Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

23:56

Thêm bằng chứng về ngày tận thế?
Các nhà khảo cổ học Mexico vừa tiết lộ đang lưu giữ một cổ vật của người Maya, trên đó khắc một ngày cụ thể vào năm 2012, và trùng với ngày được cho là tận thế!
Tàn tích Comalcalco, nơi có cấu trúc đặc biệt trong số những đền thờ của người Maya.
Viện khảo cổ tại Mexico luôn bảo lưu ý kiến rằng không có chuyện người Maya cổ đại từng dự đoán một dạng ngày tận thế có thể xảy ra vào năm 2012. Tuy nhiên, các chuyên gia của viện này vừa thừa nhận đang giữ trong tay một đồ tạo tác thứ hai có đề cập đến thời điểm đặc biệt đó, được tìm thấy tại tàn tích Comalcalco ở phía nam Mexico.
Trước nay, hầu hết các chuyên gia đều chỉ viện dẫn đến một di vật tham khảo duy nhất, chiếc bàn đá tại khu Tortuguero ở bang Tabasco. Tuy nhiên, Viện Nhân loại học và Lịch sử quốc gia (Mexico) đã nói rõ trong một tuyên bố mới đây rằng trên thực tế có thêm một di vật thứ hai cũng mang theo bản khắc về ngày tận thế, đó là một viên gạch được tìm thấy tại khu đền thờ Comalcalco.
Phát ngôn viên của viện khảo cổ là Arturo Mendez cho biết viên gạch đã được phát hiện cách đây vài năm. Chứng cứ quan trọng trên chưa từng được triển lãm công khai và hiện được gìn giữ cẩn thận tại viện này. “Viên gạch Comalcalco”, tên của di vật vừa đề cập, đã được thảo luận trên một số diễn đàn trên mạng.
Nhiều người vẫn nghi ngờ về khả năng liệu nó ghi rõ ngày 21-12-2012 hay là 23-12-2012, những ngày mà vô số tín đồ theo giả thuyết ngày tận thế từng cho rằng có thể là thời điểm mà nhân loại diệt vong.
Tương lai hay quá khứ?
AP dẫn lời David Stuart, chuyên gia về chữ viết người Maya của Đại học Texas, cho hay ông không nghĩ rằng nội dung trên viên gạch Comalcalco đề cập đến một ngày nào đó vào năm 2012. Theo Stuart, ngày trên viên gạch được tính theo Vòng lịch, có nghĩa là lịch biểu 52 năm. Sau khi kết thúc 1 vòng, lịch lại khởi động vòng khác.
Ngày này cũng trùng hợp với ngày chấm dứt Baktun thứ 13, tức khoảng 5.125 năm, do mỗi Baktun kéo dài 394 năm. Lịch Đếm Dài của người Maya bắt đầu vào năm 3.114 trước Công nguyên, và Baktun 13 chấm dứt vào khoảng 21-12-2012.
Tuy nhiên, ngày trên viên gạch cũng trùng với những thời điểm tương tự trong quá khứ, theo ghi nhận của chuyên gia Stuart. Ông còn phân tích rõ có thể cái ngày ghi trên gạch là một thời điểm cụ thể nào đó đã xảy ra, vì chẳng có từ nào đề cập đến thì tương lai.
                         Viên gạch đang gây tranh cãi.
Cả hai bản khắc, gồm chiếc bàn Tortuguero và viên gạch Comalcalco, có niên đại khoảng 1.300 năm trước, và đều tối nghĩa như nhau. Trong khi chiếc bàn đá rõ ràng đề cập một sự kiện có thể diễn ra vào năm 2012, nhưng một đường rãnh ngay trên đoạn văn cuối khiến nội dung của nó hầu như không đọc được.
Còn văn tự trên viên gạch miêu tả về một điều gì đó vào năm 2012 có liên quan đến Bolon Yokte, một vị thần bí ẩn của người Maya chịu trách nhiệm về chiến tranh và sự sáng tạo. Tuy nhiên, một lần nữa dấu vết xói mòn và một vết nứt khác xóa đi một phần nội dung của đoạn cuối. Nhưng một số chuyên gia cũng cố dịch lõm bõm phần còn lại, có thể là: “Ông ấy sẽ hạ xuống từ trời cao”.
Trong nỗ lực tìm ra câu trả lời thuyết phục nhất cho những ai vẫn tin rằng ngày tận thế đang đến gần, viện khảo cổ chuẩn bị tổ chức hội nghị thảo luận bàn tròn đặc biệt với sự tham gia của 60 chuyên gia về nền văn minh Maya tại Palenque, ở miền nam Mexico.
Mục đích của cuộc hội thảo này là nhằm xua tan những nghi ngờ về giả thuyết cho rằng các di vật chỉ đề cập đến thời điểm chấm dứt một chu kỳ và khởi động một chu kỳ mới, chứ chẳng phải là tận thế hay là ngày tàn của địa cầu gì cả.
Theo Thanh Niên
21:32

Cô gái tuyệt sắc đang làm dân mạng 'phát cuồng'

Gương mặt kiều diễm đến mức hoàn mỹ của một cô gái Nhật Bản không chỉ hớp hồn các đấng mày râu xứ sở hoa anh đào mà còn làm các chàng trai Trung Quốc điên đảo.
Khi vẻ đẹp của mỹ nữ này chưa được giới thời trang phát hiện, hình ảnh của cô đã xuất hiện trên các trang mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều chàng trai nhầm tưởng đó là một thiếu nữ đại lục, có nét đẹp hao giống với phụ nữ xứ phù tang. Không ít người điên cuồng săn lùng thông tin về hotgirl bí ẩn này, nhưng sự thực về cô gái trẻ mang gương mặt búp bê vẫn là một ẩn số.
Mãi tới khi trang TC Candler của Mỹ bình chọn cô gái này là một trong 100 gương mặt đẹp nhất năm 2010, các anh chàng si tình người Trung Quốc mới biết những thông tin chính xác về "người trong mộng" của mình. Mỹ nữ này hóa ra lại là người mẫu Nhật Bản, tên là Sasaki.
Sinh tháng 2/1988, Sasaki cao 1m68, hiện sống tại Akita. Vẻ đẹp thiên thần của Sasaki được phát hiện sau cuộc thi tìm kiếm người đẹp toàn quốc do tạp chí truyện tranh Nhật Bản tổ chức. Hiện, cô gái 22 tuổi này được mệnh danh là hotgirl có nét đẹp tiêu biểu cho phụ nữ Nhật Bản hiện đại.
Ngắm nhìn vẻ đẹp xiêu lòng của mỹ nữ Sasaki Nozomi:











                                                          (ĐVO) Mai Anh (theo Tiexue)

21:15

Thủ tướng Thái thăm Việt Nam sau khi ra viện
Thăm chính thức Việt Nam chiều 30-11, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra nhận được sự đón tiếp long trọng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bà Yingluck đến Việt Nam ngay sau khi xuất viện trưa cùng ngày
Theo TTXVN, chiều 30-11, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Đây là chuyến thăm theo thông lệ ASEAN sau khi người đứng đầu chính phủ các nước thành viên nhậm chức và là chuyến thăm thứ 6 của bà Yingluck trên cương vị thủ tướng.

Thắt chặt quan hệ Việt - Thái
  
Ngay sau lễ đón trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã có cuộc hội đàm tại trụ sở Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng bà Yingluck Shinawatra được bầu làm nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan, đồng thời tin tưởng bà sẽ điều hành đất nước tiếp tục phát triển phồn vinh, không ngừng nâng cao vị thế trong khu vực và quốc tế.

Chân thành cảm ơn sự đón tiếp chu đáo của chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Yingluck cũng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu mà Việt Nam đã dành cho Thái Lan trong trận lũ lụt lịch sử vừa qua.

Thủ tướng Yingluck đề nghị hai bên cần tăng cường tháo gỡ thủ tục nhằm thúc đẩy giao thương hàng hóa và du lịch. Thủ tướng Yingluck khẳng định chính phủ Thái Lan sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong đầu tư phát triển năng lượng, xuất khẩu gạo, du lịch...

Hai Thủ tướng cũng trao đổi nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh hợp tác như tăng cường tuần tra chung trên biển, phòng chống tội phạm, sản xuất và kinh doanh lúa gạo, cùng nhau sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên sông Mekong
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn các cấp chính quyền Thái Lan tiếp tục tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt làm ăn sinh sống ổn định tại Thái Lan. Còn Thủ tướng Yingluck đề nghị sớm hoàn thành kết nối giao thông giữa Việt Nam – Lào - Thái Lan và triển khai có hiệu quả các cơ chế hợp tác trong tiểu vùng.

Thủ tướng Yingluck đã trân trọng mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm chính thức Thái Lan. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vui vẻ nhận lời, thời gian chuyến thăm sẽ được thu xếp qua đường ngoại giao.

Tối cùng ngày, Thủ tướng Yingluck Shinawatra rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Xuất viện để đến thăm Việt Nam

Trước đó, cuối buổi sáng 30-11, phát ngôn viên chính phủ Thái Lan, bà Titima Chaisang, cho biết sức khỏe của thủ tướng đã cải thiện sau một đêm điều trị trong bệnh viện. Ngay sau khi xuất viện, bà Yingluck lập tức đến sân bay để khởi hành thăm Việt Nam theo lịch trình. Tháp tùng Thủ tướng Yingluck là Bộ trưởng Ngoại giao Surapong Tovichakchaikul. 
  
Bà Titima cung cấp thêm thông tin: “Thủ tướng sẽ hội đàm song phương với lãnh đạo Việt Nam, nhưng nhiều khả năng sẽ không ở lại dự tiệc chiêu đãi tối của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng”.

Nội dung trao đổi giữa lãnh đạo 2 nước sẽ bàn về thương mại, đầu tư và du lịch, trong đó có đề xuất về thị thực chung cho các quốc gia ASEAN. Ngoài ra còn có các giải pháp ứng phó với thảm họa, bảo vệ môi trường sông Mekong và an ninh lương thực.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Surapong tiết lộ sức khỏe của thủ tướng chưa hoàn toàn hồi phục nên trong đoàn cùng đi sẽ có một nhóm y, bác sĩ. "Thủ tướng không muốn hủy chuyến thăm Việt Nam vì phía chủ nhà đã hoàn tất các thủ tục đón tiếp. Sau khi trở về, nếu sức khỏe không khá hơn, thủ tướng sẽ lại nhập viện" - ông Surapong nói.

Tờ The Nation dẫn lời ông Surapong cho biết phái đoàn xuất phát lúc 13 giờ ngày 30-11 (giờ địa phương) và quay lại Bangkok lúc 20 giờ cùng ngày. Tuy nhiên, theo tờ Bangkok Post, dự kiến 23 giờ đêm 30-11, bà mới đáp xuống sân bay quốc tế Suvarnabhumi ở Bangkok.
Bà Yingluck phải nhập viện Praram 9 rạng sáng 29-11 vì bị tiêu chảy, mệt mỏi, đau bụng và nôn mửa. Bác sĩ Arthit Jiaranaisilawong, trợ lý giám đốc bệnh viện Praram 9, cho biết thủ tướng bị ngộ độc thực phẩm, có thể do bà đã ăn hải sản vào ngày 28-11.

Tất cả lịch làm việc ngày 29-11 của bà Yingluck bị hủy bỏ. Phó Thủ tướng Yongyuth Wichaidit đã thay mặt bà điều hành cuộc họp nội các hàng tuần vào hôm qua.

Đây là lần thứ hai bà Yingluck vắng mặt trong cuộc họp nội các hàng tuần. Lần đầu là vào ngày 15-11, bà phải lưu lại tỉnh Sing Buri sau khi tới thăm các nạn nhân lũ lụt. Tại cuộc họp ngày 15-11, tranh cãi lớn nổ ra khi nội các xem xét dự luật ân xá hoàng gia.

Dự luật được cho là đã chỉnh sửa để có lợi cho anh trai bà Yingluck, cựu Thủ tướng đang sống lưu vong Thaksin Shinawatra. Tuy nhiên, sau đó chính phủ Thái Lan cho biết đề xuất ân xá năm nay không khác mọi năm.

Lên nắm quyền vào tháng 8, nữ thủ tướng 44 tuổi của Thái Lan gần như ngay lập tức phải vật lộn với cuộc khủng hoảng lũ lụt tồi tệ nhất Thái Lan trong vòng nửa thế kỷ qua, cướp đi sinh mạng của hơn 600 người.
Một số hình ảnh chuyến thăm của Thủ tướng Thái Lan:




                                 (NLĐO) – Bằng Vy (Theo The Nation, Bangkok Post, AFP)
19:44

Rađa Nga kiểm soát toàn bộ châu Âu
Hệ thống rađa mới lắp đặt tại Kaliningrad có thể giám sát toàn bộ các tên lửa phóng ra tại lục địa châu Âu, bao gồm cả Anh.

Quan chức quân đội Nga chào đón Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên bang Nga Dmitry Medvedev tại hệ thống rađa ở Kaliningrad ngày 29/11/2011. Ông Medvedev nói rằng việc đưa hệ thống vào trực chiến nhằm củng cố khả năng phản ứng về mặt quân sự đối với các kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ. Ảnh: AP
Hệ thống mới này đóng vai trò quan trọng trong các biện pháp phức tạp mà Nga sử dụng để đáp trả với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Tờ Pravada trích lời ông Viktor Esin, cựu lãnh đạo lực lượng tên lửa của Nga: trạm rađa sẽ phục vụ hệ thống phòng không vào ngày 29/11.
Hệ thống cảnh báo tên lửa Voronezh-DM đặt tại khu vực Pionerskoye thuộc Kaliningrad.
Theo ông Viktor Yesin, trạm rađa này sẽ giám sát hướng phương Tây trong khoảng cách trên 6.000 km. "Hệ thống bao phủ khắp cả châu Âu, bao gồm cả Vương quốc Anh".
Hệ thống này sẽ phát hiện mọi tên lửa phóng đi từ châu Âu và giám sát không phận phía tây từ Bắc cực tới bắc Phi.
Trạm rađa thuộc thế hệ mới này do Trung tâm Nghiên cứu Radio Viễn thông tầm xa Moscow phát triển. Không giống như các trạm rađa thế hệ trước đó, Voronezh-DM chỉ có 23 khối thiết bị. Trạm rađa mới này tiêu thụ ít hơn 40% điện năng so với hệ thống cũ.
Nếu cần, trạm rađa này có thể triển khai nhanh chóng. Nga còn có một trạm rađa tương tự hoạt động ở miền nam đất nước, khu vực Krasnodar. Một trạm tương tự như vậy cũng sẽ hoạt động vào năm 2012 tại Irkutsk (Siberia).
Trạm rađa tại Kaliningrad sẽ phục vụ trong suốt 20 năm và sau đó có thể được hiện đại hóa.
Tuần qua, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra một tuyên bố "cứng rắn" bất thường liên quan tới việc Mỹ từ chối đảm bảo rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của họ có thể nhằm vào Nga.
Cùng lúc, ông Medvedev đã yêu cầu Bộ Quốc phòng đặt trạm rađa ở Kaliningrad vào trực chiến và củng cố khả năng phòng vệ của các lực lượng hạt nhân chiến lược.
Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên bang Nga Dmitry Medvedev cũng công bố những biện pháp trả đũa mà Nga sẽ áp dụng nếu Mỹ và NATO triển khai hệ thống "lá chắn tên lửa" tại châu Âu mà không tính đến lập trường và lợi ích của nước này.
Một số hình ảnh về hệ thống rađa Voronezh-DM tại Kaliningrad.





 
                                                    (Vietnamnet) Lê Thu tổng hợp
19:01

“Đồng Euro sẽ cáo chung vào Giáng sinh?”
Phát biểu trên đài truyền hình Nga tối 27/11, chuyên gia kinh tế Pháp, Jacques Attali, tuyên bố đồng Euro có thể sụp đổ vào lễ Giáng sinh, nếu châu Âu không thực hiện đủ các biện pháp chống khủng hoảng ở cấp liên minh (EU).
Viễn cảnh của đồng Euro ngày một trở nên u ám hơn và giới đầu tư đang dần mất tin tưởng vào sự tồn tại của đồng tiền này.
Theo ông, để ngăn chặn, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cần được phép mua trái phiếu của chính phủ các nước lâm vào khủng hoảng, cắt chủ quyền tài chính của họ thông qua kiểm soát ngân sách siêu quốc gia, đổi mới luật pháp trong EU.
Cùng ngày, ngân hàng UBS của Thụy Sỹ cũng cảnh báo rằng, thị trường đã tính đến khả năng đồng Euro sụp đổ bởi tình huống xấu có thể đến nhanh hơn so với khả năng ứng phó của giới chính trị gia.
Theo quan chức UBS, nhà đầu tư cho rằng nếu Đức không hướng đến một liên minh tài khóa thống nhất với các đối tác hoặc ECB không muốn mua không hạn chế trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp, Khu vực đồng Euro sẽ tan rã.
Trên thực tế, không phải tới tuyên bố của ông Attali hay từ UBS, mà ngay đầu tuần qua, thị trường đã ồn ào câu chuyện này, đặc biệt là khi một loạt nước như Hungary, Bồ Đào Nha và Bỉ bị hạ bậc tín nhiệm, trong khi chi phí vay mượn của Pháp tăng vọt.
Hôm 24/11, tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings đã hạ bậc tín dụng của Bồ Đào Nha từ BBB- xuống BB+, do nước này bị mất cân bằng về tài chính, nợ công cao và tình hình kinh tế yếu kém gây rủi ro cho kế hoạch khắc khổ.
Theo chuyên gia kinh tế Filipe Garcia, việc Fitch Ratings hạ mức xếp hạng tín dụng không làm thay đổi điều kiện tài chính của Chính phủ Bồ Đào Nha, nhưng điều này có thể sẽ làm xấu đi tình hình tài chính của các công ty.
Fitch nhận định rằng tình trạng suy thoái kinh tế sâu rộng càng thách thức chính phủ Bồ Đào Nha cắt giảm thâm hụt ngân sách nhiều hơn. Thế nhưng, Fitch vẫn hy vọng nước này sẽ đáp ứng các mục tiêu tài chính trong năm nay và cả năm tới.
Ngoài ra, theo Fitch, tổng số nợ của Bồ Đào Nha sẽ đạt đỉnh điểm 116% GDP vào năm 2013. Fitch còn cảnh báo tình hình kinh tế hoặc tài chính xấu đi có thể làm cho nước này bị hạ mức xếp hạng tín dụng thêm nữa.
Cũng trong ngày 24/11, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's ngày 24/11 đã đánh tụt hạng tín nhiệm của trái phiếu Chính phủ Hungary xuống một bậc, từ "Baa3" xuống mức "Ba1", và vẫn giữ nguyên đánh giá triển vọng tiêu cực của kinh tế Hungary.
Mood's giải thích việc hạ mức xếp hạng tín dụng này do chưa nhìn thấy khả năng chắc chắn trong giai đoạn trước mắt Hungary có thể đáp ứng được các mục tiêu củng cố ngân sách và giảm nợ công bởi chi phí tài chính cao, môi trường tăng trưởng thấp.
Moody's nói sẽ tiếp tục xem xét hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Hungary, nếu nước này không có những tiến bộ rõ rệt trong củng cố tài chính mà nguyên nhân là từ việc thiếu tiến bộ trong cải cách cơ cấu và thực hiện kế hoạch trung hạn.
Sự việc chưa dừng lại ở đó, một ngày sau, hôm 25/11, Standard & Poor's (S&P), một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới, đã đánh tụt xếp hạng tín dụng của Bỉ từ mức AA+ xuống mức AA.
S&P còn kèm theo nhận xét quan ngại về sức ép tài chính và thị trường Bỉ sẽ phải hứng chịu trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục xấu đi.
Trong bản thông cáo của mình, S&P cho biết khả năng của Chính phủ Bỉ trong việc ngăn chặn nợ công gia tăng sẽ bị hạn chế do mất đòn bẩy tài chính trong khu vực tư nhân tại Bỉ và các thị trường thuộc các đối tác thương mại chủ chốt của Bỉ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Bỉ Didier Reynders vẫn nhận định rằng mức xếp hạng tín dụng của nước này là một trong những mức khá nhất tại châu Âu, và quy mô nợ công hiện đang giảm xuống.
Mặc dù tổng nợ công của Bỉ hiện xấp xỉ bằng mức GDP, biến nước này thành một trong những quốc gia nợ nần nhiều nhất của châu Âu, mức thâm hụt ngân sách năm nay được dự kiến sẽ chỉ ở mức tương đối thấp 3,6%.
Trong một diễn biến khác, hôm 25/11, các nước thuộc Khu vực đồng Euro có thị trường tài chính quốc gia ổn định nhất, gồm Đức, Hà Lan và Phần Lan, đã loại trừ khả năng phát hành loại trái phiếu chung của khu vực này.
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp, ba nước nói trên cho rằng các nước Khu vực đồng Euro đang "oằn" mình dưới gánh nặng nợ công cần nhanh chóng cải tổ cơ cấu và tuân thủ kỷ luật ngân sách nghiêm ngặt.
Cũng tại cuộc họp này, bộ trưởng bộ tài chính ba nước đã thảo luận cách tiếp cận kép để ổn định thị trường trái phiếu quốc gia khu vực, là tăng vốn cho Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) và kêu gọi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) can dự tích cực hơn.
Cuộc tham vấn nói trên mở màn cho một loạt cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh quan trọng của Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 9/12 tới tại Brussels (Bỉ), trong đó dự kiến các nước sẽ đưa ra chương trình bình ổn mới cho Khu vực đồng Euro.
Cũng liên quan tới vấn đề nợ công châu Âu, cuối tuần qua, lợi suất trái phiếu chính phủ của Pháp bất ngờ tăng vọt, gây ra những lo lắng của giới đầu tư toàn cầu về khả năng cuộc khủng hoảng đã vào tới tận trung tâm lục địa già.
Như vậy là sau Ireland, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Italy và Tây Ban Nha, tiếng chuông cảnh báo khủng hoảng nợ công đã bắt đầu rung lên ở Pháp, làm dấy lên mối lo ngại rằng Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang ngày một “nguy kịch”.
Các chuyên gia phân tích tài chính quốc tế cho rằng Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone, đang nằm trong "vòng nguy hiểm" khi phí tổn vay mượn của Paris đã tăng tới mức được xem là "không thể chống đỡ nổi".
Tờ Le Monde của Pháp đặt câu hỏi, liệu sau Hy Lạp và Italy có phải là nước Pháp, đồng thời công bố những số liệu đáng báo động, cho thấy các khoản nợ của Pháp đã chạm ngưỡng 1.700 tỷ Euro, chỉ thấp hơn một chút so với mức 1.900 tỷ Euro của Italy.
Theo giới phân tích, tình hình nợ công của Pháp có phần còn rủi ro hơn cả Italy, bởi lẽ chủ các khoản nợ chính phủ Italy là những nhà đầu tư trong nước, trong khi đó Pháp lại chủ yếu vay nợ nước ngoài.
Còn tờ Les Echos cho hay, tinh thần của các chủ doanh nghiệp Pháp tiếp tục đi xuống trong tháng 11, theo điều tra của Cơ quan thống kê quốc gia Pháp (Insee). Các doanh nghiệp hạn chế đầu tư, việc làm mới không được tạo thêm.
Cụ thể, GDP quý 4 của Pháp có khả năng giảm sút. Hầu hết các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng. Đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng sụt giảm, đây là yếu tố gây lo ngại đặc biệt. Tỷ lệ vay tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng giảm xuống trong tháng 9.
Insee thông báo, số việc làm gần như không tăng, chỉ duy nhất có thêm 7.400 việc làm trong ngành thương nghiệp. Nếu điều này được khẳng định, thì chiều hướng tăng trưởng việc làm, bắt đầu từ đầu năm 2010, đã bị ngưng lại.
Với mức tăng trưởng dự kiến 1% trong 2012, Bộ Tài chính Pháp hy vọng sẽ có thêm 80.000 việc làm mới được tạo ra, có nghĩa là thấp hơn hai lần so với kỳ vọng. Theo Les Echos, mức độ tạo việc làm mới có thể không đủ để ngăn chặn nạn thất nghiệp.
Như vậy, với hàng loạt diễn biến có vẻ ngày một tồi tệ hơn, viễn cảnh kinh tế tài chính của Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang trở nên tối tăm và tạo tiền đề nhiều hơn cho những dự báo về “ngày tàn” của đồng Euro đang tới gần.

                                 Nguồn VNECONOMY (Tiêu đề do Kinh Bắc đặt)

Khi năng lực, trí tuệ thực tế được coi trọng:

15:01
Bằng giả sẽ không thể tồn tại*

Thời gian qua tại nhiều trường ĐH ở TP.HCM đã phát hiện hàng trăm trường hợp sử dụng bằng giả được làm rất tinh vi. Điều đáng nói là các “cò” vẫn nhởn nhơ mua bán mà không hề bị xử lý.

Cứ kiểm tra là phát hiện bằng giả
Vừa qua, Phòng Đào tạo -Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM nhận thư yêu cầu xác minh văn bằng của một thạc sĩ tên Tín của một cơ quan hành chính cấp tỉnh. Trước đó, một ngân hàng cũng đã nhờ Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM xác minh bằng của thạc sĩ tên Tín này. Sau khi đối chiếu các danh sách, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cho biết, người có tên là Tín này dùng bằng giả.
Tương tự, Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh 3 TP.HCM nhờ Trường ĐH Tài chính Marketing xác nhận bằng cử nhân mang tên Lê Anh Khoa (sinh năm 1986), tốt nghiệp ngành tài chính - ngân hàng năm 2009, loại hình đào tạo chính quy. Trường đã tiến hành kiểm tra hồ sơ, xác nhận đây không phải là sinh viên của trường, và bằng đương nhiên là giả.
Ông Hứa Minh Tuấn – Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Tài chính Marketing TP.HCM cho biết, từ đầu năm đến nay trường đã nhận được yêu cầu xác minh và phát hiện hơn 10 trường hợp sử dụng bằng giả. “Đối tượng làm bằng giả sử dụng công nghệ in ấn, sao chụp tinh vi nên khó phát hiện bằng mắt thường, các khoa của trường phải lục lại hồ sơ để đối chiếu”- ông Tuấn nói.
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng cho biết, hàng loạt các ngân hàng đã nhờ trường xác minh bằng cử nhân và thạc sĩ nghi là giả và trường đã phát hiện 80 trường hợp làm bằng giả. “Nhiều trường hợp phát hiện khi đến nộp để xin việc; một số trường hợp khác thì đang làm việc, mua bằng thạc sĩ để thăng chức và hưởng mức lương cao”- một cán bộ phòng đào tạo cho biết.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là các trường hầu như không báo cơ quan chức năng, lực lượng an ninh mà chỉ âm thầm tự xử lý.
Trao đổi với chúng tôi, TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho biết: “Để hạn chế tình trạng mua bán, sử dụng bằng giả tràn lan như hiện nay, các cơ quan, đơn vị cần kiểm tra chặt chẽ những văn bằng, giấy tờ của nhân viên, người xin việc... Trường hợp nghi ngờ văn bằng có dấu hiệu làm giả thì nhanh chóng gửi văn bản kèm theo bản sao của văn bằng để trường xác nhận thông tin”.
Trường có cách chống giả mạo là đưa danh sách các em nhận bằng lên web và cập nhật thường xuyên. Ông Dũng cũng cho biết thêm: “Từ đầu năm đến nay, qua xác minh, chúng tôi đã phát hiện hơn 30 trường hợp làm bằng giả”.
Khóc, cười với bằng giả
Những “người trong cuộc” buộc phải mua bán bằng giả, khi cầm trên tay tấm bằng dường như lương tâm cũng không thanh thản. Phải rất khó khăn, chúng tôi mới tiếp cận được với một thanh niên tên Dũng, sử dụng bằng giả để xin việc. Dũng kể: Em lên trang mạng www.cho...com rồi hẹn để mua bằng đại học với giá 10 triệu đồng. Dũng đã đặt cọc cho họ 2 triệu đồng, họ hẹn sau một tuần đến lấy bằng và đưa số tiền còn lại.
Khi nhận bằng xong, em nộp hồ sơ xin việc vào một công ty ở quận 2 và lọt qua vòng sát hạch của công ty. Một tuần lễ sau, Dũng được gọi đi làm, nhưng sau 3 tháng làm việc thì phòng tổ chức gọi Dũng lên nói bằng của em là bằng giả. “Thực sự em thấy trình độ của em hoàn toàn đáp ứng được công việc, chỉ vì không có bằng thật mà em bị đuổi việc”- Dũng bùi ngùi.
Tình trạng bằng giả ở nước ta báo chí đã nói đến nhiều, nhưng cách xử lý ra sao thì rất ít người biết. Nói cho cùng, cũng là do các cơ quan còn quá coi trọng bằng cấp, chức danh này nọ mà chưa đánh giá đúng thực lực; chưa thật minh bạch; xử lý chưa nghiêm.

TS Nguyễn Tiến Dũng
Anh Cường thì “tiền mất tật mang” vì trót sử dụng bằng giả. Câu chuyện của anh bắt đầu khi anh được đề bạt lên chức phó phòng một công ty lớn ở TP.HCM (thuộc nhà nước). “Khi ấy tuổi tôi còn trẻ, bản thân tôi có nhân thân tốt, học hành đàng hoàng và trời cho khả năng tư duy sáng tạo nên các nhiệm vụ cơ quan giao tôi đều hoàn thành một cách xuất sắc. Khi được đề bạt, bộ phận tổ chức cho rằng tôi chưa có bằng thạc sĩ nên chưa thể đảm nhận được công việc. Vì sốt ruột, tôi đã chạy một cái bằng thạc sĩ giả để nộp”.
Sự việc bại lộ, anh Cường cay đắng xin rút lui khỏi danh sách cơ cấu. Đi đâu nghe chuyện thạc sĩ giả tự nhiên thấy chột dạ. Nghe ai gọi tên kèm theo "học vị" thạc sĩ tim bỗng giật thót. “Đọc báo thấy nói chuyện thạc sĩ, lòng tôi cảm thấy nhục nhã và xấu hổ ê chề. Tôi khuyên các bạn trẻ, hãy cố gắng học tập thật tốt chứ đừng làm những chuyện mua bằng cấp. Phải đi bằng đôi chân và trí óc của mình thì sau này mới tốt được” - anh Cường tâm sự.
                     (Dân Việt) - Thanh Tàu (Tiêu đề do Kinh Bắc đặt)
13:45

Giải cứu bất động sản hay giải cứu ngân hàng?*
 NHNN chấp nhận nới tín dụng với bốn nhóm bất động sản được đưa khỏi danh mục phi sản xuất. Tuy nhiên, động thái này được xem là nửa vời và có nguy cơ chệch đích mong muốn.

Cứu bất động sản, ngân hàng được lợi

Theo NHNN, 4 nhóm bất động sản được đưa ra khỏi danh mục "phi sản xuất" bao gồm: nhóm sửa chữa nhà và mua nhà để ở có nguồn trả nợ bằng tiền lương, tiền công; nhóm xây dựng nhà cho người thu nhập thấp; nhóm xây dựng nhà cho công nhân khu công nghiệp; nhóm xây dựng các công trình nhà ở sắp hoàn thiện và sẽ đưa vào sử dụng trước ngày 1/1/2012.

Động thái trên dường như đáp ứng đề xuất "giải cứu" thị trường bất động sản trong bối cảnh thị trường tuột dốc thê thảm do Bộ Xây dựng gióng lên đã vài ba lần trong năm nay.

Mới nghe qua, tưởng như đã có tia sáng le lói phía cuối đường hầm, song nếu bình tâm suy xét kỹ thấy, giải pháp mà NHNN tung ra có vẻ nửa vời, "con bệnh" mới được "tiếp máu" một cách cầm chừng để thử phản ứng, thậm chí chính sách còn có thể đi chệch đích người hoạch định mong muốn.

Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Đỗ Việt, Phó TGĐ Sông Đà Thăng Long cho rằng, không phải bất động sản mà chính là các ngân hàng mới là đối tượng được hưởng lợi thông qua động thái "mở van" tín dụng đối với 4 nhóm bất động sản lần này.

Ông Việt lập luận, đây quả là cơ hội không thể tốt hơn với các ngân hàng đang vật lộn giải quyết các món nợ nhằm kéo tín dụng phi sản xuất về ngưỡng16% trước thời điểm ngày 31/12/2011. Với chính sách mới này, chắc chắn nhiều ngân hàng sẽ thoát được một bàn thua trông thấy vì đã kịp cơ cấu lại danh mục các khoản vay trong giới hạn an toàn.

Việc "cởi trói" tín dụng nói trên không đủ mạnh để xoay chuyển tình thế bi đát hiện tại của thị trường bất động sản mà chủ yếu chỉ có tác động tích cực về tâm lý. Với nhóm được vay để sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương, họ hoàn toàn không phải đối tượng có tác động quyết định đến sự ấm, lạnh của thị trường mà phải là các nhà đầu tư thứ cấp hoặc giới đầu cơ. Cho dù có được vay chăng nữa, nhưng với lãi suất cao ngất hiện nay, liệu người làm công ăn lương có dám vay hay không? Nếu được vay thì các quy định, điều kiện cụ thể kèm theo ra sao và bao giờ mới được ban hành, liệu có thuận lợi hay chỉ là một "miếng bánh" đầy rẫy các thủ tục mang tính thách đố?

Nhóm thứ nhất được hưởng ưu đãi tín dụng dành cho đối tượng là khách hàng, ba nhóm ưu đãi còn lại thuộc về các chủ đầu tư. Trong đó, hai nhóm xây dựng nhà cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp cũng xương xẩu không kém nếu xem xét trong bối cảnh lãi suất quá cao, lợi nhuận lại thấp. Thực tế, trừ khu nhà thu nhập thấp tại Hà Đông do Vinaconex Xuân Mai làm chủ đầu tư đắt khách nhờ vị trí khá đắc địa, một loạt các khu khác tại Hà Nội phải liên tục xin mở rộng đối tượng được mua vẫn ế khách. Sản phẩm không bán được, liệu doanh nghiệp có hào hứng nhảy vào kinh doanh?

Với nhóm xây dựng các công trình, dự án phát triển nhà ở sắp hoàn thiện và sẽ được bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 1/1/2012, sự nới lỏng tín dụng quả thật không khác gì một sự đánh đố. Bởi lẽ, với những dự án thuộc dạng "trèo cây sắp tới ngày hái quả", đương nhiên chủ đầu tư đã phải bố trí xong vốn từ lâu, có vay thì đã vay rồi.

Một chủ đầu tư có cỡ ở Hà Nội tâm sự, khi đã trót triển khai dự án, ở thế cưỡi lên lưng cọp rồi, kể cả lãi suất cao mấy vẫn phải cắn răng mà vay để hoàn thiện công trình, tăng giảm mấy phần trăm không quan trọng, miễn sao có tiền làm tiếp. Dự án nào sắp hoàn thành mà không bố trí được vốn có nghĩa là chủ đầu tư sắp vỡ nợ, không nhà băng nào dám bắt tay.

"Trạng chết chúa cũng băng hà"

Ông Nguyễn Đỗ Việt nhận xét, lâu nay đa phần các ngân hàng vốn "dính líu" quá chặt với bất động sản, nhiều ngân hàng có hàng trăm thậm chí tới cả ngàn tỷ dư nợ tín dụng bất động sản. Nếu doanh nghiệp bất động sản chết, ngân hàng sẽ rơi vào cảnh "trạng chết chúa cũng băng hà" bởi những khoản nợ khổng lồ không thu hồi được.

Không ít ngân hàng lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan, nếu doanh nghiệp vỡ nợ, nhà băng siết nợ bằng cách phát mãi dự án, nhưng với tình hình hiện nay chắc chắn không dễ xơi chút nào. Càng tệ hơn nếu ngân hàng công bố công khai các khoản nợ xấu liên quan tới bất động sản của mình, bởi hoàn toàn có khả năng người gửi tiền lo ngại "sức khỏe" của nơi họ đã trao gửi niềm tin ùn ùn kéo đến đòi rút tiền thì... Đó cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến thị trường bất động sản không thể sập.

Có thể thấy, từ giữa năm 2011 đến nay, các nhà quản lý đang bị giằng xé giữa hai luồng quan điểm: cứu hay không cứu thị trường bất động sản. Nếu không cứu thì một trong các thị trường chủ chốt có thể sa lầy, kéo theo nhiều hệ lụy đối với hệ thống tài chính ngân hàng và cả nền kinh tế. Nếu cứu, buộc phải tung tiền ra lại mâu thuẫn với chính sách kiềm chế lạm phát. Không ai muốn bất động sản đổ vỡ cho nên đã có những "liều doping" được tung ra có chủ đích như chủ trương cấm phân lô bán nền, kiến nghị phân định rõ bất động sản phi sản xuất, đặc biệt là việc phê duyệt Quy hoạch chung Hà Nội mở rộng. Tuy nhiên, ngay cả bản quy hoạch, vốn là tác nhân khơi bùng ít nhất hai cơn sốt bất động sản gần đây, lần này tuyệt nhiên không đem lại bất kỳ phản ứng tích cực nào.

Thị trường bất động sản dường như đã "trơ lì" trước những cú kích thích hành chính, chính sách kiểu truyền thống. Trao đổi với PV, có chuyên gia đề xuất nên dừng ngay việc cấp phép tất cả các dự án bất động sản mới loại trung cấp và cao cấp. Mặt khác, cần kiên quyết thu hồi những dự án được cấp phép quá 12 tháng không triển khai, nhằm tránh việc "xếp gạch xí phần" tràn lan như trước. Đây cũng là giải pháp kích cầu bằng cách cắt bớt nguồn cung. Quan trọng hơn, khi nền kinh tế ổn định lại, cần mạnh dạn mở rộng, khơi thông tín dụng đối với những dự án thiết thực phục vụ số đông, các đối tượng có nhu cầu thật về nhà ở.

Thực tế minh chứng rằng, khi Nhà nước thắt chặt hầu bao lập tức bất động sản "đổ bệnh", chẳng khác nào cơ thể ốm yếu thiếu máu. Khi và chỉ khi nào Chính phủ thấy kinh tế vĩ mô đã an toàn, lạm phát về mức thấp để có thể mạnh tay hạ lãi suất, mở rộng cửa tín dụng để bơm tiền ra thị trường mới mong có sự khởi sắc.

Kinh tế Việt Nam đang trải qua đợt "đại phẫu" lớn nhất trong hàng chục năm trở lại đây, cuộc khủng hoảng với bất động sản, chứng khoán đương nhiên sẽ phụ thuộc rất lớn vào đợt tái cơ cấu này. Dù thế nào đi nữa cũng có một điều chắc chắn: đây là một cuộc đại phẫu đầy đớn đau.

Có chuyên gia đề xuất nên dừng ngay việc cấp phép tất cả các dự án bất động sản mới loại trung cấp và cao cấp. Mặt khác, cần kiên quyết thu hồi những dự án được cấp phép quá 12 tháng không triển khai, nhằm tránh việc "xếp gạch xí phần" tràn lan như trước. Đây cũng là giải pháp kích cầu bằng cách cắt bớt nguồn cung.

Việc "cởi trói" tín dụng không đủ mạnh để xoay chuyển tình thế bi đát hiện tại của thị trường bất động sản mà chủ yếu chỉ có tác động tích cực về tâm lý.
Theo Doanh Nhân (*Tiêu đề do Kinh Bắc đặt)

13:01

Bất động sản chưa trở về giá trị thực

Do chưa trở về giá trị thực, người có nhu cầu không mặn mà với thị trường bất động sản 
Trong ảnh: Một góc Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính. Ảnh: Hải Linh
Thị trường bất động sản (BĐS) năm 2011 ảm đạm, tính thanh khoản thấp, khiến các doanh nghiệp "bán tháo" sản phẩm. Việc giảm giá này liệu có đưa giá BĐS về giá trị thực?
Nhà, đất 2 miền giảm giá

Từ quý IV/2011, rất nhiều dự án địa ốc và đất nền của cả 2 miền Nam và Bắc đều giảm giá bán khá nhiều và theo lý giải của các doanh nghiệp BĐS, việc giảm giá này để thu hồi vốn đồng thời tạo điều kiện để kéo giá BĐS về giá trị thực. Cụ thể, tại miền Nam, đầu tiên là Công ty CP Địa ốc Dầu khí giảm giá căn hộ đến 35%. Tiếp theo, đợt giảm 20% giá bán 500 căn hộ An Tiến (Gold House), Công ty Sài Gòn Mekong còn công bố thêm các chính sách ưu đãi mới bên cạnh gói hỗ trợ khách hàng vay 70% trong 15 năm không cần chứng minh thu nhập.  
Tại Hà Nội, các nhà đầu tư bung hàng, hạ giá trong thời điểm này được coi là một động thái làm hâm nóng thị trường vốn đã "nguội lạnh" trong suốt mấy tháng qua. Điển hình, dự án Bắc quốc lộ 32 chào bán 200 căn biệt thự với giá từ 31 - 33 triệu đồng/m2. Dự án Kim Chung - Di Trạch của Vietracimex chào bán 35 triệu đồng/m2 mà trước đó, hồi tháng 4/2011, giá đất ở đây lên tới 55 - 60 triệu/m2. Dự án Sunrise Villas (Lương Sơn, Hòa Bình) mới đây đã mở bán đất nền và biệt thự xây thô với giá từ 1,7 - 2,1 tỷ đồng mỗi căn. Đầu tháng 11, biệt thự sinh thái tại Cuc Phuong Resort & Spa cũng chào giá hơn một tỷ đồng mỗi căn.
Giữa tháng 11 này, dự án Nam Đô Complex (Trương Định) cũng tung ra thị trường với giá 22 triệu đồng/m2. Như vậy, mỗi căn hộ sẽ có giá dao động từ 1,7 - 2 tỷ đồng với đủ loại diện tích 75,5m2, 76m2, 85m2. Dự án Sails Tower (Hà Đông) mới đây cũng chào giá khoảng trên dưới 1,4 tỷ đồng/căn và chia làm 8 đợt thanh toán trong 2 năm. Dự án Skyview (Trần Thái Tông, Cầu Giấy) cũng cho biết dự kiến giá bán căn hộ ở mức 2 - 3 tỷ đồng tùy diện tích.
TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, từ nay đến cuối năm, thậm chí sang năm 2012, nhiều dự án sẽ còn tiếp tục giảm giá. Theo ông Doanh, việc các doanh nghiệp BĐS giảm giá bán là do áp lực trả nợ ngân hàng khiến các chủ đầu tư, nhà đầu tư phải giảm giá bán. Tính đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp BĐS làm ăn vẫn có lãi, tuy nhiên, lãi ít hay nhiều mới là quan trọng.
Kinh doanh vẫn chưa lỗ
Khi được hỏi về việc giảm giá BĐS liệu các doanh nghiệp có lỗ hay không, TS. Lê Đăng Doanh cho biết, các doanh nghiệp chưa lỗ vì giá trị BĐS chưa trở về giá trị thực. Chẳng hạn trước năm 2009, giá đất tại dự án như Kim Chung - Di Trạch chỉ 10 triệu đồng/m2. Quá trình mua đi bán lại, qua tay nhiều nhà đầu tư, giá đã bị đẩy lên 55 - 60 triệu đồng/m2 vào thời điểm tháng 4/2011, thì nay hạ xuống còn 35 triệu đồng/m2 là vẫn chưa lỗ.
Theo thống kê của các tổ chức tư vấn BĐS quốc tế, tại thị trường Hà Nội và TP. HCM, phân khúc căn hộ để bán thị trường thứ cấp đạt đỉnh trong vòng 5 năm qua tại quý I, II/2008 với cả loại bình dân, trung bình (dưới 1.000 USD/m2), cao cấp (2.000 USD/m2) và hạng sang (trên 3.000 USD/m2). Sau đó do ảnh hưởng khủng khoảng tài chính toàn cầu, thị trường BĐS đã sụt giảm, và ngay tức khắc thị trường TP. HCM, nơi có thu hút tỷ trọng FDI, FII vào BĐS tỷ lệ cao, đã đồng loạt giảm xuống tới 20 - 30% tùy loại. Đặc biệt, phân khúc căn hộ trung cấp và cao cấp đều giảm giá ngay quý I, II/2009 xuống 30%. Từ đó đến nay, giá BĐS tại thị trường này theo thống kê giảm nhẹ nhưng không nhiều.
Đối với thị trường Hà Nội, diễn biến giá căn hộ để bán thị trường thứ cấp khác so với TP. HCM, từ 2009 đến đầu năm 2011, BĐS đồng loạt tăng giá. Đối với loại bình dân (600 USD/m2) tăng khoảng 40%, loại trung cấp (1.000 USD/m2) tăng 30% giá, cao cấp (1.500 - 2.000 USD/m2) tăng 20%, và cao cấp 3000 USD/m2 tăng 10% - 15%. Từ đầu năm 2011 đến đầu quý IV/2011, giá BĐS có giảm nhưng giảm nhẹ khoảng 5% - 10% tùy phân khúc.
Ông Phan Thành Mai, Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho hay, thực chất, việc hạ giá hiện nay chỉ là giảm đi phần chiết khấu dòng tiền. "Điều đó có nghĩa là bản chất về giá bán chưa trở về giá xuất phát năm 2009 đối với thị trường Hà Nội, nhưng với thị trường TP. HCM là giảm đáng kể" - ông Mai nhận xét.                                                                   
Việc hạ giá là bình thường, do tính thanh khoản thị trường kém, các khoản vay cộng lãi suất vay đến hạn, đã tạo áp lực phải hạ giá về giá vốn hoặc thậm chí thấp hơn giá vốn. Dẫn đến việc hạ giá sẽ tiếp tục trong thời gian tới đối với thị trường Hà Nội, hạ đúng nghĩa chứ không phải các kỹ thuật thu tiền trước và chiết khấu dòng tiền.
Ông Phan Thành Mai Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam

(KTĐT) Hải Sơn
12:15

Ca sĩ Tân Nhàn gợi cảm bất ngờ

Khéo léo lựa chọn các trang phục tôn nét gợi cảm nhưng không kém phần kín đáo, giọng ca "Tình ta biển bạc đồng xanh" xuất hiện với những hình ảnh xinh đẹp và quyến rũ.








 (Dân Việt) Thanh Hà