Trạm thu phí BOT Cai Lậy, nên có
hay không?
Cập nhật lúc 15:06
Những lùm xùm kéo dài lâu nay ở
trạm phu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) không phải ở mức phí mà là vị trí đặt
trạm. Để giải quyết, Bộ Giao thông Vận tải vừa đề xuất "mở thêm trạm thu
phí..."!
Sau bao ngày tạm lắng, Trạm thu phí Cai
Lậy trở lại trên các phương tiện thông tin đại chúng sau khi Bộ Giao thông
Vận tải (GTVT) đưa ra hướng mới là mở thêm một trạm thu phí riêng để thu phí
hoàn vốn cho tuyến tránh Cai Lậy, trạm cũ vẫn giữ nguyên để thu phí hoàn vốn
cho dự án tăng cường, cải tạo Quốc lộ (QL) 1. Đây cũng là ý kiến của UBND
tỉnh Tiền Giang đề xuất vào hồi tháng 10-2019. Thực ra, phương án này đã được
đề cập trên Báo Người Lao Động từ những ngày đầu khi trạm bắt đầu có dấu hiệu
phải tạm ngưng thu phí do gặp phản ứng quyết liệt của giới tài xế dẫn tới
phải ngưng thu phí từ cuối năm 2017.
Hiện phương án này có lẽ đạt được sự
đồng thuận cao nhất từ phía người dân, khi đang tiến dần tới sự công bằng, có
sử dụng mới có chi trả, chỉ phải trả phí cho dịch vụ mình sử dụng. Nhưng vẫn
còn những câu hỏi đặt ra, cần Bộ GTVT làm rõ trước khi lập thêm trạm thu phí
mới. Một là, trong thời gian tạm ngưng thu phí, mọi chi phí phát sinh sẽ được
tính cho hạng mục nào? Tuyến tránh hay QL1? Hay cả 2 dựa trên tỉ lệ vốn đầu
tư ban đầu? Nếu không di dời trạm thu phí hiện hữu về phía trong thị trấn,
tách biệt với đường tránh, khi xe qua trạm, nhất là với tài xế không thường
xuyên lưu thông qua đó, làm sao xác định được mua vé để đi tuyến nào? Hai là,
cả tuyến QL1 và tuyến tránh sau nhiều năm không được duy tu, sửa chữa hiện có
vài điểm xuống cấp khá nghiêm trọng, vậy khắc phục rồi mới thu phí trở lại
hay cứ để vậy rồi tiếp tục thu phí?
Đồ họa Tuổi Trẻ
Giá cả dịch vụ và thời gian thu phí cụ
thể cho mỗi tuyến đường thu phí?
Nếu ngay từ cuối năm 2017, Bộ GTVT
nghiêm túc tiếp thu các ý kiến phản biện của báo chí, các chuyên gia giao
thông cũng như lắng nghe, thấu hiểu tâm tư của người dân, có lẽ đã không phải
chờ đợi tới vài năm, để rồi quay về một trong những phương án ban đầu. Đầu tư
BOT ở Việt Nam hiện nay có một cơ chế đặc thù là gần như toàn bộ vốn đầu tư
là vay ngân hàng, một ngày trôi qua là thêm một ngày tiền lãi, vậy mà dự án
vẫn để đắp chiếu tới hơn 2 năm. Để rồi khi chốt phương án, con số đã đội lên
rất nhiều.
Có lẽ Bộ GTVT và địa phương nên cân đối lại ngân sách, hoàn trả số tiền chủ
đầu tư đã bỏ ra ban đầu để cải tạo, tăng cường tuyến QL1 sau khi đã xem xét
lại tất cả chi phí thực tế liên quan. Còn với tuyến tránh Cai Lậy, tin rằng
người dân sẽ không phản đối với mức phí và thời gian thu phí hoàn vốn, nhất
là khi tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang gấp rút hoàn công. Đó cũng
là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: Trạm thu phí Cai Lậy, nên có hay
không?
Tuy đây được coi là phương án tốt nhất
nhưng sẽ vấp phải sự phản đối từ phía chủ đầu tư. Bởi khi đưa tuyến cao tốc
Trung Lương - Mỹ Thuận vào khai thác, lưu lượng xe qua QL1 sẽ giảm đáng kể,
số xe qua tuyến tránh càng giảm trầm trọng hơn. Thu không đủ bù chi, kéo dài
càng lỗ nặng. Vậy nên, số phận trạm thu phí Cai Lậy vẫn chưa có hồi kết. Trừ
khi nhà nước mua lại toàn bộ dự án và thu phí, tất nhiên với mức thu hợp lý,
thì người dân sẽ phần nào thông cảm và tiếp tục đóng góp bởi giá cả và chất lượng
dịch vụ sẽ quyết định tất cả.
(Theo
Người Lao Động) Đoàn Quang Huy
Đây chỉ đơn giản là giải pháp
“không cho chúng nó thoát”. Bộ, tỉnh cùng nhà đầu tư quyết thu được nhiều
tiền càng tốt mà thôi.
Thương Giang
|
Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét