ĐBQH: Hoàng Công
Lương đã quá mệt mỏi, chấp nhận “buông vũ khí”
Cập
nhật lúc 14:53
Việc chấp nhận tội danh “vô ý gây chết người”, cho thấy
bác sĩ Hoàng Công Lương đã quá mệt mỏi, muốn "buông vũ khí".
Bên hành lang
Quốc hội, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TPHCM) cho rằng, liên quan đến phiên
tòa xử phúc thẩm vụ án chạy thận làm 9 người chết tại Hòa Bình ngày
12/6, từ hành động từ chối tất cả luật sư bào chữa cho tới chấp nhận tội danh
“vô ý gây chết người” của bị cáo Hoàng Công Lương khiến bà cảm thấy rất buồn
và không thuyết phục.
Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, mỗi người có một quyền và Lương
đã lựa chọn như thế, có thể Lương đã quá mệt mỏi và muốn buông vũ khí. “Trong
ngành y chúng tôi cũng rất buồn. Bởi nếu xử tội như này thì các bác sĩ cảm
thấy rất bất an và không được bảo vệ khi hành nghề sau này”- đại biểu Phạm
Khánh Phong Lan cho biết.
Bà Phạm Khánh Phong Lan cũng cho biết, tội danh được áp cho Lương
thay đổi liên tục và tất cả đều không thuyết phục khi đều cố tình trút tội
vào anh. Trong khi ở hoàn cảnh ấy, với bất kể bác sĩ nào xác suất phạm tội
cũng sẽ giống nhau.
“Trong y khoa, biến cố rủi ro ngoài mong muốn của bác sĩ luôn
rình rập và có thể xảy ra bất cứ khi nào. Với kết quả như trên, đội ngũ bác
sĩ, điều dưỡng sẽ cảm thấy bất an bởi mình không được bảo vệ khi hành nghề.
Họ sẽ nảy sinh tâm lý né tránh, làm sao đúng quy trình, an toàn cho mình
nhất. Song an toàn cho bác sĩ không có nghĩa sẽ an toàn đối với bệnh nhân”-
bà Lan cho biết.
Bà Lan phân tích, đây là lỗi thuộc về quy trình chạy thận chưa
hợp lý và chặt chẽ. Thay vì phải thay màng lọc, chúng ta vì tiết kiệm, không
đủ tiền nên đã bảo trì, bảo dưỡng màng lọc này và cho sử dụng lại. Từ đó, vụ
án bị lái theo kiểu truy trách nhiệm đối với bác sĩ trực tiếp thực hiện công
việc cứu bệnh nhân. Do đó việc xử theo tội “vô ý gây chết người” là không
thuyết phục.
“Không phải ngẫu nhiên mà tất cả thân nhân của người bị nạn đều
xin giảm án cho bị cáo Hoàng Công Lương. Ai cũng đau lòng khi người nhà mình
ra đi nhưng họ cũng đều thấy phải xử đúng người, đúng tội để có tính răn đe,
để sau này không lặp lại những trường hợp tương tự”- bà Lan bức xúc nói.
Bộ Y tế có trách nhiệm?
Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, trong sự việc này, mức án
nặng nhất không phải mấy năm tù mà đó là trên lương tâm của người bác sĩ khi
có bằng đó bệnh nhân của mình ra đi một cách tức tưởi. Đó là mức án nặng
nhất. Nếu kết án như này, e rằng khả năng đó sẽ vẫn còn lặp lại những vụ việc
tương tự như vụ Hoàng Công Lương.
“Tôi cũng hoan nghênh tới giờ phút cuối Bộ Y tế cũng có ý kiến
chuyên môn nhưng quá muộn để tác động vào tòa. Theo hệ thống luật pháp, nếu
bản thân bị can thừa nhận, không chống án thì cũng rất khó”- bà Lan cho biết.
Tuy nhiên, bà Lan cũng cho biết, về phía Bộ Y tế, lẽ ra ngay từ
đầu khi vụ việc xảy ra cần sớm lên tiếng bảo vệ quyền lợi chính đáng của
người lao động trong ngành; cần phải trả lời rõ ràng về mặt chuyên môn… Nhưng
đáng tiếc là trong suốt quá trình xử án, Bộ Y tế lại có những lúc bất nhất
trong việc cung cấp tài liệu, gần như không nói rõ trách nhiệm của mình.
“Thực ra với những chứng cứ chuyên môn do bản thân bị cáo Hoàng
Công Lương đưa ra sẽ không có tính khách quan bằng cơ quan có chức năng quản
lý. Lẽ ra Bộ Y tế phải trả lời sớm hơn. Tuy nhiên cũng nên ghi nhận nỗ lực
của Bộ Y tế cuối cùng có văn bản khẳng định quan điểm Lương vô tội, không
buộc tội vô ý gây chết người”- đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho biết./.
(Theo VOV.VN)Thy Hạt
|
Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét