huyện nghe xã một
chiều, không nghe phía trái lại, đặc biệt không nghe ý kiến của dư luận đều
là những vụ việc phức tạp, kéo dài. Có những vụ kéo dài hàng chục năm, có vụ
đến giờ vẫn không xong, tôi về hưu lâu rồi mà vẫn đến nhờ giúp đỡ, giải quyết
vì chính quyền cơ sở làm không đầy đủ, không nghiêm.
Nông
dân ta chân lấm tay bùn, nhiều người nghèo, có mảnh đất kiếm sống, học vấn
thấp, luật pháp cũng không phải ai cũng hiểu hết. Nông dân dễ manh động, tức
lên là bất chấp, khi bộc phát lên khó mà tự kìm chế. Cho nên chúng ta là
người lãnh đạo phải biết cách xử sự với họ bằng đạo lý, pháp luật, tình cảm.
Khi nông dân nghe giải quyết có tình thì “tin sái cổ”, thậm chí thiệt mà
không cần đền nhưng khi tức lên một đồng, một xu cũng đối đầu đến cùng.
Đi
thực thi pháp luật với nông dân phải đi kiểu khác, vừa nói, vừa giảng giải
cho họ, khi họ sai phải biết cảm hóa ấy thế mới là hiểu nông vận. Khi làm
Nghị quyết 80 của Chính phủ về nông nghiệp (doanh nghiệp và nông dân ký kết
hợp đồng), lúc anh em hỏi tại sao Chính phủ không đưa ra những quy định xử
phạt nếu nông dân sai, tôi đã tránh điều ấy vì đưa vào ở thời điểm nông dân
chưa cảm nhận được những chuyện như thế là rất khó.
Khiếu
kiện của nông dân chủ yếu là đất đai. Khi tôi là Phó Chủ tịch Hà Nội giữa
những năm 80 (TK XX) xảy ra vụ Song Phương (Hoài Đức), mâu thuẫn đến mức
hai bên, phía nông dân và phía khác đã dàn trận chuẩn bị đánh nhau. Điều nguy
hiểm là trong làng cất trữ nhiều vũ khí của dân quân. Tôi cho lực lượng đặc
nhiệm đột nhập lấy vũ khí ra để khỏi đánh nhau nhưng do có canh gác kỹ quá,
không lấy được.
Tình
hình rất căng. Quân khu Thủ đô hồi ấy định đưa xe bọc thép bao vây làng, tôi
bảo như thế chẳng khác đổ dầu vào lửa. Tôi cùng anh Phạm Chuyên, lúc đó là
Phó giám đốc Công an Hà Nội, vào đối thoại với dân. Anh Chuyên hỏi: “Anh đi
thế này có nguy hiểm không”. Tôi bảo: “Không, cứ vào đấy xem sao”. Anh Chuyên
lại hỏi: “Em có mang súng theo không?”. Tôi bảo: “Bỏ súng, chúng ta tay không
vào với dân”. “Nguy hiểm thì sao?”. Anh Chuyên vẫn băn khoăn. Tôi mới an ủi:
“Dân thấy chúng ta vào tay không vì lợi ích của họ sẽ không nỡ lòng nào. Giả
thiết họ đánh lại chúng ta đành chịu vậy vì ổn định xã hội”.
Sau
khi nghe tôi giải thích dân rút hết. Lúc ấy anh Bí thư Đảng ủy xã dẫn đầu một
phe, Thành ủy Hà Nội nói với tôi cho người bắt anh này. Tôi bảo không, chưa
đủ chứng cớ để bắt. Vả lại anh ta đại diện cho một nhóm lợi ích của nông dân,
đụng đến anh chưa chắc nông dân đã đồng tình. Tôi cho người đến gặp anh Bí
thư này nói nên rút lui. Anh ta nghe ra và xin gặp tôi: “Em ở đây thì em
chết, xin bác cho đi chỗ khác”. Tôi cho anh ta vào Lâm Đồng để lánh đi. Giải
quyết tiếp dần dần sau đó Song Phương mới yên.
Vụ ở
xã Thái Nguyên (Thái Thụy, Thái Bình) cách đây mười mấy năm cũng rất nóng
bỏng. Khiếu kiện, biểu tình ngay ở huyện tôi. Lúc tôi về họ chuẩn bị dùng bạo
lực. Cánh bên chính quyền bảo: “Chúng em chuẩn bị súng sẵn sàng rồi, chiến
đấu thôi”. Tôi nói chúng ta mấy cuộc chiến tranh đổ máu rồi, các đồng chí có
muốn đổ máu nữa không? Mối hận thù này bao giờ nguôi nếu đổ máu. Về bỏ hết
súng ống đi. Nếu các anh em kia sai anh dùng súng ống với người ta thì anh
cũng sai. Trước súng ống, người ta chống lại, lại sai tiếp. Đua nhau sai.
Nghe xong họ mới thôi. Về sau điều tra, tìm hiểu mới biết phe chính quyền hồi
đó sai, cậy quyền.
Ông có lời nhắn nhủ, cảnh tỉnh nào cho
các cấp chính quyền sau khi xảy ra vụ Tiên Lãng?
Đất
đai là mâu thuẫn phức tạp nhất trong xã hội mà nông nghiệp, nông thôn, nông
dân quan trọng như ở Việt Nam. Người lãnh đạo khi đụng đến đất đai, nông dân
bao giờ cũng phải cân nhắc, phải tình nghĩa, đừng đòi hỏi người nông dân học
hành ít phải giỏi luật, hiểu tất cả. Xử lý người ta cứ kiểu ngồi cửa quyền là
không được mà phải dùng điều hay, lẽ phải thuyết phục. Nông dân đã thù là thù
rất lâu, rất dai, hết đời này qua đời khác. Tôi ở làng tôi biết chuyện nếu
mày đánh tao đến đời con tao cũng còn ghi tội. Khổ thế!
Xin cảm ơn ông!
ĐÌNH TƯỜNG (Báo Nông nghiệp VN ngày 13/2/2012)
|
Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét