Mớ bòng bong
Cập nhật lúc
10:12
Số liệu của 71
dự án bất động sản (BĐS) do Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở từ đầu năm
2015 đến nay cho thấy, đã có khoảng 25.639 căn hộ condotel, officetel, tập
trung chủ yếu ở Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng. Ngoài ra, còn có hàng chục nghìn
căn condotel, officetel do các địa phương thẩm định, cấp phép theo thẩm quyền.
Hàng vạn căn hộ đã được xây dựng, kinh doanh, bán đến tay
người sử dụng từ Bắc đến Nam trong suốt nhiều năm qua nhưng lạ là đến nay
pháp lý vẫn… mơ hồ! Hàng chục hội thảo, tọa đàm do các Hiệp hội, cơ quan chức
năng tổ chức không thu được kết quả bởi chưa có quy định pháp lý cụ thể nào
cho loại hình bất động sản mới này.
Trao đổi với PV Tiền Phong, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài
nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ kiến nghị, một quy định chính thức trong Luật
Kinh doanh Bất động sản và Luật Đất đai về loại hình bất động sản này là rất
cần thiết. Luật Kinh doanh Bất động sản cần quan tâm tới việc kinh doanh các BĐS
đa công năng, còn Luật Đất đai quy định về chế độ sử dụng đất đối với đất để
phát triển các loại BĐS đa công năng. Tinh thần là nên cho chủ đầu tư dự án
được lựa chọn mục đích chính.
Cũng theo ông Đặng Hùng Võ, vướng mắc chủ yếu hiện nay vẫn
là tư duy áp dụng pháp luật đối với các loại BĐS đa công năng. Trong cuộc
sống thực tế, khái niệm đã hình thành và người dân vẫn làm như vậy, nhưng
chưa được xác định rõ trong pháp luật thì lại khó được các cơ quan quản lý
chấp nhận.
Đối với các BĐS du lịch, cơ hội rất lớn cho phát triển đã
mở ra, nhưng e ngại rằng lại một lần nữa cơ hội bị rơi vào lãng phí. “Đã 5
năm rồi loanh quanh với câu chuyện pháp luật đối với các BĐS đa công năng để
phát triển BĐS du lịch, thế mà chuyện vẫn đứng yên một chỗ. Sửa Luật Đất đai
lại lùi tiếp, phát triển BĐS du lịch nhằm đưa kinh tế du lịch thành mũi nhọn
lại phải "vừa chạy vừa xếp hàng" vậy...”, ông Đặng Hùng Võ nói.
Không chỉ với condotel, thực trạng về hàng trăm dự án bất
động sản được cấp phép tràn lan tại Hà Nội, TPHCM và nhiều đô thị lớn nhưng
đến nay vẫn bỏ hoang, làm nơi chăn thả trâu bò vẫn chưa có bất kỳ bộ ngành
hay địa phương nào nhận trách nhiệm. Hàng trăm nghìn tỷ đồng của người dân,
của nhà đầu tư chôn trong các dự án “chết yểu”, chạy theo các cơn sốt đất
quay cuồng.
Hy vọng từ thực trạng quản lý condotel được Quốc hội đưa
ra chất vấn kỳ này, quản lý nhà nước về bất động sản thêm cơ hội nhìn lại
mình, thực sự tạo sự dẫn dắt, định hướng phù hợp với thị trường.
(Theo Tiền Phong)
TUẤN MINH
Không phải là mơ hồ pháp lí mà người
ta đang cố quên tính pháp lí của một dự án khách sạn du lịch. Loại dự án này,
căn hộ chỉ được sử dụng kinh doanh chứ không phải nhà ở như chung cư. Giá bán
căn hộ lẽ ra phải rẻ hơn chung cư nhiều nhưng các chủ DA đang nhập nhèm bán
giá cao, lừa nhà đầu tư thứ cấp với hứa hẹn lãi suất cao và được sở hữu căn
hộ lâu dài như nhà ở chung cư!? Khi kinh doanh không bảo đảm lợi nhuận như
lời hứa, họ xoay sang đòi pháp lí căn hộ cốt để giúp nhà đầu tư thứ cấp không
quay lại “phản đòn” chủ DA vì đã lừa họ. Hệ thống pháp luật về DA kiểu này
khá đầy đủ gồm Luật Du lịch, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Họ làm
sai nay lại đòi sửa luật, vậy mà vẫn có người trong cơ quan quản lí xây dựng
nghe theo, đề xuất sửa luật!
Thương Giang
|
Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét