Giảm
thuế xăng dầu: Bộ Tài chính chọn ổn định Ngân sách hay "cứu" người
dân, doanh nghiệp? Cập nhật lúc 16:04 Bộ Tài chính mới đây phát đi thông điệp khó giảm thuế tiêu thụ đặc biệt vì những lý do abcd... Thông điệp này dập tắt hy vọng của hàng vạn doanh nghiệp và người dân về một giải pháp tức thời giúp hạ nhiệt giá xăng đang tăng phi mã trong những ngày hè nắng như đổ lửa này. Theo
lý giải của Bộ Tài chính, xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo,
cần phải sử dụng tiết kiệm, nên theo thông lệ quốc tế luôn thuộc đối tượng
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Vậy
nhưng, đây có thật sự là lý do chính hay chỉ vì mục đích khác, đó là ổn định
nguồn thu ngân sách? Bởi, giảm thuế xăng dầu đồng nghĩa tác động trực tiếp
đến thu ngân sách, phải thay đổi dự toán thu. Hơn ai hết, Bộ Tài chính rất
"ngại" thay đổi số thu thuế từ xăng dầu vốn đang dễ dàng, nếu thay
đổi không biết sẽ bấu víu, cấu véo vào chỗ nào được. Theo
dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2022 Quốc hội giao cho Bộ Tài chính, số
thu Thuế tiêu thụ đặc biệt các loại (bao gồm cả xăng dầu, xe ô tô, hàng hoá
chịu thuế) là hơn 27.200 tỷđồng. Trong
đó dữ liệu mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy số thu Thuế tiêu thụ đặc biệt
xăng dầu 5 tháng đầu năm 2022 khoảng 6.503 tỷđồng. Với xu
hướng tăng của giá dầu thô, dự tính thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt xăng dầu có
thể đạt ngưỡng từ 9.000 đến hơn 10.000 tỷ đồng trong năm 2022, tức là chiếm
gần 50% dự toán số thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại hàng hoá thuộc
danh mục được Quốc hội giao cho Bộ Tài chính. Trường
hợp nếu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt trong xăng dầu thì khoản thiếu hụt sẽ từ
3.000 đến 4.000 tỷ đồng, Bộ Tài chính sẽ phải nghĩ cách bù từ nguồn khác,
trong đó dư địa lớn là thuế dịch vụ xuyên biên giới, nhà đất, thuế tài sản... Hiện
nay, mỗi lít xăng dầu đang cõng hơn 30 - 45% chi phí là thuế phí các loại,
trong đó, việc "gánh" Thuế tiêu thụ đặc biệt đang khiến giá xăng
trong nước cao hơn rất nhiều so với nước ngoài. Ảnh minh họa. Hiện
giá xăng dầu ở Mỹ cũng đã xác lập giá cao nhất mọi thời đại với 30.700
đồng/lít vào ngày 13/6. Tuy nhiên, mức giá này vẫn thấp hơn giá xăng dầu của
Việt Nam với hơn 33.000 đồng/lít. Điều đáng nói ở đây, thu nhập trung bình
mỗi hộ gia đình Mỹ năm 2020 khoảng 67.500 USD, trong khi Việt Nam là 2.785,72
USD (chênh lệch 23 lần). Một khoảng cách khá xa để thấy nghịch lý của giá
xăng ở Việt Nam, và người Việt đang phải bỏ ra rất nhiều tiền để trả cho chi
phí xăng dầu. Vậy
nhưng, Chính phủ Mỹ vẫn ráo riết lên phương án giảm thuế phí đối với xăng dầu
để đối phó với cơn tăng giá điên loạn của mặt hàng này. Theo đó, Chính quyền
trung ương liên bang đã kêu gọi các bang tạm ngừng đánh thuế vào xăng dầu
nhằm hỗ trợ người tiêu dùng Mỹ. Một
đất nước khác, đó là Pháp, Chính phủ cũng dự kiến việntrợ 8,4 tỷ USD cho các
hộ gia đình để chống lạm phát, nhằm đối phó với giá xăng tăng. Còn
tại Việt Nam thì sao? Giải pháp nhằm hạ nhiệt giá xăng dầu là giảm 2.000
đồng/lít thuế môi trường và dự kiến giảm thêm 1.000 đồng/lít trong thời gian
tới. Con số này thấm vào đâu so với 7 lần tăng liên tiếp trong 3 tháng qua
của giá xăng? Xăng
dầu là mặt hàng mà đại đa số người dân, doanh nghiệp bất kể giàu, nghèo, lớn
bé buộc phải sử dụng để làm nhiên liệu cho xe máy, ô tô, tàu thuyền; là nhiên
liệu của vận tải hành khách, cũng là nhiên liệu của những chuyến ra khơi, bám
biển, giữ chủ quyền biển đảo. Thật
đau xót khi những chuyến tàu xa khơi của ngư dân phải nằm bờ vì khai thác
không đủ tiền xăng dầu. Nó đặt ra lo ngại rồi đây cá ngừ đại dương ai sẽ khai
thác, những tấn mực, cua tôm, cá sẽ vào tay ai, ai cắm cờ trên những vùng
biển mênh mông sông nước nếu ngư dân từ chối xa khơi, bám biển? Hệ quả và tác
động thật khôn lường. Và
thật nghịch lý khi xăng dầu hiện nay vẫn phải gánh thuế tiêu thụ đặc biệt,
"chung mâm" với cả rượu bia, thuốc lá, du thuyền… những sản phẩm
chỉ một số bộ phận người dùng. Trong khi đó xăng dầu là mặt hàng thiết yếu,
tác động mạnh đến từng bữa ăn của mỗi gia đình. Giảm
thuế phí xăng dầu, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến túi tiền của Nhà nước, ngân khố
chi tiêu của quốc gia vốn đã được lên kế hoạch từ đầu năm. Nhưng không có cơ
sở nào cho thấy, nếu giảm thuế phí xăng dầu sẽ hụt thu ngân sách, vì thực tế
còn rất nhiều dư địa để thu, chỉ là Bộ Tài chính "ngại" khó. Chọn
sự ổn định ngân sách Nhà nước hay chọn một quyết sách để "cứu" hàng
vạn doanh nghiệp và người dân đang "oằn" mình gắng gượng, phục hồi
sau 2 năm chống chọi với đại dịch Covid-19 là câu trả lời nằm trong
"tay" Bộ Tài chính. Vấn đề còn lại là Bộ này chọn người dân và
doanh nghiệp hay chọn "việc nhẹ nhàng"? Vị
doanh nhân nổi tiếng người Mỹ, Jim Rohn từng có câu châm ngôn: "Nếu bạn
thật sự muốn, bạn sẽ tìm cách. Nếu không muốn, bạn sẽ tìm lý do". Còn
trong bài hát "Một rừng cây, một đời người" của nhạc sỹ Trần Long Ẩn
có câu "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng/Gian khổ biết dành phần ai?.." Thực
tế, thuế tiêu thụ đặc biệt là sắc thuế điều tiết thị trường, hàng hoá, hạn
chế chi tiêu, đánh vào túi tiền của người giàu, các nước căn cứ vào tình hình
thực tế để áp đặt mức thuế này cao - thấp tuỳ theo ý muốn, không có bất kỳ
luật pháp quốc tế nào quy định cả. Nếu
muốn, vẫn có cách làm và làm được nhiều hơn! Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
xăng dầu một năm hơn 10 nghìn tỷ đồng thực tế không thấm tháp gì so với thuế
thu được từ chuyển nhượng bất động sản, thu từ các dịch vụ kinh doanh nền
tảng giao dịch xuyên biên giới có số thu từ vài chục nghìn tỷ đồng mỗi năm và
có thể tăng cao hơn nữa nếu chúng ta thu được thuế của nhà giàu thông qua
đánh thuế tài sản. Tuy
nhiên, "thuế tài sản" dù đã được đưa ra lấy ý kiến nhiều lần, là
sắc luật áp dụng bình thường ở rất nhiều quốc gia để ngăn người giàu, quan
chức đổ tiền vào bất động sản, nhưng đến nay nó vẫn chỉ ở dạng lấy ý kiến. Chưa
thu được tiền của người giàu đồng nghĩa với việc chúng ta vẫn phải bám víu
vào những sắc thuế đã, đang và sẽ tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế xã
hội, người dân lại oằn mình để gắng gượng với từng cơn bão giá ập đến do giá
xăng tăng cao. Mà nguyên nhân có lẽ chỉ vì Bộ Tài chính "ngại"… (Theo
Dân Việt) Nguyễn Tuyền |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét