Vì sao ĐBQH lên Facebook
đề nghị đối thoại với dân Mỹ Đức?
Cập
nhật lúc 15:50
ĐBQH Lê Thanh Vân lý giải
về dòng trạng thái trên trang facebook cá nhân về vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức.
Đó là quan điểm được ĐBQH Lê Thanh Vân đưa
ra khi trao đổi với Báo Giao thôngvề vụ việc đang xảy
ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào trưa 19/4.
Trước đó, sáng cùng ngày, ĐBQH Lê Thanh Vân
chính thức lên tiếng trên trang facebook cá nhân về vụ việc ở Mỹ Đức và
đặt ra hàng loạt câu hỏi:
Một tập thể đông đảo cá nhân công dân ở quy
mô cấp xã đã đồng tâm, hiệp lực phản kháng quyết định của chính quyền, rồi
bắt giữ hàng chục người "thi hành công vụ". Tại sao?
Một dự án xây dựng sân bay quân sự được lập
ra từ năm 1980 đến nay, vì mục đích quốc phòng an ninh, được giao đi, giao
lại nhiều lần, để lãng phí việc sử dụng đất nông nghiệp mấy chục năm qua. Tại
sao?
Nhân dân Đồng Tâm có yêu cầu chính đáng là
được đối thoại với Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nhưng đến nay chưa được đáp ứng.
Tại sao?
Vì sao nhân dân Đồng Tâm không
tin vào chính quyền cơ sở?
Vì sao sự việc kéo dài, để đến nay xảy ra
tình hình nghiêm trọng?
Nghị quyết Hội nghị BCH T.Ư lần thứ tư,
khoá XI và Quyết định 218 của Bộ Chính trị khoá XI đã đề cập đến việc xây
dựng Quy chế đối thoại của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền với nhân dân. Nhiều
địa phương đã ban hành Quy chế, nhưng sao chưa thấy triển khai thường xuyên?
Với Đồng Tâm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cần
triển khai sớm việc đối thoại với nhân dân. Là người đứng đầu cơ quan hành
chính ở địa phương, Chủ tịch UBND phải nắm chắc pháp luật và phải trực tiếp
giải quyết ngay những vấn đề nóng thuộc thẩm quyền của mình.
Quan điểm về vụ việc nóng diễn ra ở xã Đồng Tâm, huyện
Mỹ Đức được ông đăng tải trên facebook sáng nay được dư
luận rất quan tâm. Trước đó, khi nghe thông tin về sự việc này, ông có trăn
trở gì?
Tôi thật sự thấy buồn và lo lắng. Mấy năm
trước đã từng diễn ra sự việc tương tự, lẽ ra chúng ta phải có bài học rút ra
từ những sự kiện ấy để có ứng xử thích hợp. Nếu làm được điều đó chắc chắn
không có bùng phát như vụ Mỹ Đức vừa rồi.
Tôi theo dõi mạng xã hội và thông tin báo
chí chính thống, thì biết chiều qua (18/4), Hà Nội chính thức có thông tin
chi tiết về vụ việc, nắm được thông tin chính thức ấy tôi mới có thể lên
tiếng.
Tôi suy nghĩ mãi và đã đặt ra nhiều câu hỏi
như đã viết trên facebook cá nhân.
Ở đây có vài vấn đề cần lưu tâm. Trước hết,
sự việc diễn ra từ lâu, từ khi quy hoạch sân bay nhưng nhiều năm không sử
dụng mục đích ấy mà việc chuyển giao diễn ra rất nhiều lần. Trong khi ranh
giới giữa đất quy hoạch sân bay với đất nông nghiệp mình không xử lý triệt để.
Rồi việc đội ngũ cán bộ chủ chốt ở xã tham
nhũng và đã tiến hành khởi tố rồi cho thấy rõ ràng có chuyện không gương mẫu
của cán bộ, lợi dụng chính sách đất đai trục lợi. Dân thấy vậy họ phải giành
lại đất cho họ. Mâu thuẫn bắt đầu từ đấy.
Tại sao ông chọn cách đăng quan điểm trên
trang facebook cá nhân mà không phải cách thức nào khác?
Điều mà tôi suy nghĩ, đó là mình là ĐBQH,
không chỉ là ĐB cho đơn vị bầu ra mình mà còn là ĐB của cả nước, đại diện cho
tiếng nói của cử tri, cho lợi ích chung của cả nước. Tôi cũng băn khoăn chưa
có ĐB Hà Nội lên tiếng thì mình có nên tiếng hay không, nhưng thấy tình hình
càng ngày càng căng thẳng nên tôi thấy rất lo, lo là có gì đó phức tạp hơn,
căng thẳng hơn. Vì vậy, tôi đã lên tiếng. Trước hết là tôi muốn chi sẻ suy
nghĩ của bản thân với bạn bè, công chúng
Về việc này, chỉ có đối thoại mới mang đến
hình ảnh của chính quyền công khai, minh bạch, gần dân. Qua đối thoại mới bộc
lộ nhiều vấn đề, xem lại chủ trương chính sách đã hợp lòng dân chưa, lề lối
điều hành quản lý của mình đã đúng tâm lý, chờ đợi của người dân không để sửa
đổi, cái gì phản ứng của người dân chưa đúng thì nhân dịp ấy trao đổi lại cho
họ biết cặn kẽ thì không có mâu thuẫn.
Theo ông, để tháo ngòi nổ bức xúc trong câu
chuyện ở Mỹ Đức, chính quyền cần làm gì?
Vụ việc Đồng Tâm, Mỹ Đức chưa
thể minh định đâu là sai, đâu là đúng. Dựa trên kết luận của Hà Nội, chúng ta
thấy được bối cảnh chung trong quá trình quy hoạch, chuyển giao đất,
ranh giới giữa vùng quy hoạch với vùng liền kề, sai phạm như Hà Nội nói là có
vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng đất đai đai ở cả 2 phía.
Bài toán ở đây là chính quyền phải vào
cuộc, cấp cơ sở, cấp huyện đã không được thì phải cấp thành phố. Chủ tịch
UBND các cấp phải là người nắm chắc pháp luật, tường minh chủ trương, theo
thẩm quyền phải giải quyết ngay tại chỗ sẽ tháo ngòi ngay từ khi mới chớm, sẽ
không dẫn đến tình trạng bức xúc như vậy.
Theo dõi đến hôm qua tôi thấy có lẽ mình
phải lên tiếng đề nghị Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối thoại với dân,
đây cũng là nguyện vọng chính đáng của người dân Đồng Tâm.
Ông đánh giá thế nào về động thái của Hà
Nội trong việc giải quyết vụ việc ở Mỹ Đức?
Có lẽ thường trực Thành ủy và UBND đã phải
ngồi bàn với nhau kỹ lưỡng và không biết họ tháo gỡ như thế nào. Báo cáo ban
đầu của Hà Nội đã nói quyết tâm ổn định tình hình. Họ có cử các tổ công tác
xuống làm việc, nhưng tổ công tác không đủ thẩm quyền nên họ chỉ nắm tình
hình báo cáo lại thôi. Nhân dân cho rằng, “nước xa không cứu được lửa gần”,
vì vậy rất cần có sự xuất hiện của người đứng đầu UBND TP Hà Nội.
Tôi cho rằng, đã là Chủ tịch TP thì phải
nắm chắc pháp luật và phải biết đúng sai, theo thẩm quyền của mình xuống tận
nơi có thể giải quyết được ngay.
“Lãnh đạo thì phải anh tài
Đến Đông, Đông lặng, tới Đoài, Đoài yên”
Theo Báo
Giao thông
|
Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét