Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

Thế giới đang là nô lệ USD

 

'Cú sốc Nixon' và sự xoay chuyển vị thế USD của Putin

Cập nhật lúc 08:39                 

Mỹ phát hành tiền tệ không dựa trên nền tảng giá trị và nền tảng giá trị quy đổi, lưu thông USD ra thế giới là chia sẽ gánh nặng chi tiêu..

Năm mươi năm 'cú sốc Nixon' và vị thế thống xoái của đồng đô la Mỹ

Cách đây 50 năm, ngày 15/8/1971, "Cú sốc Nixon" - một sự kiện đặc biệt trong lịch sử tiền tệ thế giới đã xảy ra. Đó là việc Tổng thống Mỹ khi đó Richard Nixon đã gây chấn động thế giới bằng tuyên bố Mỹ chấm dứt việc quy đổi vàng với đô la.

Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi đã ra đời ngay sau "Cú sốc Nixon", rồi nhanh chóng trở thành chuẩn mực cho chính sách tiền tệ thế giới, khi nó được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu thời hậu Thế chiến II, theo Nikkei Asian Review.

Ngược dòng thời gian. Năm 1944, 730 đại biểu từ 44 nước gia tham gia hội nghị ở Bretton Woods, bang New Hampshire của Mỹ, đã thống nhất về quy định tỷ giá cố định cho các đồng tiền chính lưu thông thời điểm đó, đặc biệt là đồng đô la Mỹ.

Hệ thống Bretton Woods đã xác định quy tắc hoán đổi tiền tệ. Theo đó tiền tệ được quy đổi ra vàng và trao đổi với vàng. Với đồng bạc xanh, Hệ thống Bretton Woods xác lập quy tắc hoán đổi : 1ounce vàng = 35 đôla Mỹ. 

'Cu soc Nixon' va su xoay chuyen vi the USD cua PutinPhóng to
Tổng thống Nixon tạo ra cú sốc cho thị trường tài chính toàn cầu khi đưa USD rời khỏi Hệ thống Bretton Woods  

Thời điểm Hệ thống Bretton Woods được thiết lập, năng lực sản xuất hàng hóa của Mỹ chiếm hơn 50% năng lực sản xuất của cả thế giới, còn lượng vàng dự trữ của Mỹ thì vượt trên cả tổng giá trị hàng hóa Mỹ sản xuất.

Có nền tảng giá trị và nền tảng giá trị quy đổi vững chắc như vậy, USD nghiễm nhiên trở thành đồng tiền số một của thế giới. Từ việc USD gắn với bản vị vàng, chính phủ Mỹ đã hỗ trợ hệ thống tiền tệ quốc tế bằng hoán đổi dễ dàng giữa USD và vàng.

Tuy nhiên, vào những năm 1960-1970, năng lực sản xuất hàng hóa của Mỹ sụt giảm, khiến cho tài chính công gặp khó khăn, trong khi đó chi tiêu cho các hoạt động quân sự trong cuộc chiến tại Đông Dương ngày càng tăng.

Ngược lại, năng lực và quy mô sản xuất hàng hóa của nhiều quốc gia khác trên thế giới tăng mạnh, tỷ trọng: quy mô nền sản xuất hàng hóa Mỹ/quy mô nền sản xuất hàng hóa thế giới giảm mạnh, vàng đã nhanh chóng chảy ra khỏi nước Mỹ.

Trước tình trạng thiếu vàng và năng lực sản xuất hàng hóa sụt giảm, việc phát hành tiền khiến lạm phát ở Mỹ tăng nhanh, sức mạnh đồng USD bị suy giảm nghiêm trọng, ngày 15/8/1971 Tổng thống Richard Nixon tuyên bố ngừng quy đổi vàng ra USD.

Tuyên bố của Tổng thống Nixon đã khiến cả hệ thống tiền tệ thế giới lúc bấy giờ rung chuyển, nên sự kiện này được gọi là "Cú sốc Nixon". Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi trên thị trường tiền tệ được hỗ trợ bởi đồng đô la như một loại tiền tệ dự trữ,bắt đầu.

"Cú sốc Nixon" loại bỏ quy tắc hoán đổi Tiền - Vàng, việc phát hành và lưu thông tiền tệ không còn dựa trên lượng vàng dự trữ. Thực tế đó giúp các quốc gia dễ dàng hơn trong điều chỉnh lượng tiền tệ lưu thông, tăng tính tự do trong chính sách tiền tệ.

Song cũng từ thực tế đó, đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền của thế giới, dù nó rời xa cả nền tảng giá trị và nền tảng giá trị quy đổi. Thước đo giá trị của đồng bạc xanh lúc này được xác lập bởi niềm tin trên thị trường tiền tệ và cơ chế tài chính Mỹ.

Điều này khiến cho chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới phụ thuộc vào sự biến động của đồng đô la Mỹ và sự thay đổi của chính sách tài chính Mỹ. Từ đây đã phát sinh nhiều hệ lụy cho nền tài chính của nhiều quốc gia có lệch pha với Mỹ.

"Chính phủ nhiều quốc gia mới nổi duy trì tỷ giá hối đoái cố định với đồng USD bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối và điều chỉnh lãi suất. Mục tiêu của họ là thu hút vốn ở nước ngoài bằng cách ngăn chặn các biến động tiền tệ...

Vật lộn với các dự đoán lãi suất của Mỹ do đồng đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ của thế giới, đồng tiền của các nước khác có tỷ giá hối đoái thả nổi đều bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ và chính sách đối ngoại của Mỹ", Nikkei Asian Review bình luận. 

'Cu soc Nixon' va su xoay chuyen vi the USD cua PutinPhóng to
Tách khỏi bản vị vàng, USD đã nắm giữ vị thế độc tôn trên thị trường tài chính toàn cầu hoàn toàn dựa trên niềm tin

Sự xoay chuyển vị thế đồng đô la Mỹ của Tổng thống Putin

"Với việc chuyển sang tỷ giá hối đoái thả nổi sau Cú sốc Nixon, các quốc gia không cần phải quy đổi tiền ra vàng, vì vậy chính phủ có thể phát hành lượng tiền nhiều hơn giá trị vàng dự trữ. Tăng lượng tiền lưu thông giúp tăng trưởng kinh tế dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, điều đáng nói là tốc độ tăng trưởng luôn không theo kịp với nhu cầu tăng lượng tiền trong lưu thông, và khủng hoảng càng trầm trọng hơn do các giao dịch đầu cơ sử dụng tiền thặng dư...

Những mâu thuẫn của đồng đô la với tư cách là tiền tệ dự trữ khiến cho nền kinh tế toàn cầu sẽ bị xáo trộn lớn nếu niềm tin vào đồng USD - đồng tiền dự trữ trung tâm của các định chế tài chính và thương mại - bị lung lay", theo Nikkei Asian Review.

Rõ ràng, càng phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ và cơ chế tài chính Mỹ thì hệ thống tài chính tệ và nền kinh tế các quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu càng trở nên mong manh và luôn đối mặt nguy cơ khủng hoảng.

Nguy cơ đó khiến cho chính phủ nhiều quốc gia đã chọn rời xa đồng bạc xanh và cơ chế tài chính Mỹ, nhưng đều không thành công, thậm chí nhận hậu quả. Lý do là các chính phủ ấy chỉ chọn thay đồng USD bằng đồng tiền khác hay đồng tiền quốc gia.

Như vậy thực ra chỉ là các quốc gia ấy thực nghiệm việc không sử dụng đồng đô la Mỹ cho thanh toán và dự trữ, chứ không hề tác động vào nền tảng giá trị của đồng bạc xanh và cơ chế tài chính Mỹ.

Khi nước Nga bi bao vây cấm vận, trước hậu quả mà hệ thống tài chính và nền kinh tế Nga phải đón nhận từ tác động của đồng USD trên thị trường tỷ giá hối đoái và cơ chế tài chính Mỹ, Tổng thống Putin đã quyết tìm cách xoay chuyển vị thế USD.

Ngoài việc giảm tỷ lệ đồng đô la Mỹ trong quỹ dự trữ ngoại hối, tăng tỷ lệ sử dụng đồng ruble cho các giao dịch tài chính - thương mại giữa nước Nga với các đối tác, nhà lãnh đạo Nga còn cho tăng lượng vàng dự trữ quốc gia.

Cùng với đó là việc chính phủ Nga tiến hành đồng thời việc tái cơ cấu nền kinh tế với chuyền đồi cơ chế vận hành nền kinh tế, đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững, cả quy mô tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng.

Đặc biệt, từ khi nắm giữ quyền lực, Tổng thống Putin luôn không chọn mô hình tăng trưởng dựa trên nợ vay nhằm đảm bảo giá trị tăng trưởng và quy mô nền kinh tế Nga luôn tiệm cận trị tuyệt đối.  

Có thể thấy, các bước đi của nhà lãnh đạo Nga đương thời có thể giúp chính phủ của nước Nga xây dựng chính sách tiền tệ, mà trong đó có thể gắn đồng ruble vào bản vị vàng đồng thời với nền tảng giá trị là quy mô GDP.

Dù chính phủ Nga và Tổng thống Putin chưa cho thấy thay đổi chính sách tiền tệ, mà có thể từ đó loại bỏ đồng đô la Mỹ và độc lập với cơ chế tài chính Mỹ, nhưng xu thế thẩm định vị thế độc tôn của USD đã phôi thai trên thị trường tài chính toàn cầu. 

'Cu soc Nixon' va su xoay chuyen vi the USD cua PutinPhóng to
Tổng thống Putin quyết xây dựng một nền tảng vững mạnh cho hệ thống tài chính quốc gia

Theo Nikkei Asian Review :"Để tăng lượng đô la Mỹ lưu thông khắp thế giới, Mỹ phải mua hàng hóa và dịch vụ từ các quốc gia khác. Trong bối cảnh hiện nay, điều đó khiến Mỹ sẽ thâm hụt tài khoản vãng lai, khiến niềm tin vào USD bị lung lay...

Khi chính quyền Biden có quá nhiều khoản chi tiêu dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng không kiểm soát, niềm tin vào USD suy giảm nghiêm trọng. Lo lắng về nguy cơ USD giảm mạnh đang khiến thị trường toàn cầu biến động bất thường".

Tổng thống Putin từng cảnh báo về khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, nếu thế giới vẫn đảm bảo vị thế độc tôn của đồng đô la Mỹ và phụ thuộc vào cơ chế tài chính Mỹ. Vì vậy, ông kêu gọi thế giới phải tìm cách ngăn chặn khả năng ấy.

Mà để ngăn chặn khủng hoảng tài chính toàn cầu thì việc thay đổi vị thế của USD và cơ chế tài chính xoay quanh đồng bạc xanh là điều quan trọng nhất, vì hiện nay chi tiêu chính phủ Mỹ luôn tăng mạnh và nợ công của Mỹ luôn lập kỷ lục qua các năm.

Có thể nhận diện, Mỹ phát hành tiền tệ không dựa trên nền tảng giá trị là hàng hóa, và nền tảng giá trị quy đổi là vàng, mà lưu thông ra toàn thế giới thì chỉ là cách chia sẽ gánh nặng chi tiêu của Mỹ cho toàn thế giới mà thôi. 

Rõ ràng, đã đến lúc sự độc tôn của đồng đô la Mỹ cần được thẩm định lại cả về vai trò và vị thế trên thị trường tài chính toàn cầu. Có cách thẩm định nào tốt hơn là gắn USD với nền tảng giá trị của nó? Đây là điều mà nước Nga của Tổng thống Putin và nhiều nước khác đã và đang làm.

(Theo Đất Việt) Ngọc Việt

Tóm lại là hiện nay cả thế giới đang nai lưng ra làm để kiếm đô la Mỹ, còn nước nước Mỹ cứ thoải mái in đô la ra rồi mua hàng các nước về xài.

Thương Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét