Bình Phước:
Khai thác rồi tiêu hủy 8.000m3 gỗ, mất thêm 11 tỉ và… rút kinh nghiệm
Cập nhật lúc 15:14
Văn
bản số 3911 của UBND tỉnh Bình Phước có nội dung chấp thuận chủ trương cho
phép tiêu hủy hơn 8.000m3 gỗ từ nhóm 2 đến nhóm 8 trên địa bàn.
Hiện đang là cao điểm mùa khô tại Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên. Mùa khô cũng là thời điểm tình trạng phá rừng tăng cao. Nguyên nhân
là do vào mùa này, nếu cây gỗ bị hạ xuống, xẻ ra, gỗ sẽ sớm khô và nhẹ hơn,
dấu vết nhanh cũ hơn. Mùa khô cũng là mùa người dân đốt nương rẫy, làm sạch
cỏ để chuẩn bị xuống giống trong mùa mưa. Với việc cưa cây, đốt cỏ này, chỉ
trong thời gian ngắn, hàng trăm ha rừng sẽ trở thành đất trồng cây.
UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành văn bản số 3911 vào tháng
12/2019. Đáng ngạc nhiên hơn, hình thức tiêu hủy là để cho gỗ tự mục tại hiện
trường. Theo văn bản số 3911, số gỗ được tiêu hủy là gỗ từ nhóm 2 đến nhóm 8,
trong đó khoảng 5.000m3 gỗ có đường kính từ 25cm trở lên.
Theo những người dân ở quanh khu vực, đống gỗ trước đây rất lớn, gấp 3 - 4
lần số lượng hiện tại, nhưng khoảng vài tháng nay gỗ được xẻ và mang đi dần.
Hình ảnh gỗ tồn tại bãi tập kết Khu công nghiệp Đồng Xoài, TP.Đồng
Xoài. Ảnh: VCCI.com.vn
Theo UBND tỉnh Bình Phước, nguyên nhân phải tiêu hủy hơn 8.000m3 gỗ
là do "toàn bộ lâm sản tồn ở các dự án trên địa bàn tỉnh đã bị hư hỏng,
mục nát, không còn sử dụng được". Lâm sản tồn này được khai thác từ 3 dự
án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su nhưng chưa được vận chuyển về
kho. Cuối năm 2016, khi Chính phủ ra lệnh đóng cửa rừng, UBND tỉnh đã ra văn
bản ngừng toàn bộ dự án có liên quan đến rừng tự nhiên, không cho phép vận
chuyển gỗ lớn đã bị chặt hạ ra khỏi rừng, nên gỗ bị bỏ lại dẫn đến hư hỏng,
mục nát.
Để đưa ra chủ trương tiêu hủy gỗ, trước đó tỉnh Bình Phước đã thành lập Tổ
xác minh gồm nhiều thành phần như: Công an, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ
huy Bộ đội biên phòng, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở NN&PTNT tỉnh tiến
hành kiểm đếm thực tế lượng lâm sản tồn tại các dự án. Con số 8.000m3 cũng
được đưa ra từ đề xuất của Tổ xác minh..
Tuy nhiên, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước, cũng là thành
viên Tổ xác minh, lại không nắm rõ việc gỗ được xác minh ở những đâu.Theo văn
bản tiêu hủy gỗ của UBND tỉnh, lượng gỗ chấp thuận tiêu hủy là 8.000m3, nhưng theo ông Trần Văn Lộc (Giám đốc Sở NN&PTNT
tỉnh Bình Phước), kết quả xác minh số gỗ lại ít hơn nhiều và vẫn còn gỗ tận
dụng được. Khi so sánh khối lượng gỗ tiêu hủy theo văn bản của UBND tỉnh Bình
Phước với biên bản của Tổ xác minh, đã có sự chênh lệch gần 1.500m3.
Bên cạnh đó, trước khi ra văn bản tiêu hủy gỗ rừng, UBND tỉnh
Bình Phước đã quyết định chi số tiền hơn 11 tỷ đồng để hoàn trả cho các doanh
nghiệp mua gỗ tận thu và xử lý lâm sản tồn. Câu chuyện tiêu hủy gỗ tận thu
này đã cho thấy một vòng tròn khiến việc mất rừng trở nên "ngoạn
mục". Kết quả cuối cùng của việc phải tiêu hủy 8.000m3 gỗ
trên là tất cả đơn vị liên quan của tỉnh Bình Phước nghiêm túc rút kinh
nghiệm.
Theo VTV1
|
Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét