Nga:
Tội của Yanukovych ngang những kẻ cầm đầu Maidan
Cập nhật lúc 10:21
(Quan hệ quốc tế)
- Một năm trước ông Viktor Yanukovych từng có cơ hội cứu
|
Chuyên gia Nga cho rằng ông Yanukovych cũng có tội rất lớn trong sự sụp đổ của Ukraine |
Ngày đó, sau
khi Viktor Yanukovych từ chối ký thỏa thuận liên kết kinh tế với Liên minh
châu Âu, một cơn bão chính trị cấp 10 đã đổ ập vào Ukraine. "Bánh
lái" của con tàu nhà nước Ukraine bắt đầu run rẩy trong tay
vị cựu Tổng thống, khi các tỉnh ở phía tây lần lượt tuột khỏi tầm kiểm soát.
Ông Viktor
Yanukovych không còn giải pháp dễ dàng nào nhưng ông vẫn còn có quyền lực.
Đôi khi, quyền lực đòi hỏi đau đớn thông qua một quyết định nặng nề, khó chấp
nhận nhưng dứt khoát và cần thiết. Đó là chính là tình huống của tổng thống Ukraine trong
cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra cách đây một năm.
Cựu Tổng thống
Viktor Yanukovych đã phạm sai lầm gì?
Nguyên thủ Ukraine khi
ấy có thể làm gì để đối đầu với cỗ máy nhà nước đã bị Maidan làm tê liệt?
Một là ông
Yanukovych có cơ hội dùng những quyền lập hiến của Tổng thống và cương quyết
khôi phục trật tự ở thủ đô bằng vũ lực; hai là ông có thể thừa nhận sự thất
bại của bản thân, tuyên bố từ nhiệm và nhờ đó đảm bảo tính liên tục cho tiến
trình lập hiến trong nước, không để xảy ra một cuộc đảo chính bất hợp pháp.
Phải thừa nhận
là cả hai phương án đều xấu đối với ông. Đi theo phương án thứ nhất có nghĩa
Tổng thống sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm về khả năng tổn thất sinh mạng, còn
phương án thứ hai đồng nghĩa với sự đầu hàng chính trị hoàn toàn của ông. Tuy
nhiên, cả 2 phương án này đều giúp Ukraine tránh được những hậu quả
tai hại như ngày nay.
Nhưng lựa chọn
cuối cùng của ông Yanukovych không đơn giản là xấu mà gây nên tai họa khủng
khiếp. Ông đã gộp đầy đủ những hậu quả tiêu cực nhất của hai phương án đầu
tiên nhưng không hề thu được bất kỳ tác động tích cực mà một trong hai có thể
đem lại.
Ông Yanukovych đã không hoàn thành trách nhiệm của một vị Tổng thống |
Ban đầu, chính
quyền ông Yanukovych toan tính dùng vũ lực trấn áp EuroMaidan, nhưng sau khi
có quá nhiều người chết và bị sức ép quá lớn của phương Tây cùng những kẻ tổ
chức ra phong trào “Cách mạng Cam”, ông lập tức chùn bước và tìm cách đổ lỗi
cho các lãnh đạo công an.
Giới an ninh
nhận ra nhà cầm quyền sẵn sàng sử dụng họ nhưng không sẵn sàng bảo vệ họ.
Chính quyền trong tay ông Yanukovych đã bộc lộ sự hoảng sợ và do dự. Các
chiến binh Maidan nắm được lợi thế tâm lý vô cùng quan trọng và tiếp tục lấn
tới khiến chính quyền của ông không còn khả năng định hướng.
Thuyền trưởng
phải là người cuối cùng rời con tàu gặp nạn. Ông Yanukovych đã thực hiện sai
lầm chính trị nghiêm trọng khi rời khỏi Ukraine , mà nói thực chất là bỏ
chạy khỏi đất nước mà không viết đơn từ nhiệm. Nếu ông làm như thế, những kẻ
tổ chức EuroMaidan không còn lí do gì để lộng hành.
Cựu tổng thống
Yanukovych đã bỏ lại vị trí chỉ huy không kịp bàn giao trọng trách và để con
tàu nhà nước Ukraine
tự lênh đênh. Nhà nước Ukraine
như rắn mất đầu, quá trình lập hiến của đất nước sụp đổ và Ukraine vẫn
tiếp tục va vào đá ngầm.
Hiện trạng đất
nước loạn lạc, nội chiến liên miên, kinh tế sụp đổ của Ukraine hiện
nay một phần chính là hệ quả những quyết định của người đã từng cầm lái và
trách nhiệm lớn thuộc về cựu Tổng thống Yanukovych!
Người ủng hộ bà Yulia Tymoshenko làm một túi đấm in hình cựu Tổng thống Yanukovych |
Nhìn lại cuộc
chính biến trên quảng trường Độc Lập
Cuộc chính biến
Maidan bắt đầu vào tháng 11-2013. Những cuộc biểu tình và chiếm đóng Quảng
trường Độc lập do những người biểu tình thuộc phe đối lập Ukraine thân EU thực hiện, xuất phát từ việc
ông Yanukovych từ chối ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraine và EU
(Ukraine-European Union Association Agreement).
Sự việc càng
trở lên nghiêm trọng hơn khi ông Yanukovych quay sang tìm sự trợ giúp từ phía
Nga để nhận được khoản viện trợ tài chính lên tới 15 tỉ USD cũng như kết hợp
quan hệ chặt chẽ hơn với Nga. Đến tháng 1 năm 2014, các cuộc biểu tình đã trở
nên căng thẳng dẫn tới xô xát giữa lực lượng biểu tình và lực lượng an ninh,
dẫn tới đổ máu cho cả 2 bên.
Đến giữa tháng
2 năm 2014, những cuộc đàm phán giữa ông Yanukovych và phe đối lập đã thất
bại. Ukraine đang trên bờ vực tai họa của một cuộc bạo loạn, 28 người biểu
tình cùng với 7 cảnh sát và một người dân thường đứng ngoài xem bị giết chết
và 335 người bị thương chỉ riêng ngày 18 tháng 2.
Tổng cộng có ít
nhất 77 người đã phải bỏ mạng và hàng trăm người bị thương cho đến ngày 21
tháng 2 (tin của bộ Y tế) trong những cuộc đụng độ đẫm máu tại thủ đô Kiev.
Trong khi đó những nguồ tin độc lập khẳng định co số người chết đã lên tới
hơn 100 người.
Ông Viktor
Yanukovych đã bỏ chạy khỏi Kiev
vào ngày 21-2-2014.
Ngày 22-2, Quốc
hội Ukraine đã thông qua bỏ phiếu bãi bỏ tư cách tổng thống với tội danh là
"từ bỏ trách nhiệm theo hiến pháp, đe dọa chức năng của nhà nước, toàn
vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine", đồng thời bổ nhiệm một đại diện
của Đảng “Tổ quốc”, ông Alexander Turchinov làm Tổng thống tạm quyền.
Cựu Tổng thống Yanukovych, cựu Thủ tướng Mikola Azarov và cựu Tổng Công tố Ukraine Viktor Pshonok đã nhận quốc tịch Nga |
Ngày 23-2-2014,
Yanukovych đã bị chính đảng của mình lên án là bỏ chạy hèn nhát. Tuy nhiên,
trong cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi đến Nga ngày 2 tháng 4 năm 2014, Viktor
Yanukovych nói rằng ông vẫn là một Tổng thống hợp Hiến của Ukraine và bị
mất chức do đảo chính của những kẻ thân phương Tây.
Vào hôm
21-10-2014, Tổng thống Poroshenko đã ký một sắc lệnh cho mở phiên tòa xét xử
vắng mặt cựu Tổng thống Viktor Yanukovych về những cáo buộc liên quan tới cái
chết của những người biểu tình khi ra lệnh cho cảnh sát bắn hạ người dân,
cùng việc tham ô một lượng lớn tài sản và tiền mặt của Nhà nước.
Hiện nay, ông
Yanukovych đang cư trú ở Nga nhưng Quốc hội Ukraine (tức Verkhovna Rada) đã
thông qua quyết định tước chức danh của ông vào ngày 4-2-2015 vừa qua. Quyết
định được 281 đại biểu bỏ phiếu thông qua, trong khi yêu cầu tối thiểu là 226
phiếu.
Theo quyết định
trên, Quốc hội Ukraine
chính thức phủ nhận chức danh Tổng thống cũng như tất cả lợi ích và đặc quyền
theo pháp luật của ông Viktor Yanukovych. Đồng thời, chính quyền mới ở Kiev đề nghị Interpol phát lệnh truy nã và yêu cầu Nga
dẫn độ ông về Ukraine
xét xử.
Tuy nhiên, cho
đến thời điểm này, chính phủ Nga vẫn coi ông Yanukovych là “Tổng thống hợp
Hiến bị lật đổ” và quyết tâm bảo vệ bằng cách trao cho ông quốc tịch Nga vào
đầu tháng 10 năm 2014 cùng với cựu Thủ tướng Ukraine Mikola Azarov và cựu
Tổng Công tố Viktor Pshonok cũng như gia đình họ.
Tuy Nga đã từ
chối dẫn độ ông về Ukraine chịu sự xét xử của chính quyền mới ở Kiev nhưng
chắc chắn trong quãng đời còn lại, vị cựu Tổng thống Ukraine này cũng sẽ chịu
sự dằn vặt của lương tâm, bởi những sai lầm lớn của ông đã góp phần làm tan
nát đất nước.
(Theo Đất Việt) Thiên Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét