Lễ hội chém lợn ở Việt Nam, Đài Loan gây phẫn nộ
Cập
nhật lúc 14:19
Các nhà hoạt động quốc tế vì
quyền lợi động vật vào hôm 24.2 đã lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ trước lễ hội truyền thống chém lợn ở Việt Nam và Đài Loan, AFP đưa tin.
Phóng viên AFP miêu tả có đến hàng ngàn du
khách thập phương Việt Nam đã tụ tập tại sân đình Ném Thượng, phường Khắc
Niệm, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, để chứng kiến cảnh hành quyết “tàn bạo” 2
chú lợn. Tương tự, tại thành phố Tân Bắc (Đài Loan), xác năm con lợn to lớn
cũng được đem ra trưng bày trước đám đông và chủ của chú heo nặng ký nhất
được tặng cúp lưu niệm.
“Chúng tôi cực lực phản đối cuộc thi ‘holy
pig’ (tạm dịch: heo thiêng)”, ông Chu Tseng-hung, người đứng đầu Hội Động vật
và Môi trường Đài Loan, nói với AFP khi đề cập đến cuộc thi chọn ra con lợn
nặng ký nhất để tế thần.
“Nông dân đã dùng những cách thức phi nhân
tính để ép cân đàn lợn”, ông Chu bức xúc nói.
Trong khi đó, tại Việt Nam, ông Tuấn
Bendixsen, Giám đốc quỹ bảo vệ động vật châu Á tại Việt Nam, một nhóm hoạt
động vì động vật có trụ sở ở Hà Nội, cho biết: “Chúng tôi đang phải chứng
kiến một làn sóng phản đối sự dã man lan rộng từ người dân Việt Nam và số
chính khách phản đối cũng đang gia tăng”.
“Những người hành xử bất chấp sự đồng tâm
phản đối này đang dùng văn hóa để làm cái cớ và việc thiếu luật trừng phạt
hành vi tàn bạo với động vật cũng đã khiến việc này tiếp tục tồn tại”, ông
Tuấn nói với AFP.
AFP cũng dẫn lời ông Nguyễn Đình Lợi (61
tuổi), Hội trưởng Hội người cao tuổi làng Ném Thượng (phường Khắc Niệm,
TP.Bắc Ninh), Phó ban tổ chức lễ hội chém lợn, trả lời báo chí địa phương:
"Các cụ nói, lễ hội là việc của làng và nghi thức chém lợn không vi phạm
pháp luật nên phải để dân làng tự quyết. Chúng tôi muốn giữ bản sắc của cha
ông".
Sau khi 2 con lợn bị giết, dân làng nhúng
các tờ tiền giấy vào máu lợn vì cho rằng hành động này sẽ mang lại may mắn và
tài lộc trong năm mới, AFP tả lại.
Lễ hội chém lợn đã diễn ra trong nhiều thế
kỷ qua vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Người dân địa phương và các
sử gia cho biết nghi lễ này được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến Vị tướng chống
giặc ngoại xâm ở thế kỷ thứ 13 tên là Đoàn Thương, nay được xem như thành hoàng
của làng. Tuy nhiên, hãng tin này cũng cho biết nhiều người dân Việt Nam đang
ngày càng trở nên khó chịu với lễ hội “tàn bạo” trên.
Còn tại Đài Loan, lễ hội
“holy pig” cũng được tổ chức hôm 24.2 để tưởng nhớ đến ngày sinh của thần
Zushi.
Được tổ chức tại khoảng sân bên ngoài ngôi
đền thờ thần Zushi ở quận Sanhsia, phía bắc Đài Loan, lễ hội này cũng bị các
nhà hoạt động địa phương vì quyền lợi động vật lên án là phi nhân tính, theo
AFP.
Trong tiếng nhạc truyền thống phát ra từ
cồng chiêng và tù và, 5 con lợn, vốn đã bị giết vào đêm trước đó, được khiêng
vào đặt tại một cái sân. Năm nay, con nặng nhất có trọng lượng 714 kg.
Xác 5 con lợn được trang hoàng, với phần
lông được cạo thành các hoa văn còn miệng thì nhét đầy trái thơm, và được
trưng bày ở tư thế nằm sấp trên những chiếc xe tải sơn phết màu sắc rực rỡ,
AFP miêu tả.
Trong lúc du khách thắp nhang và chụp hình
quanh xác lợn, ông Hung Chun-chi, người làm việc cho ngôi đền, cho biết: “Số
lợn này thể hiện lòng thành kính của chúng tôi đối với thần Zushi”.
Sau lễ hội, xác 5 con lợn sẽ được chủ chở về
nhà để xẻ thịt phân phát cho họ hàng, bạn bè và bà con láng giềng.
Các nhà hoạt động vì quyền lợi động vật cáo
buộc những con lợn bị nhốt trong những nơi chật hẹp và người ta đánh vào mõm
chúng để ép chúng ăn, theo AFP.
Hãng tin này cũng cho biết thần Zushi rất được tôn sùng ở miền
bắc Đài Loan và nghi lễ truyền thống kéo dài rất lâu này được nhiều tổ chức
và tín đồ bảo vệ kịch liệt.
“Truyền thống này đã bị xuyên tạc bởi một số nhóm bảo vệ động
vật”, ông Lee Kai-jui, quan chức của quận Sanhsia và là người chiến thắng
trong lễ hội “holy pig” năm nay, nói với AFP.
“Đàn lợn của chúng tôi được nuôi theo cách bình thường… Tôi chưa
từng ép cân chúng”, ông này nói thêm, đồng thời khẳng định đây là một giống
heo đặc biệt có trọng lượng khổng lồ và ông tự hào về chúng.
“Tổ chức những nghi lễ như thế này giúp mọi người xích lại gần
nhau. Đoàn kết là điều tối quan trọng trong một xã hội nhập cư như Đài Loan
trong suốt hàng trăm năm qua”, ông Lee phát biểu.
AFP cho biết nghi lễ “holy pig” cũng đã
được tổ chức tại 20 ngôi đền khác ở quận Sanhsia vào những dịp khác nhau. Mặc
dù vẫn có hàng ngàn người tham gia nghi lễ truyền thống này, ông Chu, một nhà
hoạt động vì quyền lợi động vật ở Đài Loan, khẳng định số người ủng hộ lễ hội
đang giảm vì sự tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng từ các nhóm hoạt
động và vì thế hệ trẻ không quan tâm đến nó.
Chang Yung-hua, 46 tuổi, một tín đồ của lễ hội "holy
pig", nhận định quy mô của buổi lễ tại Sanhsia đã giảm đi. “Tôi còn nhớ
có đến hơn 10 con lợn được trưng bày trong một số lễ hội trước đây. Trọng
lượng của con bự nhất lên đến con số kỷ lục, hơn 1.000 kg. Giờ thì con số này
đã sụt giảm. Tôi hy vọng nó sẽ không bị mất đi”, ông Chang nói.
(Theo Thanh niên) Hoàng Uy
Cách thanh minh cho rằng đây là
lễ hội nhằm lưu giữ truyền thống cha ông chỉ là biện minh. Không biết những
người chứng kiến được giáo dục gì về nét đẹp truyền thống khi chen nhau tranh
dây máu đồng tiền? Liệu có bao nhiêu phần trăm người trong đám đông hiểu được
gì truyền thống từ tục lệ trên hay chỉ biết đó là một màn chém giết?
Thương
Giang
|
Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét