Doanh nghiệp phải xin được giải
ngân mới có tiền... nộp ngân sách!
Cập
nhật lúc 14:16
Trạm thu phí Tân
Lập, thuộc quyền khai thác, quản lý của Cty Xây dựng BP.
Cty TNHH MTV
Xây dựng Bình Phước (viết tắt Cty Xây dựng Bình Phước, 100% vốn nhà nước,
thuộc UBND tỉnh Bình Phước) gần một năm qua, toàn bộ doanh thu thu được qua
hoạt động sản xuất – kinh doanh đều buộc phải nộp hết vào… kho bạc. Gần hết
năm, thiếu tiền nộp thuế, nộp ngân sách, trả nợ vay.… DN phải cậy nhờ Sở Tài
chính đề nghị UBND tỉnh cho phép giải ngân, mới có tiền trang trải. Tại sao?
Chuyện xảy ra
vào khoảng tháng 2.2015, xung quanh việc UBND tỉnh Bình Phước chủ trương lấy
dự án BOT đường ĐT 741 từ chủ đầu tư là Cty Xây dựng Bình Phước, để chuyển
giao cho DN khác quản lý là Cty TNHH MTV cao su Bình Phước (báo Lao Động đã
có loạt bài phản ánh). Tuy nhiên sau đó, Bộ Tài chính có văn bản “tuýt còi”,
vì không đúng luật. UBND tỉnh Bình Phước đã giao lại dự án cho Cty Xây dựng
Bình Phước tiếp tục quản lý và thu phí dự án BOT đường ĐT 741.
Song, kể từ đó
đến nay, UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo Cty Xây dựng Bình Phước phải nộp toàn
bộ doanh thu từ dự án BOT đường ĐT 741 về kho bạc. Mọi chi phí trong hoạt
động, Cty Xây dựng Bình Phước phải có tờ trình, thông qua Sở Tài chính đề
nghị UBND tỉnh phê duyệt, chấp nhận từng khoản chi, Cty Xây dựng Bình Phước
mới có tiền chi phí.… Vì vậy, suốt thời gian qua, DN này không thể tự chủ
trong hoạt động sản xuất.
Gần đây, sắp
hết năm 2015, ngày 13.11.2015, Sở Tài chính phải ra văn bản số 3376/STC-TCDN,
gửi UBND tỉnh Bình Phước, với nội dung rất lạ là “đề nghị UBND tỉnh chấp
thuận cho Cty TNHH MTV Xây dựng Bình Phước được giải ngân số tiền thu phí
đường bộ đã nộp kho bạc”, để Cty này có tiền… nộp ngân sách nhà nước (?!).
Theo Sở Tài
chính Bình Phước, tổng số tiền thu phí sử dụng đường bộ từ dự án BOT đường ĐT
741 đến nay, mà Cty Xây dựng Bình Phước nộp ở kho bạc là trên 21,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hiện Cty đang cần số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước là trên
16 tỷ đồng (trong đó có khoản thuế GTGT trên 4,6 tỷ đồng).
Ngoài ra, Cty Xây
dựng Bình Phước còn phải thanh toán vốn gốc cho Ngân hàng Đầu tư – Phát triển
(BIDV) Bình Phước về số tiền vay thi công sửa chữa lớn đường ĐT 741 trong
tháng 1 và 2.2015, theo các hợp đồng tín dụng, với số tiền khoảng 6 tỷ đồng.
Sở Tài chính tỉnh Bình Phước đã “đề nghị UBND tỉnh chấp thuận cho Cty Xây
dựng Bình Phước được giải ngân số tiền trên (21,2 tỷ đồng) tại kho bạc để Cty
thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp ngân sách và trả nợ ngân hàng”.
Một cán bộ
chuyên môn tại Sở Tài chính tỉnh Bình Phước cho biết: “Chúng tôi hết sức
thông cảm với Cty Xây dựng Bình Phước trong cảnh … tréo ngoe này. Nếu Cty
không nộp kịp thời vào ngân sách số tiền trên thì Cty sẽ bị phạt chậm nộp,
với số tiền rất lớn; đồng thời, Cục Thuế tỉnh thực hiện biện pháp cưỡng chế
và phong tỏa tài khoản của Cty ngay.
Bằng
chứng là Cục thuế tỉnh đã có công văn số 2031/CT-QL ngày 6.11.2015, cảnh báo
về việc này. Nếu bị cưỡng chế và phong tỏa tài khoản thì hoạt đồng sản xuất –
kinh doanh và công tác cổ phần hóa của Cty cũng bị ảnh hưởng”. Song, câu hỏi
đặt ra, việc UBND tỉnh Bình Phước buộc DN phải nộp toàn bộ doanh thu từ sản
xuất – kinh doanh vào kho bạc liệu có đúng luật ?
Theo luật sư
Hồ Nguyên Lễ - Trưởng Văn phòng luật sư Tín Nghĩa (TP HCM): “Luật Doanh
nghiệp quy định rất rõ, DN được toàn quyền tự hạch toán, tự kinh doanh, hoàn
toàn tự chủ cho hoạt động và người đứng đầu chịu trách nhiệm
trước luật pháp, cơ quan chủ quản về thu – chi, hoạt động sản xuất – kinh
doanh tại DN… Ở đây, UBND tỉnh Bình Phước buộc DN nộp toàn bộ doanh thu về
kho bạc, không để DN tự chủ sử dụng doanh thu để sinh lãi và hoạt động, là
không đúng quy định của Luật Doanh nghiệp”.
Thật vậy, với
số tiền 21,2 tỷ đồng gửi ngân hàng thôi, cũng mang lại hàng tháng cho Cty Xây
dựng Bình Phước số tiền lãi suất đáng kể. Tuy nhiên, có tiền nhưng không thể
tự chủ sử dụng, dẫn đến suốt nhiều tháng qua, chẳng những mất lãi suất từ
khoản tiền đóng băng trong kho bạc, Cty Xây dựng Bình Phước còn phải vay tiền
ngân hàng, mất thêm một lần lãi suất nữa, mới có tiền đưa vào hoạt động.
Nay, không có
tiền nộp ngân sách, nộp thuế, trả ngân hàng…, DN buộc phải nhờ Sở Tài chính
đề nghị được chấp thuận giải ngân mới có tiền… nộp ngân sách. Quả là chuyện
hy hữu, chỉ thấy ở Bình Phước!
(Theo Lao động) Đông Anh
|
Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét