Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Câu chuyện từ thiện

 

Hoài Linh, Trấn Thành bị Nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Bách Khoa gọi thẳng tên, nhắn nhủ 1 câu sâu cay

Cập nhật lúc 15:46  

Trong chia sẻ mới đây về câu chuyện từ thiện, Tiến sĩ Vũ Thế Dũng – Nguyên Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa TP.HCM bất ngờ gọi thẳng tên Hoài Linh, Trấn Thành, Đàm Vĩnh Hưng để làm ví dụ.


Câu chuyện nghệ sĩ làm từ thiện một lần nữa lại trở thành vấn đề nóng bỏng trên MXH. Tranh cãi tiếp tục xuất hiện sau khi Đàm Vĩnh Hưng bị một nữ doanh nhân tố ăn chặn, thiếu minh bạch trong chuyện giải ngân. Nhiều người nổi tiếng cũng đưa ra quan điểm về chuyện này. Trong đó, ý kiến của Tiến sĩ Vũ Thế Dũng, Nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Bách Khoa TP.HCM nhận được nhiều sự đồng tình.

Chia sẻ trên kênh TikTok có 66,2 nghìn follow của mình, ông Vũ Thế Dũng nhắc đến 3 cái tên gây ồn ào nhất là Hoài LinhTrấn Thành và Đàm Vĩnh Hưng. Cách xử lý tiền từ thiện của họ khiến công chúng tranh cãi suốt thời gian qua. Cũng sau sự việc ồn ào đó mà một số nghệ sĩ tuyên bố không còn dám đứng ra huy động tiền bạc giúp người khó khăn vì sợ dị nghị. Lý do bởi họ cho rằng mình không có trách nhiệm phải làm việc này.

Dù vậy, tiến sĩ Vũ Thế Dũng khẳng định: “Nếu bạn cho đi với một cái tâm trong sáng, bạn sẽ không bao giờ hờn giận, tự cảm thấy mình làm ơn mắc oán hay tỏ ra khó chịu khi bị người khác đòi giải trình hay minh bạch mọi thứ”.

Trong chia sẻ này Nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Bách Khoa TP.HCM cho rằng nhờ việc từ thiện mà tên tuổi của những Hoài LinhTrấn ThànhĐàm Vĩnh Hưng càng thêm phổ biến. Xuất phát từ ý tốt nhưng vô tình việc kêu gọi lại trở thành cuộc đua xem nghệ sĩ nào huy động được nhiều tiền hơn.


"Chẳng hạn như Hoài Linh với số tiền 14 tỷ giải ngân quá muộn, hay Đàm Vĩnh Hưng lấy 140 triệu ủng bộ bão lũ đi xây chùa. Hay như Trấn Thành, giao tiền từ thiện lại cho một bên thứ ba tự xử lý. Một số nghệ sĩ nói rằng họ sẽ chấm dứt huy động tiền từ thiện của cộng đồng như Đàm Vĩnh Hưng. Một số nghệ sĩ khác lại cho rằng họ không sinh ra để làm từ thiện, nếu làm từ thiện mà phải có chứng từ, sao kê thì họ không muốn làm nữa, như Trấn Thành.  Vậy, phải chăng các nghệ sĩ đang làm ơn mắc oán và nếu họ chấm dứt việc làm từ thiện thì xã hội sẽ thiệt thòi?",
 ông Vũ Thế Dũng bày tỏ quan điểm.

“Thông qua con đường đóng góp của bá tánh, người ta thấy tên tuổi nghệ sĩ nổi lên như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành, chứ không ai biết bá tánh là ai cả… Từ đó, xuất hiện cả chuyện từ thiện như Trấn Thành, đứng tên mình nhận tiền từ thiện từ cộng đồng nhưng lại đưa cho người khác xử lý hộ.

Chưa kể, tiền là của cộng đồng nhưng đến khi trao ra chỉ thấy tên nghệ sĩ chứ không thấy hình bóng cộng đồng nào trong đó.  Rõ ràng, nghệ sĩ làm từ thiện không hề không công. Dù chủ đích hay không, họ cũng nhận lại được nhiều lợi ích. Vậy nên, nghệ sĩ hãy bớt hờn giận, nhõng nhẽo và nên trưởng thành, chuyên nghiệp hơn”, tiến sĩ Vũ Thế Dũng nói.

Theo Nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Bách Khoa TP.HCM, nghệ sĩ không nên nghĩ rằng làm từ thiện là làm ơn cho những mạnh thường quân khác. Qua câu chuyện từ thiện, công chúng cũng thanh lọc được xem đâu là nghệ sĩ thật, đâu là “những kẻ giả trân”.

“Không mợ thì chợ vẫn đông… Nghệ sĩ không làm từ thiện thì tiền của cộng đồng vẫn còn đó, không mất đi đâu.Chỉ có điều, nó sẽ được chuyển vào những nơi uy tín hơn, minh bạch hơn, chuyên nghiệp hơn… Chúng ta rất tôn trọng nghệ sĩ làm từ thiện, đóng góp cho đời sống nhưng cũng cần hết sức rạch ròi, không ai nợ ai, không ai làm ơn cho ai. Cần phải hướng đến quá trình chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện”, tiến sĩ Vũ Thế Dũng khẳng định.

 (THEO NGUOIDUATIN.VN) AN AN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét