Phân trần của lãnh đạo phường việc phá
trạm phát sóng Bạch Mai
Cập nhật lúc 14:36
Trong khi phía đơn vị quản lý
cho rằng, chính quyền địa phương thúc ép trả lại mặt bằng thì phía chính
quyền lại tố do doanh nghiệp "tự làm".
Ngày 11/2/2020., trao đổi với Đất Việt,
bà Lê Khánh Giang - Chủ tịch UBND P. Đồng Tâm, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
khẳng định, đơn vị không ra văn bản thúc giục Công ty CP Xây dựng Thương mại
dịch vụ văn hóa phá bỏ một phần công trình Trạm phát sóng Bạch Mai để phục vụ
công tác làm đường vành đai 2 trên cao.
"Việc phá dỡ một phần Trạm phát
sóng Bạch Mai là do Công ty CP Xây dựng Thương mại dịch vụ văn hóa tự làm.
Trước khi họ thực hiện, họ cũng không hỏi ý kiến địa phương. Chúng tôi
không được thông báo trước gì cả. Đến khi họ đang phá dỡ thì cán bộ quản lý
địa bàn mới báo lại, tôi lập tức chỉ đạo lực lượng xuống hiện trường, yêu cầu
tạm dừng ngay việc phá dỡ lại.
Hơn nữa, phía công ty cũng đã nhận tiền
đền bù thì phải có trách nhiệm trả lại mặt bằng tại đây cho cơ quan chức năng
chứ sao lại tự tiện thay đổi hiện trạng?" - bà Giang cho biết.
Quan điểm của Chủ tịch UBND P. Đồng Tâm
là kiên quyết bảo vệ, duy trì và trùng tu những công trình mang giá trị văn
hóa, lịch sử như Trạm phát sóng Bạch Mai cho dù vị trí của trạm của trùng vào
một phần diện tích làm đường vành đai 2 trên cao.
"Sau khi phát hiện sự việc, chúng
tôi đã cử cán bộ thường xuyên túc trực tại công trình. Thường xuyên giám sát
hoạt động tại đây và báo cáo về khi có hiện tượng bất thường.
Đồng thời, chúng tôi cũng yêu cầu phía
công ty có trách nhiệm đảm bảo an toàn đối với phần công trình nằm ngoài chỉ
giới giải phóng mặt bằng và phải thực hiện ngay việc che chắn, đặt biển cảnh
báo, không cho bất kỳ người và phương tiện nào đến gần công trình" - vị
Chủ tịch UBND P. Đồng Tâm nói.
Theo bà Giang, việc phá dỡ Trạm phát
sóng Bạch Mai xảy ra trước đúng 1 ngày Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Nguyễn Đức Chung có quyết định giao giám đốc Sở Văn hóa - thể thao Hà Nội chủ
trì phối hợp với VOV làm hồ sơ xét duyệt công trình là di tích lịch sử văn
hóa cấp thành phố, từ đó, để có cơ sở pháp lý thu hồi tòa nhà này (hiện đang
do một công ty cổ phần quản lý) để quy hoạch lại làm lại di tích lịch sử văn
hóa.
Đây là tòa nhà được xây theo kiến trúc
kiểu Pháp hòa trộn với văn hóa Việt Nam. Không chỉ là công trình cổ kính mà
còn gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trong đại, ý nghĩa của đất nước.
Hồi cuối năm 2019, cơ quan chức năng đã
có chủ trương phá dỡ một phần công trình phục vụ cho phát triển kinh tế - xã
hội.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã lên
tiếng phản ánh, yêu cầu giữ lại công trình. Trước ý kiến này, UBND TP. Hà Nội
đã có quyết định dừng phá dỡ công trình để lấy ý kiến chuyên môn.
Khi đang trong quá trình lấy ý kiến
chuyên môn thì đơn vị quản lý công trình là Công ty Xây dựng Thương mại dịch
vụ văn hóa lại tự tiến hành phá dỡ.
Trao đổi với báo chí, một nhân viên của
Công ty cổ phần Xây dựng thương mại dịch vụ văn hóa (đơn vị quản lý tòa nhà
này) cho biết công ty không nhận được bất cứ văn bản chỉ đạo không đập bỏ tòa
nhà này từ chính quyền địa phương mà chỉ có các văn bản trước đó giục phải
đập một gian phạm vào dự án đường trên cao trước ngày 31/12/2019.
"Tiện lúc họ bắt phá một gian này
thì mình phá luôn thể", người này nói.
Ông cho biết mảnh đất của công ty đã
được quy hoạch cho xây nhà cao không quá 46m, hơn một năm qua công ty này đã
nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng và "chỉ còn đợi giấy phép xây dựng là
đập hết để xây, trước sau cũng đập bỏ".
(Theo Đất Việt) Ngọc Vân
|
Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét