“Bệnh chặt chém” đã di căn
Cập nhật lúc 09:02
Nạn
“chặt chém” du khách, người tiêu dùng chẳng khác nào một căn bệnh nguy hại đã
ăn sâu vào tận xương tủy của không ít người làm nghề dịch vụ, nhất là ở những
điểm du lịch hay nhà ga, bến cảng tại nước ta.
Mới đây nhất,
đích thân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã phải yêu cầu cơ
quan chức năng xử lý nhà hàng Bomboo Cafe & Fastfood ở nhà ga T2 của sân
bay quốc tế Nội Bài vì đã bán mì tôm chay với giá 100.000 đồng/bát. Vụ việc
này khiến nhiều người phải sửng sốt bởi nó diễn ra ngay tại nhà ga hàng không
quốc tế hiện đại nhất nước.
Ngay trước
thông tin về vụ “chém đẹp” nêu trên, người dân và dư luận cũng đã một phen bị
sốc về bữa ăn khuya có giá tới 22 triệu đồng cho 2 người tại Vũng Tàu. Nhà
hàng có ông chủ “sơ ý tính nhầm” này mang tên Hương Việt và từng bị phạt 12,5
triệu đồng về hành vi “chặt chém” du khách nước ngoài.
“Chặt chém”
ngay tại nhà ga quốc tế khang trang, hiện đại còn thơm mùi sơn hay địa điểm
du lịch vốn từng có không ít tai tiếng về các vụ việc tương tự một lần nữa
cho thấy tư duy và hành vi kinh doanh kiểu “bóc ngắn cắn dài”, “tham bát bỏ
mâm” vẫn còn ngự trị trong một bộ phận không nhỏ những người kinh doanh dịch
vụ tại nước ta.
Trước khi nhà
ga T2 được khánh thành không lâu, một trang web chuyên đánh giá về các sân
bay trên thế giới, dựa theo bình chọn của du khách khắp nơi, đã xếp sân bay
Nội Bài vào tốp 10 sân bay tệ nhất châu Á năm 2014. Nay, cứ với kiểu “chặt
chém” bát mì chay tới 100.000 đồng thì xem ra, dù có phải vay tới ngót tỉ đô
(khoảng 20.000 tỉ đồng) từ vốn ODA của Nhật Bản thì sân bay quốc tế Nội Bài cũng
khó cải thiện được thứ hạng của mình, mặc cho nhà ga mới có hoành tráng và
lộng lẫy đến đâu chăng nữa.
Sở dĩ nạn
“chặt chém” còn tồn tại vì bên cạnh sự tham lam, thiển cận của những người
trực tiếp kinh doanh dịch vụ còn có sự buông lỏng hoặc không quyết liệt của
cơ quan quản lý. Với việc “chém” tới 100.000 đồng cho tô mì “không người
lái”, vì sao cơ quan quản lý tại chỗ không hay biết, cho khi tới vị bộ trưởng
nhận được tin nhắn thông báo của khổ chủ, yêu cầu xử lý mới vào cuộc và ra
tay? Tương tự, những tai tiếng về “chặt chém” ở TP Vũng Tàu đã có từ lâu song
sao đến nay vẫn còn?
Cơ quan chức năng làm rõ việc
'tính nhầm" bữa ăn có giá 22 triệu đồng ở quán Hào Long Sơn- Vũng Tàu
Dư luận đã rất
nhiều lần chỉ ra sự nguy hại cực lớn của nạn dịch vụ “bóp hầu bóp cổ” du
khách, người tiêu dùng ở nước ta với ngành du lịch và nhìn rộng ra là hình
ảnh đất nước nói chung. Đây có thể được xem là một thứ ung thư quái ác đối
với ngành du lịch nước nhà bởi nếu nó vẫn tồn tại và hoành hành thì nền công
nghiệp không khói khó thể cất cánh cho dù Việt Nam có nhiều danh lam thắng
cảnh cùng bề dày lịch sử mà những nước chung quanh - vốn thu hút lượng khách
quốc tế gấp nhiều lần nước ta - phải ao ước.
(Theo Người LĐ) PHẠM DƯƠNG
|
Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét