Đề xuất lạ: Quân
đội đi “dọn rác” sai phạm !
Cập nhật lúc 10:04
Những
sai phạm của công trình 8B Lê Trực đã nhận được rất nhiều sự quan tâm tại
cuộc giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều 25/2.
Khó tìm đơn vị tư vấn thiết kế
Đầu tiên, trả
lời về vấn đề trách nhiệm để xảy ra sai phạm tại công trình 8B Lê Trực, ông
Tạ Nam Chiến, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết trước hết là trách nhiệm
quản lý xây dựng tại địa phương (quận Ba Đình - nơi công trình xây dựng).
Về việc chậm
trễ xử lý phần sai phạm của công trình, theo ông Chiến, công tác xử lý vướng
mắc nhiều về mặt kỹ thuật khi chưa có một phương án nào tối ưu để đảm bảo
thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ là phá dỡ bộ phận vi phạm, mà vẫn
đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phần còn lại của công trình.
Ông Tạ Nam
Chiến, Chủ tịch UBND quận Ba Đình (đứng)
"Phải có
phương án thiết kế đảm bảo an toàn kể cả trong khi tháo dỡ lẫn sau khi tháo
dỡ. Chúng tôi đang tìm kiếm đơn vị tư vấn thiết kế", ông Chiến cho biết.
Theo Chủ tịch
UBND Quận Ba Đình, quận đã rất nỗ lực tìm các đơn vị tư vấn.
"Chúng tôi
đã gửi văn bản mời đến 30 đơn vị tư vấn trên cả nước, chứ không chỉ trên địa
bàn Hà Nội. Các đơn vị này đều được đăng trên cổng thông tin của Bộ Xây dựng,
đều là các đơn vị có năng lực, hành nghề hợp pháp. Nhưng đơn vị thì nói
không, đơn vị thì không trả lời", ông Chiến nhấn mạnh.
Đề xuất quân đội vào cuộc
Cũng đề cập về
vấn đề này, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Phạm Thanh Học cho biết quận
đã có 3 đề xuất với thành phố về phương án khi không tìm được đơn vị thiết kế.
Trong đó có đề
xuất xem xét cho Bộ Tư lệnh Thủ đô, cũng như các đơn vị công binh sẵn có của
Thủ đô xem có khả năng tháo dỡ hay không.
Phó trưởng Ban
Tuyên giáo Thành ủy Phạm Thanh Học (đứng)
"Còn câu
chuyện UBND Thành phố trao đổi với Bộ Tư lệnh Thủ đô thế nào? Việc Bộ Tư lệnh
thủ đô có khả năng, có chức năng nhiệm vụ, đủ điều kiện để triển khai hay
không thì không thuộc thẩm quyền UBND quận Ba Đình. Nếu cần thiết nữa, phải
đề xuất lên cả Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Quốc phòng vào cuộc", ông Học
cho biết.
Thứ hai, UBND
quận Ba Đình đề xuất UBND Thành phố đề nghị Bộ Xây dựng chỉ định 1 đơn vị tư
vấn thiết kế có đủ điều kiện năng lực để tháo dỡ phần sai phạm. Cuối cùng là
hướng dẫn các Sở Kế hoạch đầu tư, Xây dựng, Tài chính phối hợp chặt chẽ với
UBND Quận Ba Đình nếu có đủ năng lực thì phải đấu thầu, cam kết phá dỡ, đảm
bảo thời gian, an toàn cho công trình, an toàn trong quá trình tháo dỡ.
"Đơn vị
trong nước không làm được, phải cho nước ngoài vào", ông Học cho biết.
Theo kết luận
kiểm tra của TP Hà Nội từ năm 2015, công trình 8B Lê Trực có nhiều sai phạm.
Công trình được cấp phép xây dựng cao 53m nhưng chủ đầu tư
đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại
khoảng 69m (vượt 16m, tương đương 5 tầng). Diện tích sàn theo giấy phép xây
dựng là gần 30.000 m2, tuy nhiên chủ
đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000 m2.
Tháng
11/2015, TP Hà Nội bắt đầu phá dỡ phần sai phạm tại dự án này, gần 1 năm sau
thì hoàn thành giai đoạn 1. Cuối năm 2019, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu TP Hà
Nội tập trung xử lý dứt điểm vi phạm tại nhà 8B Lê Trực để "đảm bảo kỷ
cương, pháp luật", đồng thời nêu rõ việc xử lý phải đảm bảo an toàn công
trình và quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.
Theo VTV.vn
Tháo dỡ một
chung cư cao cấp không hề đơn giản, chắc chắn sẽ làm hư hại kết cấu, thiết bị
trong khi yêu cầu không được làm hư hại. Cách tốt nhất là chính chủ công
trình phải tự tháo dỡ, nếu quá thời hạn sẽ cho phép Phá Dỡ. Có như vậy họ mới
không đùn đẩy. Có thể họ nghĩ đưa quân đội vào tháo dỡ, nếu hư hỏng sẽ có
ngân sách quốc phòng bồi thường! Quân đội có nhiều nhiệm vụ phải làm, sao lại
đi “dọn rác” của một sai phạm!?
Thương Giang
|
Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét