Trung Quốc còn thè lưỡi con bò thì không
nước nào tin
Cập nhật lúc
15:16
Chừng nào Trung Quốc còn giữ bản đồ đường lười bò phi lý trên
biển Đông thì các quốc gia còn không tin Trung Quốc.
Sáng 4-12, tại
Hà Nội diễn ra hội thảo quốc tế “xây dựng lòng tin ở châu Á” do Viện nghiên
cứu Đông Bắc Á (Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) và Đại sứ quán Nhật
Bản tại Việt Nam tổ chức.
Hành động đơn phương của Trung Quốc cản trở xây dựng lòng
tin
Các học giả quốc tế
cho rằng châu Á, trong đó có khu vực Đông Bắc Á, chiếm vị trí quan trọng trên
bản đồ địa chính trị và là trung tâm phát triển năng động của thế giới.
Đây là khu vực có
nguồn tài nguyên phong phú, tập trung nhiều tuyến vận tải huyết mạch trên
biển, đồng thời cũng là nơi diễn ra những quá trình liên kết kinh tế nhanh
chóng, thúc đẩy sự ràng buộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, môi trường
an ninh khu vực vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro bởi xu hướng chạy đua vũ trang gia
tăng, tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền biển đảo diễn ra gay gắt, đặc biệt là
chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa đơn phương và thái độ chính trị cường quyền nước
lớn, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp phương hại đến hòa bình, an
ninh và môi trường sống của nhân loại có xu hướng trỗi dậy.
Sự chia rẽ lợi ích và
thiếu vắng lòng tin chiến lược giữa các quốc gia khiến châu Á vẫn chưa có
được các thỏa thuận, cơ chế hoặc cấu trúc an ninh tập thể hữu hiệu để
đối phó với các thách thức đang nổi lên.
Một số ý kiến tại hội
thảo thẳng thắn nói những hành động đơn phương ở khu vực biển Đông chính là
cản trở xây dựng lòng tin giữa các bên, chừng nào Trung Quốc còn giữ bản đồ
đường lười bò phi lý trên biển Đông thì các quốc gia còn không tin Trung Quốc.
Xét theo cơ sở khoa
học và luật pháp quốc tế thì bản đồ đường lưỡi bò không có bất cứ cơ sở nào,
chính vì vậy Trung Quốc bỏ đường lưỡi bỏ thì niềm tin mới được xây dựng.
Trung Quốc thực hiện chiến thuật "tằm ăn dâu" ở
biển Đông
TS William Choong
(Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Singapore) phân tích chiến thuật
của Trung Quốc ở biển Đông là “tằm ăn dâu”, với những hành động và bước đi
không phải trong 2-3 năm mà cả thời gian dài.
Trong khi ASEAN
thường chỉ phản ứng trong khoảng thời gian không tương xứng với chiều dài, ví
dụ chỉ là khoảng 6 tháng, còn với Trung Quốc đó là cuộc chơi kéo dài nhiều
năm, có thể là 10 năm, 20 năm, 30 năm và lâu hơn nữa.
TS Renato Cruz De
Castro (Khoa quốc tế học, Đại học De La Salle, Philippines) cho rằng từ năm
2009, Trung Quốc đã chọn cách tiếp cận gây hấn trong việc theo đuổi yêu sách
chủ quyền mở rộng của nước này ở biển Đông.
Hiện tại, Mỹ và Nhật
Bản đang lấp đầy không gian này bằng cách cân bằng chiến lược với Trung Quốc
tại biển Đông.
Căng thẳng gia tăng
tại các vùng biển tranh chấp, một mặt gây nên sự cạnh tranh chiến lược tăng
cao giữa Trung Quốc với Mỹ và Nhật Bản, mặt khác đã làm phức tạp việc giải
quyết một cách hòa bình các tranh chấp ở biển Đông.
Theo TS Renato Cruz
De Castro, khi các cường quốc tranh giành quyền lực ở biển Đông, các quốc gia
Đông Nam Á nhỏ hơn cuối cùng có thể sẽ lựa chọn giữa việc về phe một siêu
cường nào đó để duy trì nguyên trạng, hay để cho một cường quốc khu vực mới
nổi thay đổi việc phân chia lãnh thổ trên biển ở Đông Á.
Điều này, đến lượt
nó, sẽ không chỉ làm xói mòn ảnh hưởng của ASEAN trong các vấn đề an ninh ở
Đông Nam Á mà còn đe doạ sự tồn tại của nó với tư cách là một tổ chức khu vực
của các nước nhỏ với cam kết mang lại hòa bình và ổn định ở khu vực Đông
Nam Á.
Đến từ Đại học Tokyo,
GS Shin Kawashima cho rằng tình huống quan hệ Trung - Nhật cạnh tranh nhau
trong việc tạo ra các sáng kiến tại Đông Nam Á không thể thay đổi, nhưng có
thể khai thác một số tình huống cả hai bên đều thắng để giữ hòa bình và
phát triển ở Đông Á, tạo ra nền tảng cho các hoạt động kinh tế của cả hai
nước và tất cả các nước trong khu vực.
TS Nguyễn Thanh Minh
(Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam) đề xuất một số giải pháp xây dựng lòng
tin giữa các bên, trong đó có việc thực hiện nghiêm túc quy định của luật
pháp quốc tế và các thỏa thuận khu vực. Đặc biệt là các bên có liên quan cần
ký kết một văn bản cam kết không quân sự hóa biển Đông.
(Theo Tuổi trẻ) V.V.THÀNH - Q.TRUNG
|
Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét