Những trăn trở trước thềm Đại hội Đảng các cấp
Cập
nhật lúc 09:05
Luật
sư Lê Đức Tiết - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Pháp luật-Dân chủ, Ủy ban
TW MTTQ Việt
Năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội để tiến tới Đại hội Đảng 12. Trong thời điểm hiện tại, Đại hội
Đảng các cấp đã và chuẩn bị được tiến hành. Trước sự kiện trọng đại này,
phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Đức Tiết
- Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Pháp luật-Dân chủ, Ủy ban TW Mặt trận Tổ
quốc (MTTQ) Việt Nam.
Trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 12, ông có
băn khoăn, trăn trở nào về đời sống chính trị của đất nước không?
Trước hết phải kể đến việc Hiến pháp năm 2013 đã có, nhưng
vấn đề là chưa được luật hóa. Do vậy, các đường lối, chính sách của Đảng khó
thực hiện được. Theo tôi thấy, hình như giữa Hiến pháp với cơ quan soạn thảo
luật pháp chưa có sự thống nhất.
Chẳng hạn về việc trưng cầu ý dân, Hiến pháp quy định có
một số vấn đề không đòi hỏi Quốc hội phải quyết định. Trên thực tế, nhiều khi
trưng cầu ý dân xong, Quốc hội vẫn quyết định thì làm sao vừa ý dân như đã
trưng cầu được?
Hay trong vấn đề đấu tranh chống tội phạm, cơ quan buộc tội
người ta lẽ ra phải chứng minh người ta có tội, đằng này người phạm tội lại
phải chứng minh mình vô tội. Tức là theo tôi phải xét hỏi chứ không tranh
tụng. Thực tế cho thấy, cũng có khi quy cho người ta rất nhiều tội, nhưng lại
không cho người ta giải trình.
Tính dân chủ trong đường lối của Đảng vẫn chưa được một số
đảng viên quán triệt triệt để. Ngoài ra các vấn đề như tham nhũng, việc kê
khai tài sản…cũng làm tôi thấy trăn trở.
Về việc kê khai tài sản, hô hào thì vậy, nhưng ở ta thông
tin này vẫn giới hạn ở nhiều cấp? Chẳng cần lấy ví dụ đâu xa, khi các đài,
báo nước ngoài tung tin Tổng thống Nga Vladimir Putin có bao nhiêu tỷ USD gửi
ở nước ngoài, ông này đã thẳng thừng tuyên bố ai phát hiện, tìm ra được
thì ông sẽ tặng cả số tiền ấy. Tôi nghĩ, lãnh đạo phải gương mẫu trong việc
này sau đó mới tới cấp dưới. Còn người về hưu, bắt họ kê khai làm gì?!
Có nên thay đổi cách thức kê khai tài sản
không thưa ông?
Tôi nghĩ không cần
thiết bởi luật đã quy định rõ rồi, chỉ có điều người ta không làm thôi. Trước
tiên mỗi cán bộ, Đảng viên phải kê khai, công khai tài sản trong khu dân cư
của mình để nhân dân có quyền chất vấn. Trên thực tế, họ thường không kê khai
hoặc chỉ công khai tài sản trong cấp ủy thì nói chuyện gì?!
Phải chăng chính vì thế mà công tác phòng chống tham nhũng của
ta chưa đạt được kết quả như mong đợi, chưa phản ánh đúng thực tế?
Muốn chống tham nhũng hiệu quả, tôi nghĩ nên bổ sung quy
định khoan hồng, thậm chí tha thứ cho những người trả lại tài sản tham nhũng
cho nhà nước. Còn việc kê khai tài sản cần làm từ trên xuống… Thậm chí gia
đình các cán bộ ấy cũng cần kê khai tài sản.
Có thể nói, không ít cán bộ, Đảng viên rất
gương mẫu, nhưng khi được bổ nhiệm vào vị trí tốt hơn lại không giữ được
mình. Theo ông vì sao lại như vậy?
Có nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi, có nguyên nhân
người ta không chịu sự kiểm soát của quần chúng. Họ cậy có ô dù che chở.
(Theo Giáo dục VN) Phong Nguyên
|
Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét