NXB Giáo dục Việt Nam bị tố 'lợi ích nhóm' trong phát hành
sách giáo khoa
Cập nhật lúc 15:15 Nhiều tác giả biên soạn sách giáo khoa phản ánh về những
chủ trương bất nhất, khó hiểu của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam trong việc biên
soạn, phát hành sách giáo khoa 2 bản sách Mỹ thuật lớp 3 của 2 nhóm tác giả đang
được đưa đi thẩm định. ẢNH
ĐÌNH TRƯỜNG Phản ánh tới Thanh Niên, thạc sỹ Nguyễn Thị Nhung
(Đại học Sư phạm Nghệ thuật T.Ư), một trong
những người tham gia biên soạn sách giáo khoa (SGK) của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (NXBGD),
cho biết bà vừa có văn bản kiến nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và
các cơ quan chức năng làm rõ vấn đề “lợi ích nhóm” tại NXBGD, thông qua các
hoạt động biên soạn, phát hành SGK của đơn vị này. Ngoài thạc sỹ
Nguyễn Thi Nhung, nhiều nhà giáo khác tham gia biên soạn SGK tại NXBGD, cùng
phản ánh từ năm 2020, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới,
NXBGD đã tiến hành hợp nhất 4 bộ SGK đang có thành
2 bộ. Cụ thể, bộ Kết nối tri thức với
cuộc sống hợp nhất với bộ Cùng
học và phát triển năng lực thành Bộ 1; Bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục hợp
nhất với bộ Chân trời sáng tạo thành
Bộ 2. Việc hợp nhất
các bộ SGK nêu trên, theo NXBGD là nhằm mục đích tập trung nguồn lực trí tuệ
của đội ngũ tác giả để tổ chức các bộ sách có chất lượng cao hơn nữa về nội
dung và hình thức, hợp lí về giá thành; tiết giảm tối đa chi phí trong các
công đoạn in ấn, phân phối, phát hành… Tuy nhiên, sau
khi Bộ 1 và Bộ 2 được Hội đồng thẩm định Quốc gia thông qua 2 vòng, ngày 24/11/2020,
NXBGD đã có công văn số 2259 đổi tên Bộ 1 và Bộ 2 thành Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo. Việc đổi lại
tên này dẫn đến cách hiểu bộ SGK Cùng
học và phát triển năng lực và Vì
sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục chết yểu, gây bức xúc cho
nhóm tác giả biên soạn 2 bộ sách. Bởi NXBGD tự quyết định đổi tên các bộ SGK
nhưng không tổ chức họp, xin ý kiến họ là không tôn trọng các tác giả, xâm
phạm quyền nhân thân, quyền sở hữu trí tuệ và quyền xuất bản của họ. Từ cuối tháng
11/2020, các Tổng chủ biên, chủ biên 2 bộ SGK nêu trên đã có văn bản kiến
nghị NXBGD và Bộ Bộ GD&ĐT làm rõ các vấn đề nêu trên nhưng đến nay vẫn
chưa được hồi đáp. Thiếu minh bạch
Đáng chú ý, từ
giữa tháng 7/2021, các nhà biên soạn SGK đã phát hiện ra sự việc gây “sửng
sốt, hoang mang” khi NXBGD cùng gửi đến Hội đồng thẩm định cấp Quốc gia thẩm
định đối với 2 bản sách môn Mỹ thuật 3 và Mỹ thuật 7, đều thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo. Trong đó một
bản sách môn Mỹ thuật 3 và Mỹ thuật 7 do nhóm tác giả Nguyễn Thị Nhung biên
soạn và một bản sách Mỹ thuật 3 và Mỹ thuật 7 do nhóm tác giả Nguyễn Thị May,
Hoàng Minh Phúc biên soạn. Theo thạc sỹ
Nguyễn Thị Nhung, bà chính là người đã được NXBGD ra quyết định 155 ngày 3/2/2021
phân công biên soạn SGK môn Mỹ thuật với vai trò Tổng chủ biên bản sách môn
Mỹ thuật 3 và Mỹ thuật 7 của bộ SGK “Chân trời sáng tạo”. Vì vậy, việc có
thêm các đầu sách Mỹ thuật 3 và Mỹ thuật 7 khác "điều cực kỳ vô lý". "Có 2 khả
năng xảy ra trong sự việc này, một là họ cài cắm thêm các đầu sách khác vào,
thứ 2 là có thêm một bộ SGK Chân trời sáng tạo khác nhằm phục vụ cho
TP.HCM", bà Nguyễn Thị Nhung nói và cho rằng khả năng thứ 2 là có cơ sở
bởi trước đó, ngày 19/5/2021, Sở GD-ĐT TP.HCM có văn bản số 1472 gửi NXBGD về
việc biên soạn, trình thẩm định bổ sung một số đầu sách do nhóm tác giả ở
TP.HCM biên soạn. Công văn trên
khẳng định bộ SGK “Chân trời sáng tạo” là sản phẩm hợp tác của Sở GD-ĐT
TP.HCM và NXBGD, đồng thời, Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị NXBGD làm thêm một số bản
mẫu môn Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,
Tin học do các tác giả TP HCM biên soạn trình Hội đồng thẩm định cấp Quốc gia. “Trong công văn
này chúng tôi thấy có 2 Phó TBT của NXBGD tham gia là cố vấn của 2 bộ SGK mới
đề nghị. Điều đó cho thấy có sự không công bằng, không khách quan và chúng
tôi có quyền đặt câu hỏi phải chăng đó là sự thoả thuận về lợi ích nhóm trong
việc này?”, thạc sỹ Nguyễn Thị Nhung nói. PSG.TS Nguyễn Hồng
Ngọc (Đại học Mỹ thuật TP.HCM), người được NXBGD phân công biên soạn SGK môn
Mỹ thuật 3 và 7 với vai trò Chủ biên cho rằng đã có sự thiếu minh bạch của
NXBGD. “Việc hợp nhất
thay đổi các bộ SGK và cùng một bộ sách nhưng trùng tên 2 nhóm tác giả sẽ gây
rối loạn, phá vỡ các triết lý về giáo dục trong các bộ sách, đồng thời gây
ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học, trong đó, với giáo viên nay được tập
huấn bộ sách này, mai đã là một bộ sách khác”, PG.S TS Ngọc bức xúc. Trong khi đó,
thạc sỹ Nguyễn Thị Nhung đặt vấn đề từ tháng 5/2021, TP.HCM mới có văn bản đề
nghị nhưng đến nay các bản thảo sách đã đưa vào thẩm định thì có đạt tiêu
chuẩn theo quy định Thông tư 33/2017 của Bộ GD-ĐT về thẩm định SGK? “Ban đầu họ tha
thiết đề nghị chúng tôi hợp nhất 4 bộ SGK thành 2 bộ với lí do để tập trung
nguồn lực làm sản phẩm tốt nhất, sau khi chúng tôi đồng ý hợp nhất thì lại
làm thêm các đầu sách mới mang tính vùng miền khiến phụ huynh học sinh phải
mất thêm chi phí mua SGK. Nếu địa phương nào cũng muốn phát triển SGK cho
riêng mình thì hậu quả sẽ ra sao”, thạc sỹ Nguyễn Thị Nhung bức xúc. Thanh Niên đã liên lạc với lãnh đạo NXBGD để
làm rõ các phản ánh của nhóm tác giả SGK nêu trên nhưng chưa được phản hồi.
Trong khi đó, một thành viên Hội đồng thẩm định cấp quốc gia xác nhận, 2 bản
thảo môn Mỹ thuật lớp 3, lớp 7 của 2 nhóm tác giả sẽ tiến hành đánh giá
trong tháng 8./. (Theo Thanh Niên) Thái Sơn |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét