|
Ukraine có hy vọng gì để đòi Crimea khỏi tay Nga? |
Người đứng đầu
bộ máy chính quyền Crimea Sergei Aksyonov ngay lập tức phản pháo tuyên bố của
Tổng thống Poroshenko. Ông Aksyonov cảnh báo sẽ đưa nhà lãnh đạo Ukraine ra tòa án trên bán đảo và nhấn mạnh
Crimea không bao giờ quay trở về với Kiev
mà mãi mãi thuộc về Nga.
Phát biểu tại
thành phố Simferopol
- trung tâm hành chính của khu vực, ông Aksyonov cho biết: “Chúng tôi sẽ
triệu tập một phiên tòa quân sự tại bán đảo dành cho Poroshenko, mang ông ta
đến đây và chịu xét xử”.
Về tuyên bố lấy
lại Crimea của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trước đó cùng ngày, Tổng
thống Nga nói tuyên bố này mang tính phục thù chứ không phải việc lấy lại các
khu vực nào đó trên thực tế, bởi cuộc sống của nhân dân nơi đây đang rất tốt
đẹp dưới chủ thể Liên bang Nga.
Bình luận về
khả năng nổ ra chiến tranh giữa Nga với Ukraine
về Crimea và Donbass, Tổng thống Putin kêu
gọi không phóng đại hay kích động cuộc xung đột giữa hai nước. Ông Putin cho
rằng, kịch bản về một cuộc chiến giữa hai nước là không thể xảy ra và ông
không bao giờ mong muốn nhìn thấy thảm cảnh đó.
Về vấn đề giải
quyết cuộc xung đột ở Donbass, Tổng thống Putin tin tưởng nếu các thỏa thuận
ngừng bắn Minsk
2 được thực thi, tình hình sẽ từng bước quay trở lại bình thường.
Tuy nhiên, nếu
muốn giải quyết tận gốc mâu thuẫn xã hội, lãnh đạo Ukraine cần đưa đất nước
trở lại với cuộc sống bình thường, vực dậy nền kinh tế, nâng cao chất lượng
đời sống xã hội, thiết lập quan hệ với vùng Đông Nam một cách văn minh, đồng
thời đảm bảo các quyền và lợi ích của người dân ở Donbass.
Sau cuộc trưng cầu dân ý, người dân Crimea đổ ra đường ăn mừng ngày trở về với Liên bang Nga |
Trong khi đó,
Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) Sergei Naryshkin hy vọng rằng phương Tây
sẽ chấm dứt việc sử dụng Crimea như một cái
cớ để đối đầu với Nga. Thay vào đó là những cuộc thảo luận để tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau.
Ông đề nghị các
đồng nghiệp phương Tây sẽ chấm dứt việc sử dụng Crimea như một cái cớ để đối
đầu và coi cư dân Crimea là những công dân tự do và chịu trách nhiệm cho sự
lựa chọn của mình, họ có đầy đủ khả năng để xác định tương lai của bản thân
cũng như số phận của mảnh đất quê hương.
Hồi tháng
3-2014, Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ mình sau một cuộc trưng cầu dân ý.
Động thái kể trên khiến quan hệ Moscow - Kiev rạn nứt không thể cứu vãn, đặc
biệt là thêm cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine mà Kiev cáo buộc Moscow đứng
bên cạnh “đổ thêm dầu vào lửa”.
Tầm nhìn về hòa
hợp dân tộc của Tổng thống Nga Putin
Gần 1 năm sáp
nhập vào Nga, Crimea luôn chìm trong vòng xoáy khó khăn nhưng tình hình bán
đảo vẫn ổn định, trái với nhận định của nhiều học giả phương Tây là bán đảo
này sẽ nhanh chóng hỗn loạn bởi những nhân tố tôn giáo, sắc tộc.
Phương Tây đã
ban hành hàng loạt lệnh cấm vận, trừng phạt của hòng làm kinh tế và đời sống
của Crimea trở nên khó khăn, kích hoạt những
mâu thuẫn trong đời sống xã hội. Cho đến nay, bán đảo này vẫn vững vàng đã
thể hiện tư duy đúng đắn của Tổng thống Nga Putin về vấn đề hòa hợp dân tộc.
Tối 23/2, trong
khi trả lời phỏng vấn của Kênh Phát thanh - Truyền hình toàn Nga (Russia-1)
nhân ngày "Bảo vệ tổ quốc", Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề cập
tới mối quan hệ với Ukraine, vấn đề Crimea và thỏa thuận Minsk. Ông đã đặc
biệt lưu ý tới vấn đề Crimea .
Tổng thống Nga V. Putin chào mừng Crimea trở về với “đất mẹ” |
Ông Putin nhấn
mạnh, Crimea sẽ là ngôi nhà cho tất cả những dân tộc đang sống tại đây như
người Nga, Ukraine, Hy Lạp, Đức và đặc biệt là người Tatar (theo đạo Hồi, gốc
Thổ Nhĩ Kỳ). Những người dân sống ở bán đảo Crimea
đã thực hiện sự lựa chọn của mình và cộng đồng quốc tế cần phải tôn trọng
quyết định này.
Tổng thống Nga
Vladimir Putin tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình VGTRK
rằng, chỉ ý kiến của nhân dân mới có thể là tiêu chuẩn của chân lý. Tất cả
những ý kiến đòi xét lại cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea
đều là những hành động trái với ý nguyện của nhân dân, và vì thế nó không có
giá trị.
Rõ ràng là quan
điểm về hòa hợp sắc tộc, tôn giáo được ông Putin thực hiện ở Crimea rất đúng đắn. Chính nó là cơ sở quan trọng nhất
để ổn định tình hình kinh tế-xã hội, xóa bỏ những bất hòa giữa những tộc
người khác nhau, khiến bán đảo vẫn ổn định phát triển chứ không hỗn loạn như
tiên đoán của phương Tây.
Quan điểm này
được thể hiện rõ nét trong “Thông điệp Liên bang” được tuyên bố vào ngày
4-12-2014. Theo quan điểm của Tổng thống Nga Putin, bảo vệ độc lập chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ không đơn giản là giữ nhà, giữ đất và nó còn bao gồm vấn
đề bảo vệ sinh mạng và quyền lợi của người dân nói tiếng Nga.
Trước đây, ông
đã từng cho biết, Moscow
sẽ bảo vệ người Nga và tiếng Nga ở bất cứ nơi đâu. Bởi vậy, khi người Crimea hướng về “đất mẹ”, Nga không thể để cho những
lời kêu gọi này bị phớt lờ, không thể bỏ mặc người dân bán đảo trong cơn hoạn
nạn. Đối với Nga, bỏ mặc người dân Crimea là
sự phản bội.
Việc Crimea trở
về với nước Nga là đúng đắn và hợp với lòng dân - chỉ cần hợp với lòng dân
thì mọi quyết định đều là đúng đắn. Nếu không trở về Nga, hẳn bán đảo này
hiện nay đã loạn lạc và đầu rơi máu chảy giống như các tỉnh miền đông Ukraine .
Người Tatar ở Crimea được đối xử rất công bằng và trọng thị |
Nhìn lại chính
quyền mới ở Kiev, ngay sau khi lật đổ Tổng thống Yanukovych, đã áp đặt chính
sách “Ukraine hóa”, lập tức hủy bỏ các văn bản pháp luật về ngôn ngữ địa
phương, trong đó có tiếng Nga, được sử dụng rộng rãi ở miền đông Ukraine,
khiến nhân dân Donbass hết sức bất bình.
Ngược lại, mặc
dù chủ trương là bảo vệ người Nga nhưng Moscow đã tiến hành chính sách hòa
giải dân tộc rất đúng đắn khi tuyên bố sử dụng song song cả 3 ngôn ngữ chính
thức là tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Tatar - dân tộc thiểu số gốc Thổ
Nhĩ Kỳ đã từng chịu bao đau thương dưới thời Liên bang Xô viết.
Tuy người Tatar
là một dân tộc thiểu số (chiếm 12% dân số toàn bán đảo) nhưng chính quyền mới
ở đây vẫn đối xử rất bình đẳng và giành cho người Tatar những quy chế rất đặc
biệt về việc tham gia các cơ cấu lãnh đạo và coi ngôn ngữ Tatar là 1 trong 3
ngôn ngữ chính ở đây (cùng với tiếng Nga và Ukraine).
Trái ngược với
thái độ bài Nga kịch liệt của chính quyền mới Kiev, chính việc dung hòa quyền
lợi của người Nga và cả người nước ngoài định cư ở đây đã khiến Crimea yên ổn
phát triển, trái ngược với những dự đoán của phương Tây là bán đảo này sẽ
nhanh chóng hỗn loạn vì sự chống đối của người gốc Ukraine và Tatar.
Ông Putin đã
từng mỉa mai phương Tây về cái gọi là “một cuộc xâm lược” Crimea của Nga và
giải thích rằng, đó là do “lòng dân mong muốn”, đồng thời thách Mỹ và châu Âu
tìm ra được cuộc xâm lược nào không có bom rơi, đạn nổ giống như các sự kiện
Mỹ và NATO đã từng làm ở Nam Tư, Irar, Afghanistan, Lybia…
Với những chính
sách đúng đắn mà Nga đã áp dụng ở Crimea, việc Kiev
muốn giành giật bán đảo này trở về với Ukraine là việc khó như lên trời.
Những biện pháp cấm vận của phương Tây hòng gây ra những khó khăn trong đời
sống xã hội, khơi dậy mâu thuẫn giữa các dân tộc trên bán đảo này cũng sẽ vô
tác dụng.
(Theo
Đất Việt) Thiên Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét