Chống dịch dựa trên khoa học
Cập nhật lúc 10:33
Ở cấp quốc gia cần có thêm rất nhiều dữ liệu trong lĩnh
vực y tế, kinh tế, xã hội để ra các quyết định dựa trên khoa học thay vì cảm
tính cho các mặt trận chống dịch và kinh tế.
Quyết định dựa trên dữ liệu Trước khi Đà
Nẵng tiến hành phong tỏa nghiêm ngặt một tuần bắt đầu từ ngày 16/8, lãnh đạo
TP đã có một động thái quan trọng để thu hút niềm tin, sự đồng lòng của người
dân. Giám đốc Sở Y
tế Ngô Thị Kim Yến đã lên sóng truyền hình trực tiếp từ kỳ họp HĐND TP và cho
biết, Đà Nẵng có khoảng 2.500 giường thu dung và 300 giường hồi sức với máy
thở, máy lọc máu. Bà nói tha
thiết: “Tuy nhiên, đây đã là những cố gắng hết sức và tối đa. Nếu TP có trên
6.000 bệnh nhân, theo tỉ lệ 5% ca bệnh nặng thì chúng ta chỉ có thể phục vụ
với mức tối đa là 300 bệnh nhân. Nếu vượt tối đa trên 6.000 bệnh nhân, hệ
thống y tế sẽ quá tải. Chính vì vậy, việc kiểm soát tình hình dịch bệnh và
làm cho số ca bệnh giảm cần phải hành động quyết liệt, mạnh mẽ”. Đà Nẵng đã trải
qua làn sóng dịch bệnh thứ hai, dẫn đến phong tỏa toàn TP hồi tháng 8/2020.
Lúc đó, có những lời phê TP đã phong tỏa quá quyết liệt cả tháng trời, làm
tăng trưởng kiệt quệ -9,1%. Nhưng ở lần
phong tỏa này, khi chủng Delta lây
nhiễm rất mạnh với những hệ lụy bi thương về nhân mạng, sinh kế và kinh tế,
đặc biệt ở một số tỉnh phía Nam, có rất ít lời than vãn trên truyền thông,
trên mạng xã hội tại Đà Nẵng. Chắc chắn, sự công khai, minh bạch của người
đứng đầu Sở Y tế về tình trạng yếu kém của hệ thống y tế đã làm cho
dân thấu hiểu, và họ cảm thông, chia sẻ. Trong khi đó,
các lãnh đạo Thủ đô cũng đang rất nỗ lực để đảm bảo trách nhiệm giải trình
trước nhân dân. Chẳng hạn, gần
đây số liệu về ca mắc mới Covid-19 của Hà Nội và Bộ Y tế chênh lệch nhau rõ
rệt, khiến không ít người băn khoăn, lo lắng. Ngay lúc đó,
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đã lên tiếng giải thích, sự chênh
lệch là do thời điểm cập nhật của Bộ và Sở khác nhau, chứ số ca bệnh tích lũy
là giống nhau. “Việc công bố ca bệnh của Hà Nội là hoàn toàn chính xác để
công khai, minh bạch cho người dân được biết”, bà Hà cam kết. Bí thư Thành ủy
Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã liên tiếp giải thích với nhân dân Thủ đô khi thực
hiện Chỉ thị 16 bằng hàng loạt dữ liệu, rằng cố gắng nâng công suất xét
nghiệm lên 200.000 mẫu/ngày; nâng công suất cách ly tập trung lên 50.000
chỗ; nâng công suất giường bệnh điều trị lên 40.000 giường; thành lập
các trung tâm hồi sức tích cực, phân luồng để có thể tiếp nhận và điều
trị các bệnh nhân nặng và nguy kịch... Tuy nhiên, dù
đã nỗ lực hết mình, những con số trên là rất nhỏ so với quy mô dân số hơn 8
triệu người ở Thủ đô. Trong khi Hà Nội thiếu vắc xin vì vắc xin đang được
chuyển về cho các tỉnh phía Nam, ông Dũng giải thích: “Thực tiễn cho thấy,
nếu không thực hiện kịp thời giãn cách xã hội, Hà Nội có thể đã không giữ
được tình hình dịch như hiện nay”. Những lời trần
tình khác theo hướng công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình về
năng lực điều trị của hệ thống y tế, rủi ro dịch bệnh lây lan… của lãnh đạo
Hà Nội, Đà Nẵng và nhiều tỉnh, thành là rất cần thiết để lấy được lòng tin
của người dân. Tuy nhiên,
những số liệu trên vẫn còn chưa đủ. Ở cấp quốc gia cần bổ sung rất nhiều dữ
liệu khác trong cả lĩnh vực y tế, kinh tế, xã hội. Lẽ ra, cần chống dịch và
phong tỏa dựa trên các phân tích dữ liệu, chứng cứ khoa học để ra quyết định.
Cần thành lập trước các đội đặc nhiệm cho những việc quan trọng để mua máy
thở, ô xy hay thiết kế trước các qui trình chống dịch, các cấp chính quyền
khi nào thì làm gì, khi nào thì vào giãn cách, khi nào thì ra khỏi giãn cách;
Vấn đề tài chính công, năng lực của bộ máy… Ở Hà Nội và
TP.HCM đã bắt đầu đề cập đến vùng xanh, vùng đỏ… nhưng đáng tiếc, chưa bao
giờ chính quyền đưa ra tiêu chí để người dân được biết, để những người thực
thi công vụ hoàn thành, thay vì lạm dụng công việc được giao. Cần cách tiếp cận khoa học và nhân văn Gần đây, Cục
trưởng Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê nói về sự chuyển hướng chiến
lược điều trị Covid-19: “Dựa theo kinh nghiệm quốc tế, mô hình triệu chứng
bệnh học, ngành y tế xây dựng hướng dẫn thí điểm điều trị, quản lý ca nhiễm
tại nhà. Khi đó, mỗi gia đình trở thành 'home care' hay một phòng y tế". Ông giải thích:
“Ngoài các bệnh viện dã chiến chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19, các bệnh
viện khác phải tách đôi, thực hiện song song nhiệm vụ kép: vừa điều trị bệnh
nhân thông thường vừa điều trị bệnh nhân Covid-19”.
Chiến lược này
đã được lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định vài lần trước đó, khi TP.HCM xin được
cách ly người mang virus tại nhà vì hệ thống y tế đã quá tải, các y bác sỹ
kiệt sức. Chiến lược đó,
phải nói thẳng, thể hiện đến nay mới nhận ra phải điều trị bệnh nhân thông
thường chứ không chỉ bệnh nhân Covid-19. “Truy vết,
khoanh vùng, cách ly” - chính sách chữa bệnh của chúng ta lâu nay có cái hay
nhưng cũng có cái dở. Điều hay thì có lẽ không nên nhắc lại vì ai cũng biết
thành tích chống dịch, thế giới đã công nhận, nhưng dở cũng có. Theo cách đó,
cứ có F0 là phong tỏa cả nhà máy, bệnh viện, chợ búa, công sở… và đưa F1 đi
cách ly. Cách làm này vừa gây tâm lý sợ hãi, trốn tránh, làm dịch bệnh có
nguy cơ lây lan, vừa bóp nghẹt sản xuất, lưu thông của doanh nghiệp và sinh
kế của người dân. Bằng cách đó,
chúng ta đã tập trung quá lớn vào khâu dự phòng, bao nhiêu công sức và tiền
bạc đổ ra để vận hành các cơ sở thu dung, nơi 80% là không có triệu chứng
hoặc nhẹ. Lẽ ra, khâu điều trị với máy thở, thuốc men, giường bệnh... đã được
nâng cấp lên nhiều lần nếu nguồn lực được san sẻ từ khâu dự phòng. Liên tiếp mấy
tuần gần đây, khi TP không còn sức chứa F0, các chiến lược mới liên tục được
đưa ra, mà chung quy lại là cho F0 cách ly tại nhà. Tỷ suất chết
thô của cả nước là 0,63%, theo Tổng cục Thống kê, có nghĩa mỗi năm chúng ta
có khoảng 620.000 người tử vong, hay mỗi ngày có 1.700 người. Nhiều người
trong số đó, và tất nhiên, nhiều bệnh nhân hơn nữa ngoài số đó, cần được chăm
sóc y tế, chứ đâu chỉ F0, F1 do Covid-19 mới cần chăm sóc, điều trị. Một chuyên gia
xã hội học tính toán, tỷ suất chết thô chung của TP.HCM là 4,7‰ năm 2019,
trong đó, theo nguyên nhân chết thì chết do bệnh tật chiếm 95%. Giả định các
con số này vẫn giữ nguyên năm 2021, thì với dân số khoảng 9,42 triệu người,
số chết do bệnh tật dự tính là 42.060 người, hay 115 người chết vì bệnh trung
bình mỗi ngày. Từ thực trạng
đó, rõ ràng những người bị bệnh hiểm nghèo như ung thư, tai biến… đối diện
với rủi ro không được chăm sóc y tế. Hơn nữa, những người bị bệnh đột ngột và
khẩn cấp như đau ruột thừa, tai nạn, chấn thương… có thể chuyển nặng nếu
không được chăm sóc y tế khẩn cấp. Lẽ ra, những số liệu đó cần được tính
toán trong tương quan với quan điểm giảm tối đa số ca F0, số ca tử vong bằng
các biện pháp phong tỏa quyết liệt. Vì thế, trong
quá trình thực hiện các biện pháp chống dịch ngặt nghèo nhất, phải đảm bảo 2
nhóm hoạt động thiếu yếu. Thứ nhất là
chăm sóc y tế cộng đồng, bệnh nhân phải nhận được chữa trị y tế, tư vấn y tế
từ xa và có thể được cấp cứu khẩn cấp. Thứ hai là duy trì những hoạt động
thiết yếu như cung cấp bữa ăn để người bệnh, người dân trong phong tỏa đảm
bảo được calo cần thiết để tồn tại. Mà đó là chưa đề cập đến yếu tố sức khỏe
tinh thần. Nếu một trong 2
yếu tố trên không được đảm bảo do nỗ lực giảm số ca F0 và tử vong bằng cách
phong tỏa mạnh sẽ dẫn đến hệ lụy đáng buồn hơn: số người tử vong vì bệnh
ngoài Covid-19 lớn hơn số tử vong do Covid-19. Kinh nghiệm từ EU Chiến lược này
thật ra đã được các nước EU thực hiện suốt từ đầu dịch. Đây là cách chữa bệnh
vừa nhân văn, giữ được phẩm giá và trách nhiệm của người mắc virus với bản
thân và cộng đồng, vừa hiệu quả theo nghĩa bảo vệ được hệ thống y tế khỏi
tình trạng quá tải và giúp giữ được tính mạng của những người bệnh nặng theo
cách tốt nhất cũng như những người bệnh khác. Chẳng hạn ở
Anh. Vào tháng 5/2020, hai tháng sau khi dịch bệnh xuất hiện, Thủ tướng Anh
đã soạn thảo ngay một kế hoạch dài 130 trang khổ nhỏ tóm tắt những đánh giá
của chính phủ về nguy cơ dịch bệnh, kế hoạch ứng phó với khủng hoảng của
chính phủ trình bày trước Nghị viện, sau đó công bố rộng rãi cho người dân
biết. Bản thuyết
trình tóm tắt những ý chính đánh giá về dịch bệnh, tác động đối với xã hội,
bao gồm những thiệt hại về kinh tế, xã hội, rủi ro sức khỏe, các hạn chế đi
lại, các nguy cơ có thể gặp phải, và những giải pháp kèm theo, đặc biệt là
chăm sóc, đảm bảo chế độ phúc lợi xã hội đối với người dân. Chiến lược đó
có 2 phần rõ ràng. Thứ nhất là vắc xin: Chính phủ tài trợ, nghiên cứu, đặt
hàng và đẩy nhanh tối đa để có vắc xin. Song song là hạn chế giao tiếp xã hội
để hạn chế nguy cơ lây dịch bệnh, đồng thời cũng tài trợ và bơm tiền cho hệ
thống y tế bằng việc bổ sung gấp rút các trang thiết bị. Với người Anh, giải
pháp chữa bệnh hay phong tỏa đều dựa trên khoa học, công nghệ, dữ liệu. (Theo VietNamNet) Tư Giang |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét