TT Trump phê chuẩn
tấn công Iran, nhưng bất ngờ rút quyết định
Cập nhật lúc 14:20
Theo New York
Times, Tổng thống Trump đã chấp thuận tấn công quân sự Iran sau khi nước này
bắn rơi máy bay không người lái Mỹ, nhưng bất ngờ rút lại quyết định ngay
sáng nay.
New York
Times cho biết tới tận 19h ngày 20/6 giờ Washington (sáng nay theo giờ VN),
các quan chức cấp cao trong chính quyền và quân đội đã chờ đợi một cuộc tấn
công quân sự sau những tranh luận căng thẳng tại Nhà Trắng giữa các quan chức
an ninh hàng đầu của tổng thống và lãnh đạo quốc hội.
Máy bay trên không, tàu chiến vào vị trí
Các quan
chức cho biết ông Trump ban đầu đã phê chuẩn kế hoạch tấn công một số mục
tiêu của Iran như hệ thống radar và bệ phóng tên lửa.
Chiến dịch thực tế đã bắt đầu
triển khai bước đầu với máy bay ở trên không và tàu chiến vào vị trí.
Tuy nhiên, quyết định này bất ngờ
được rút lại vào buổi tối. Nếu diễn ra, đây sẽ là hành động quân sự thứ 3 của
ông Trump ở Trung Đông kể từ khi nhậm chức. Trước đó, tổng thống Mỹ đã hai
lần ra lệnh tấn công vào các mục tiêu ở Syria vào các năm 2017 và 2018.
Iran và Mỹ mâu thuẫn nhau về vị trí máy bay do thám
bị bắn hạ. Đồ họa: New York Times.
Vẫn chưa rõ
nguyên nhân sự thay đổi đột ngột này là vì ông Trump đổi ý hay Washington
chưa sắp xếp được các yếu tố hậu cần hoặc chiến lược.
Cũng chưa rõ liệu kế hoạch tấn
công có được tiếp tục hay không. Khi được hỏi về kế hoạch tấn công và quyết
định tạm hoãn kế hoạch này, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc từ chối đưa ra bình luận.
Không có quan chức chính quyền
nào yêu cầu New York Times không đưa tin về việc này (trong trường hợp ảnh
hưởng an ninh quốc gia).
Theo một quan chức cấp cao trong
chính quyền, kế hoạch tấn công là đòn đáp trả vụ máy bay do thám không người
lái trị giá 130 triệu USD của Mỹ bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không Iran vào
rạng sáng 20/6.
Cuộc tấn công được lên kế hoạch
diễn ra vào lúc ngay trước bình minh ngày thứ sáu (21/6) ở Iran để giảm thiểu
tối đa rủi ro với lực lượng quân đội và dân thường.
Hoãn ít nhất tạm thời
Tuy nhiên,
các quan chức quân đội nhận được thông báo ngắn gọn sau đó về việc hoãn vụ
tấn công, ít nhất là tạm thời.
Khả năng tấn công trả đũa Iran
lởn vởn suốt ngày 20/6 ở Washington. Quan chức hai nước tiếp tục cáo buộc lẫn
nhau về vị trí của chiếc máy bay khi nó bị bắn rơi bởi tên lửa đất đối không
của Iran.
Các cố vấn an ninh quốc gia của
ông Trump cũng chia rẽ trong việc có hay không tấn công trả đũa.
Ông Trump trong cuộc họp với các cố vấn hôm 20/6 tại Phòng Bầu
dục của Nhà Trắng. Ảnh: Reuters.
Nguồn tin
của New York Times cho biết Ngoại trưởng Mike Pompeo, Cố vấn An ninh Quốc gia
John Bolton và Giám đốc CIA Gina Haspel là những người ủng hộ hành động quân
sự.
Thế nhưng, các quan chức hàng đầu
của Lầu Năm Góc cảnh báo hành động như vậy có thể dẫn đến vòng xoáy leo thang
xung đột và rủi ro với các lực lượng Mỹ ở khu vực.
Các lãnh đạo quốc hội đã được các
quan chức chính phủ báo cáo ngắn gọn về tình hình trong Phòng Tình huống.
Sau cuộc họp với các quan chức
chính quyền trong Phòng Tình huống, các lãnh đạo Dân chủ ở quốc hội đã thúc
giục ông Trump tìm cách giảm căng thẳng hiện tại. Họ kêu gọi tổng thống cần
có sự cho phép của quốc hội trước khi thực hiện bất kỳ hành động quân sự nào.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho
biết: "Đây là một tình huống nguy hiểm. Chúng ta đang phải đối phó với
một quốc gia vốn là nhân tố xấu trong khu vực. Chúng ta không có một ảo tưởng
nào về Iran với những vụ vận chuyển tên lửa đạn đạo của họ, với việc họ ủng
hộ ai ở khu vực, và với những thứ khác".
Việc chiếc máy bay không người
lái bị bắn hạ đã làm khủng hoảng thêm mối quan hệ vốn đang rất căng thẳng
giữa Mỹ và Iran sau khi Tổng thống Trump cáo buộc Tehran đứng đằng sau những
vụ tấn công gần đây vào các tàu chở dầu đi quan eo biển Hormuz, tuyến đường
thủy huyết mạch với phần lớn lượng dầu mỏ trên thế giới.
Bên cạnh đó, việc Iran bắn hạ máy
bay không người lái Mỹ dường như tạo điều kiện để một số quan chức trong
chính quyền Mỹ ủng hộ một động thái quân sự. Những người này từ lâu đã mong
muốn có một cách tiếp cận cứng rắn hơn với Tehran do cáo buộc ủng hộ khủng bố
và có các hành vi khác gây bất ổn ở khu vực.
Những bình luận của ông Trump vào
chiều 20/6 tại Phòng Bầu dục phản ảnh những mâu thuẫn liên tục của chính tổng
thống Mỹ. Một mặt, ông Trump muốn được nhìn nhận là một nhà lãnh đạo cứng rắn
trên trường quốc tế. Mặt khác, ông có trách nhiệm phải hoàn thành những lời
hứa khi tranh cử đó là đưa nước Mỹ tránh khỏi những cuộc chiến tranh ở nước ngoài.
Chỉ vài tháng sau khi bước vào
nhiệm sở, ông Trump phê chuẩn kế hoạch sử dụng 59 tên lửa Tomahawk tấn công
vào các cơ sở quân sự của quân đội Syria sau cáo buộc chính quyền Assad sử
dụng vũ khí hóa học.
Tuy vậy, ông Trump cũng thường
xuyên nói với cử tri về việc chấm dứt sự liên quan của Mỹ tới các cuộc chiến
ở nước ngoài và không muốn nước Mỹ trở thành cảnh sát của thế giới, một phần
trong chính sách "Nước Mỹ trên hết" của ông.
(Theo
Zing.vn) Sơn Trần
|
Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét