Chính thức tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ 1/7 Cập nhật lúc 14:27 Phó Thủ tướng Thường trực Phạm
Bình Minh vừa ký Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối
với người lao động làm việc theo hợp đồng. Nghị định này quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Đối
tượng áp dụng gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy
định của Bộ luật Lao động; Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật
Lao động gồm: Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cơ quan, tổ
chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động
làm việc cho mình theo thỏa thuận; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên
quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này. Tăng tiền lương tối thiểu vùng thêm 6% Về mức lương tối thiểu tháng, Nghị định quy
định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: Vùng I là 4.680.000
đồng/tháng, vùng II là 4.160.000 đồng/tháng, vùng III là 3.640.000
đồng/tháng, vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng. Như
vậy, mức lương vùng I tăng 260.000 đồng, từ mức 4.420.000 đồng/tháng lên
4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng
lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000
đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV, tăng 180.000 đồng, từ
3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng. Mức lương
tối thiểu nêu trên tăng bình
quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng)
so với mức lương tối thiểu hiện hành. Mức điều chỉnh lương
tối thiểu nêu trên gồm tăng 5,3%
để bảo đảm đủ mức sống tối thiểu của người lao động và
gia đình họ (tính đến hết năm 2023) và tăng thêm 0,7%
để cải thiện thêm tiền
lương cho người lao động. Về
mức lương tối thiểu giờ, Nghị định cũng quy định các mức lương tối
thiểu giờ theo 4 vùng: Vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000
đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ. Nghị
định nêu rõ việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của
người sử dụng lao động như sau: Người
sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương
tối thiểu quy định đối với địa bàn đó. Người
sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương
tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng
mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó. Người
sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các
địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức
lương tối thiểu cao nhất. Người
sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì
tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay
đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới. Người
sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn
hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối
thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất. Người
sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được
thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức
lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại
tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Nghị
định cũng nêu rõ mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở
để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương
theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao
động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định
mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối
thiểu tháng. Mức
lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả
lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm
mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một
giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được
thấp hơn mức lương tối thiểu giờ. Đối
với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc
theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này
nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu
tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo
giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa
chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau: - Mức
lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho
12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường
trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời
giờ làm việc bình thường trong tháng. - Mức
lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm
việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương
khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản
xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán. Nghị
định trên có hiệu lực từ ngày 1/7/2022. Việc
điều chỉnh lương tối thiểu thực hiện từ ngày 1/7 là rất cần
thiết. Điều này thể hiện sự quan tâm sát sao, kịp thời của Nhà nước
tới việc chăm lo đời sống của người lao động, nhất là sau hơn 2
năm bị tác động lớn từ đại dịch Covid-19. Mức điều chỉnh bảo đảm
bù đắp và có cải thiện hơn một chút so với mức sống tối thiểu
của người lao động. Chính
phủ điều chỉnh lương tối thiểu từ 1/7 sẽ đáp ứng được nguyện
vọng của người lao động, nhất là trong bối cảnh giá cả đang có xu
hương tăng cao và sẽ góp phần tích cực duy trì sự ổn định quan
hệ lao động trong các doanh nghiệp. (Theo VietNamNet) Thành Nam |
Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2022
Chính sách
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét