Ông Đoàn Ngọc Hải không còn làm Phó
chủ tịch UBND Q.1
Cập nhật lúc 10:22
Ông Đoàn Ngọc Hải kể
từ hôm nay 4.6 không còn làm Phó chủ tịch UBND Q.1, sau quyết định điều động,
bổ nhiệm của UBND TP.HCM.
Ông Đoàn Ngọc Hải trong một lần xuống đường chỉ đạo lập lại
trật tự vỉa hè. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Sáng 4.6,
UBND TP.HCM tổ chức trao quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo cấp
quận ở TP.HCM. Theo đó, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND Q.1 được điều
động làm Phó tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Sài Gòn TNHH Một thành viên.
Tổng công ty này trực thuộc UBND TP.HCM.
Phát biểu
trong buổi điều động, ông Đoàn Ngọc Hải cho biết trước đây ông có nguyên vọng
và đề đạt với Thường thực Thành ủy TP.HCM về công tác tại huyện Cần Giờ nhưng
chưa được xem xét. Trước quyết định điều động này, thành phố cũng tính xem
xét đưa ông về Phó ban An toàn vệ sinh thực phẩm hay một cơ quan khác.
"Thành
phố điều tôi đi đâu thì trước mắt tôi phải chấp hành, nhưng với vai trò là
đảng viên, nhiệm vụ của cán bộ, tôi sẽ sớm đưa ra quyết định của mình",
ông Đoàn Ngọc Hải nói.
Ông Đoàn Ngọc Hải tại buổi trao quyết định điều động, bổ
nhiệm vào sáng nay 4.6. ẢNH: TRUNG HIẾU
Ông Đoàn Ngọc Hải nhận quyết định điều động, bổ nhiệm. ẢNH:
TRUNG HIẾU
"Lãnh đạo
thành phố luôn lắng nghe..."
Trực tiếp
trao quyết định, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến chia sẻ công tác
cán bộ là công tác thường xuyên của Đảng, của TP.HCM; đồng thời hoan nghênh
ông Đoàn Ngọc Hải đã chấp hành nghiêm túc sự điều động của thành phố.
Ông Trần Vĩnh
Tuyến mong muốn muốn tổng công ty xây dựng tạo mọi điều kiện để ông Hải hoàn
thành nhiệm vụ.
“Trong quá
trình làm việc nếu có gì khó khăn, thậm chí nếu khó đến mức không thể tiếp
tục nhiệm vụ thì nhanh chóng báo cáo lãnh đạo thành phố tháo gỡ. Lãnh đạo thành
phố luôn lắng nghe, chia sẻ để nhằm tạo điều kiện cho từng cán bộ, từng đơn
vị hoàn thành thật tốt nhiệm vụ, vì sự phát triển của thành phố”, ông Trần
Vĩnh Tuyến chia sẻ thêm.
“Với vị trí
của anh Hải thì việc điều động, bổ nhiệm, xem xét phải là Ban Thường vụ Thành
ủy. Trước mắt cứ để anh Hải làm nhiệm vụ ở công việc mới đã”, ông Trần Vĩnh
Tuyến cho biết.
Sau buổi
trao quyết định, ông Đoàn Ngọc Hải nhanh chóng rời trụ sở UBND TP.HCM.
Ông Đoàn Ngọc Hải (50 tuổi, quê quán Thanh Trì, Hà Nội), trình độ
chuyên môn thạc sĩ chính trị, cử nhân luật, cử nhân kinh tế, cử nhân xã hội
học; trước khi làm Phó chủ tịch UBND Q.1 đã làm ở Quận ủy và UBND Q.1, Bí thư
và Chủ tịch UBND P.Cầu Ông Lãnh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Q.1
Từ năm 2016,
ông Đoàn Ngọc Hải được biết đến nhiều vì đã xung phong liên tục xuống đường
trực tiếp chỉ đạo chiến dịch giành lại vỉa hè, "tuyên chiến" nạn
tiểu bậy nơi công cộng, xử lý nạn chó thả rông, đột xuất kiểm tra PCCC...
trên địa bàn Q.1.
Theo đó,
hàng chục bãi xe trái phép, lấn chiếm vỉa hè ở trung tâm thành phố bị xử lý
dẹp bỏ; hàng ngàn trường hợp đậu xe tùy tiện lấn chiếm lòng đường, cản trở
giao thông bị xử phạt; nhiều người có hành vi tiểu bậy nơi công cộng cũng bị
xử phạt, buộc phải xối nước làm sạch nơi bị tiểu bậy gây mất vệ sinh; nhiều
cơ sở kinh doanh bị phạt nặng vì vi phạm an toàn PCCC...
Từng nộp đơn
xin từ chức và cũng từng "có nguyện vọng tiếp tục làm việc"
Ngày 8.1.2018, ông Đoàn Ngọc Hải
bất ngờ nộp đơn xin từ chức. Đơn của ông được gửi đến Thường trực Thành ủy,
Thường trực UBND TP.HCM, Ban Thường vụ Quận ủy Q.1, HĐND Q.1. Lý do là “không
thể ra trận được được nữa”, bởi "muốn làm thì phải được “sếp” gật
đầu"...
Theo đơn xin
từ chức vào đầu tháng 1.2018, ông Đoàn Ngọc Hải trình bày từ khi được phân
công phụ trách lĩnh vực đô thị (tháng 3.2016), ông nhận thức rằng quản lý
trật tự đô thị, trong đó có quản lý trật tự lòng lề đường là nhiệm vụ trọng
tâm, vì ở Q.1, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường diễn ra ngày càng nhiều và
phức tạp...
"Từ
tháng 1 đến tháng 10.2017, công tác lập lại trật tự lòng, lề đường Q.1 đã tạo
hiệu ứng lớn cho cả nước, Thủ tướng Chính phủ đánh giá tốt và chỉ đạo các địa
phương khác thực hiện...”, đơn ông Đoàn Ngọc Hải viết.
Theo đơn ông Đoàn Ngọc Hải trình
bày vào thời điểm đó, việc xử lý hành vi lấn chiếm lòng, lề đường đã động
chạm đến lợi ích rất to lớn - hàng ngàn tỉ đồng, của các bãi ô tô, xe gắn
máy, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh mặt tiền “và một bộ phận không
nhỏ cán bộ cộng sinh trong đó”...
Ông Đoàn Ngọc Hải (trái) chỉ đạo lập lại trật tự vỉa hè ở
Q.1. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Tuy nhiên sau đó, ngày 12.5.2018, ông Đoàn Ngọc Hải có nguyện
vọng tiếp tục làm việc và viết đơn xin rút lại đơn từ chức.
“Tôi sẵn sàng làm việc ở những
nơi khó khăn, gian khó, nguy hiểm… và nhận bất cứ nhiệm vụ gì do tổ chức phân
công”, ông Đoàn Ngọc Hải viết trong đơn xin rút lại đơn từ chức.
Sau đó, có nhiều thông tin ông
Đoàn Ngọc Hải sẽ được điều tới làm lãnh đạo một quận, huyện khác hay làm phó
một ban quản lý thuộc UBND TP.HCM nhưng đều không diễn ra.
Như Thanh
Niên từng thông tin, từ
giữa tháng 10.2017 đến nay, ông Đoàn Ngọc Hải không còn trực tiếp đi “dẹp
loạn” vỉa hè nữa.
Lý
do ông Đoàn Ngọc Hải “không thể ra trận được được nữa”, theo ông Đoàn Ngọc
Hải là muốn làm thì phải được “sếp” gật đầu.
Theo
đó, ngày 13.10.2017, Chủ tịch UBND Q.1 Trần Thế Thuận (nay là Chánh văn
phòng Thành ủy TP.HCM) ký 2 quyết định (có hiệu lực
kể từ ngày ký): Quyết định số 1758 về thành lập tổ kiểm tra liên ngành về
trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Q.1 (gọi tắt là tổ
kiểm tra liên ngành) và Quyết định số 1759 về thành lập tổ kiểm tra công vụ
đối với công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn Q.1.
Theo
nội dung của Quyết định số 1758, tổ kiểm tra liên ngành chỉ được lên phương
án, kế hoạch kiểm tra cụ thể “trên cơ sở đề xuất của UBND 10 phường, của tổ
kiểm tra công vụ và các địa điểm theo phản ánh của người dân và cơ quan báo
chí”.
Một
điều kiện khác “kèm theo” là phương án, kế hoạch đó phải trình Chủ tịch UBND
Q.1 phê duyệt và chỉ được tiến hành kiểm tra khi được sự phê duyệt chấp thuận
của Chủ tịch UBND Q.1.
Theo
Quyết định số 1759, có 2 tổ kiểm tra công vụ đối với công tác quản lý trật tự
đô thị trên địa bàn Q.1 được thành lập. Tổ 1 do Chủ tịch UBND Q.1 Trần Thế
Thuận làm tổ trưởng. Tổ 2 do 1 Phó chủ tịch UBND Q.1 làm tổ trưởng.
Các
thành viên của tổ kiểm tra công vụ chủ động phân công cán bộ, công chức của đơn
vị kiểm tra các nội dung vi phạm và yêu cầu UBND phường tự chấn chỉnh các nội
dung còn tồn đọng (nếu có) trước khi tổ thực hiện kiểm tra địa bàn phường.
(Theo Thanh
Niên) Trung Hiếu
|
Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét