Cần hủy án, điều tra lại vụ chai Number 1 chứa ruồi
Cập nhật lúc
14:57
LS. Trần Quốc Thuận - nguyên Phó chủ nhiệm
Văn phòng Quốc hội khẳng định: Vụ án ông Võ Văn Minh phạm tội “cưỡng đoạt tài
sản” vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Vi phạm tố
tụng nghiêm trọng
Khép lại
phiên sơ thẩm vụ chai Number 1 chứa ruồi, bị cáo Võ Văn Minh bị tuyên án 7
năm tù, giới luật gia và luật sư bày tỏ nhiều ý kiến không đồng tình khi
khẳng định, quá trình điều tra vụ án đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Do
đó, không cần chờ ông Võ Văn Minh kháng cáo mà ngay lúc này cần phải hủy
án để điều tra lại.
Đồng
quan điểm trên, theo dõi vụ việc và phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ chai nước
Number 1 chứa ruồi, LS. Trần Quốc Thuận - nguyên Phó chủ nhiệm thường trực
Văn phòng Quốc hội đã có những phân tích làm rõ vi phạm tố tụng và câu hỏi
chưa được làm sáng tỏ xung quanh vụ án. Đặc biệt chi tiết luật sư của
Tân Hiệp Phát được dự cung trong quá trình điều tra.
Căn cứ
theo điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự, Công ty Tân Hiệp Phát tham gia với tư
cách là một nguyên đơn dân sự và việc họ có quyền mời luật sư để bảo vệ quyền
lợi cho mình là chính đáng.
Tại điểm
b khoản 3 Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự, quy định về quyền người bảo
vệ quyền lợi (NBVQL) của đương sự là: Được đọc, ghi chép và sao chụp những
tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự
sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật.
“Quy
định quyền của luật sư không rõ ràng là luật sư bảo vệ nghi can, bị cáo hay
luật sư nguyên đơn”, LS. Thuận cho biết.
Tuy quy
định không rõ ràng nhưng theo LS. Trần Quốc Thuận, việc luật sư bảo vệ quyền
lợi cho Tân Hiệp Phát được dự cung trong quá trình điều tra là trái quy định
của hiến pháp và pháp luật.
“Viện
kiểm sát nhân dân Tiền Giang luận nói rằng "pháp luật không cấm thì được
làm" để bảo vệ cho việc điều tra viên cho luật sư được dự cung trong quá
trình điều tra là hoàn toàn sai. Bởi với công dân có thể được làm những gì
không cấm như ở đây anh là cán bộ công nhân viên chức nhà nước thì chỉ được
làm những việc gì pháp luật cho phép”, LS. Trần Quốc Thuận cho biết.
Phân
tích cụ thể LS. Thuận cho hay, khi cán bộ công chức thực thi chức trách, câu
hỏi đầu tiên được đặt ra là “anh làm như vậy dựa vào quy định nào?”. Nếu cán
bộ công chức không trả lời được, người dân sẽ không phục.
“Lập
luận như Viện kiểm sát cho rằng, cán bộ công chức được làm những việc không
cấm thì “chết” dân ngay. Vì anh đại diện quyền lực của nhân dân, anh thực thi
quyền lực bằng cưỡng chế. Do đó cách lập luận như vậy là sai, trái quy định
của pháp luật, trái Hiến pháp, vi phạm tố tụng nghiêm trọng”, LS. Thuận nhấn
mạnh.
Tân Hiệp Phát
làm đúng chức năng?
Tại
phiên tòa ngày 17 và 18/12, phần tranh luận giữa các luật sư bào chữa cho
ông Võ Văn Minh với Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Tiền Giang và luật sư
của Tân Hiệp Phát diễn ra khá căng thẳng.
Tại
phiên tòa, có ý kiến tranh luận cho rằng ông Võ Văn Minh không phải là người
tiêu dùng, vì vậy chai nước Number 1 có ruồi không ảnh hưởng đến ông Minh.
Tuy
nhiên LS. Trần Quốc Thuận cho rằng vấn đề cốt lõi phải làm rõ là con ruồi ở
đâu ra?
Đặt vấn
đề nguồn gốc con ruồi để thấy trách nhiệm Tân Hiệp Phát. Ở phía nhà sản xuất,
lẽ ra Tân Hiệp Phát cần làm rõ con ruồi đâu ra, tìm ra nguyên nhân dẫn đến
chất lượng sản phẩm có vấn đề.
Tuy
nhiên dường như Tân Hiệp Phát đi chệch hướng khi chỉ nhấn mạnh hành vi phạm
tội của Võ Văn Minh.
Một khi
sản phẩm Tân Hiệp Phát có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng và người
kinh doanh. Sản phẩm có ruồi gây thiệt hại cho tất cả mọi người.
Phản bác
luận điểm cho rằng chai Number 1 có ruồi không ảnh hưởng đến ông Minh, LS.
Thuận cho biết trong câu chuyện này có hai vấn đề:
Thứ nhất, ông Minh
là người kinh doanh nhưng cũng là người tiêu dùng bởi không ai cấm ông Minh
sử dụng sản phẩm vì thế nếu sử dụng sản phẩm có ruồi gây ảnh hưởng sức khỏe
thì ông Minh hoàn toàn có quyền yêu cầu Tân Hiệp Phát phải đền bù thiệt hại.
Thứ hai ông Minh
kinh doanh, nếu bán sản phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng uy tín của cửa
hàng, khiến việc kinh doanh đình trệ ông cũng bị thiệt hại. Tóm lại thiệt hại
là cả người tiêu dùng và người kinh doanh.
Cần làm rõ
hành vi thương lượng, đưa 500 triệu đồng
Quan sát
diễn biến phiên tòa, LS. Trần Quốc Thuận chỉ ra chi tiết chưa được làm sáng
tỏ trong phần tranh luận đó chính là hành vi thương lượng giữa đại diện Tân
Hiệp Phát và ông Võ Văn Minh.
Ông Minh
bị khép vào tội "cưỡng đoạt tài sản" tức là đe dọa để chiếm đoạt
tài sản. Khi gặp đại diện Tân Hiệp Phát, ông Minh đưa vấn đề nếu không đưa
tiền sẽ tung thông tin chai nước có ruồi.
Tuy
nhiên tội cưỡng đoạt tài sản chỉ hình thành khi có hậu quả. Tân Hiệp Phát
biết luật nên đã đưa ông Minh vào thế đồng ý giao nhận tiền rồi báo công an
để công an lập biên bản và tội phạm hoàn thành.
“Ở đây
muốn nói đến vấn đề tại sao có việc thương lượng giữa đại diện Tân Hiệp Phát
và ông Minh. Trong quá trình điều tra, tại sao cơ quan điều tra không làm rõ
chi tiết này, đằng sau sự thương lượng này là gì?”, LS. Trần Quốc Thuận đặt
vấn đề.
Tranh
luận vấn đề Tân Hiệp Phát có bị đe dọa hay không rất khó, tuy nhiên ở khách
quan, yếu tố bị đi dọa mờ nhạt bởi khi giao nhận tiền hay trước đó ông Minh
không có hành vi đe dọa uy hiếp.
Cũng
trong vụ án chai Number 1 có ruồi, LS. Trần Quốc Thuận cho rằng ông Minh đã
không khôn ngoan và không làm đúng quy trình. Bởi nếu khi phát hiện sản phẩm
Tân Hiệp Phát có vấn đề, nếu ông Minh mời báo chí, cơ quan bảo vệ người tiêu
dùng đến lập biên bản công khai hơn là đi thương lượng với doanh nghiệp như
Tân Hiệp Phát.
Mặc dù
phiên sơ thẩm vụ án đã khép lại, nhưng ông Trần Quốc Thuận khẳng định, còn
nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Đồng thời với những vi phạm tố tụng
nghiêm trọng nêu trên, nên chăng cần hủy bản án để điều tra lại.
(Theo
Giáo dục VN) Hồng Minh
|
Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét