Vĩnh
biệt “người lĩnh xướng bài ca Đà Nẵng”
Cập nhật lúc
08:11
Có tầm nhìn
chiến lược, có cái tâm nhân hậu, ông Nguyễn Bá Thanh đã xây dựng nên TP Đà
Nẵng không chỉ giàu có, hiện đại mà còn rất mực cởi mở, thân tình
Trước năm
1997, Đà Nẵng là một TP nhỏ bé trực thuộc tỉnh Quảng
Giữ chức Chủ
tịch UBND TP Đà Nẵng từ năm 1996 và năm 2003 giữ chức Bí thư TP, ông Thanh đã
từng bước xây dựng Đà Nẵng bằng những chiến dịch bài bản, quy mô. Tính từ năm
1997 đến 2013, Đà Nẵng đã triển khai 3.000 dự án; hàng loạt quận, huyện mới
được thành lập. Song song đó, những chiếc cầu hiện đại được xây dựng nối hai
bờ sông Hàn như: Cầu Rồng, Sông Hàn, Thuận Phước, Trần Thị Lý, Nguyễn Tri
Phương... Những đổi thay này đã nâng Đà Nẵng lên một tầm cao mới.
Với người dân
Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh không chỉ là một lãnh đạo mà còn là một nhà giáo
dục. Ông đã từng tổ chức buổi gặp mặt, nói chuyện thân tình với gần 200 thiếu
nhi chậm tiến; từng trực tiếp đối thoại với những ông chồng hay “thượng cẳng
chân, hạ cẳng tay” với vợ để qua đó khuyên răn mọi người sống đúng đắn, sống
có trách nhiệm hơn là ra lệnh, áp đặt. Ông còn trực tiếp gặp những người chạy
xe ôm, bán hàng rong hay mới mãn hạn tù để nghe tâm tư nguyện vọng của họ.
Nghe nói người mới ra tù thiếu vốn làm ăn, ông liền cho thành lập Quỹ Hoàn
lương và giúp nhiều người đổi đời sau những lầm lạc.
Ông Nguyễn Bá Thanh luôn dốc sức, dốc lòng chăm lo cho dân từng việc
nhỏ nhất với từng con người cụ thể
Là người coi
trọng môi trường sư phạm, ông Nguyễn Bá Thanh ra lệnh trích ngân sách hàng
chục tỉ đồng chỉ để cải tạo, xây nhà vệ sinh cho các trường. Trường nào để
mất vệ sinh thì hiệu trưởng phải chịu kỷ luật. Để nắm được tình hình dạy học
của các trường, ông từng “đóng vai” người dự giờ trong một lớp học. Khi quan
sát thấy việc dạy và học có vấn đề, ông lập tức phê bình và yêu cầu chấn chỉnh
ngay.
“Chở thuyền là
dân và lật thuyền cũng là dân”, thấu hiểu cặn kẽ lời dạy này của tiền nhân,
ông Nguyễn Bá Thanh luôn dốc sức, dốc lòng chăm lo cho dân từng việc nhỏ nhất
với từng con người cụ thể. Ông đã thực hiện nhiều chuyến “vi hành” bất ngờ để
từ đó chỉ ra cho ngành thuế việc tùy tiện tăng thuế với những người buôn
thúng, bán bưng; chỉ ra cho ngành y tế những việc bất cập từ nơi đi vệ sinh
của những sản phụ trong bệnh viện; chỉ ra cho ngành văn hóa, thể thao và du
lịch cách làm, cách nâng cao hình ảnh, vị thế của Đà Nẵng...
Cũng từ những
chuyến “vi hành”, ông Nguyễn Bá Thanh đã nhận ra các hộ có nhà đất bị giải
tỏa phải sống trong những khu nhà tạm bợ. Chính tay ông đã gói những phần quà
như bếp dầu, mì tôm, nước mắm... gửi đến họ trong những ngày mưa rét.
Đất nước đã
hòa bình mấy chục năm nhưng cuộc sống của nhân dân chưa được thanh bình do
nạn trộm cắp, cướp giật, giết người vẫn tồn tại. Đau đáu trước điều đó, ông
Nguyễn Bá Thanh đã cùng chính quyền Đà Nẵng kiên quyết thực hiện chính sách
“5 không, 3 có”. Năm không là: Không có hộ đói, không có người mù chữ, không
có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng,
không có giết người để cướp của. Ba có là: Có nhà ở, có việc làm, có nếp sống
văn hóa - văn minh đô thị.
TP Đà Nẵng hôm
nay không những giàu có, hiện đại hơn mà còn rất gần gũi, mến khách. Để có
được một TP đáng sống hôm nay, ông Nguyễn Bá Thanh được coi là “kiến trúc sư
trưởng”, là người lĩnh xướng dàn nhạc mang tên Đà Nẵng vang xa, không chỉ
trên lãnh thổ Việt Nam mà còn cả cộng đồng quốc tế.
Giá trị đích
thực của một người gần dân, vì dân không hẳn chỉ là những lời ngợi ca. Giá
trị đích thực ấy thể hiện qua dòng người 2 ngày nay không ngừng tuôn chảy về
nhà số 189 Cách Mạng Tháng Tám, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ để tiễn đưa
một nhân cách đáng quý của Đà Nẵng nói riêng và của cả nước nói chung.
(Theo Người LĐ) Bài và ảnh:
TRUNG HỘI
|
Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét