NASA muốn khai thác tiểu hành tinh
chứa toàn vàng
Cập nhật lúc 14:31
Tiểu hành tinh có đường kính
hơn 200km là một khối vàng khổng lồ với ước tính trị giá triệu tỉ USD.
NASA vừa công
bố kế hoạch tiến tới tiểu hành 16 Pysche nằm trong vành đai tiểu hành tinh
cách không xa Trái Đất. Đây thực chất là một khối vàng khổng lồ với ướng tính
lên tới triệu tỉ USD.
Khối
tài sản ngoài vũ trụ này gấp nhiều lần so với giá trị của cả nền kinh
tế thế giới - ước tính chỉ vào khoảng 75.000 tỉ USD.
Tiểu
hành tinh này đã được khám phá từ trước đây qua kính viễn vọng. Các nhà khoa
học khi đó chỉ phóng đoán 16 Pysche là một khối kim loại, có thể phần lớn là
sắt. Tuy nhiên các công nghệ được cải tiến đã cho thấy đây là một hành tinh
vàng đúng nghĩa đen. Nó còn sở hữu hàng nghìn mỏ bạch kim, sắt, niken trên đó.
NASA đã công bố một nhiệm vụ mang tên Discovery Mission sẽ được khởi động từ
năm 2022, dự tính tiếp cận kho báu không gian này vào năm 2026. Các nhiệm vụ
ban đầu chưa đề cập đến vấn đề khai thác. Những nhà khoa học sẽ tính toán
phương pháp tiếp cận và khai thác sao cho hiệu quả.
Tuy
nhiên, nhiều nhà khoa học trên thế giới đang phản đối kế hoạch này của NASA.
Họ cho rằng các tham vọng khai thác này có thể đẩy nền kinh tế thế giới đến
bờ vực bị hủy diệt. Số vàng trên 16 Pysche đủ sức biến tất cả người dân trên
thế giới này thành tỷ phú.
Tuy
nhiên, NASA đã đưa ra các lý giải khác mang tính chất thuần khoa học. Họ
khẳng định tiểu hành tinh này là một dạng đá không gian cực kỳ cổ xưa, sống
sót trong chuỗi các vụ va chạm kinh hoàng ngày Hệ Mặt trời hình thành.
Tiếp
cận với 16 Pysche có thể giúp giới khoa học vũ trụ hiểu được lõi của Trái Đất
và các hành tinh khác hình thành như thế nào.
Việc
tiếp cận khá thuận lợi bởi so với đa số các di tích của Hệ Mặt trời sơ khai
khác, 16 Pysche rất gần trái đất. Vành đai tiểu hành tinh của Hệ Mặt trời,
nơi 16 Pysche trú ngụ, nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, không mấy khó khăn cho
các sứ mệnh không người lái. 16 Pysche là một trong những vật thể lớn nhất
vành đai với tổng khổi lượng khoảng 1% khối lượng toàn vành đai.
Trong
khi đó, một kho báu không gian khác nhỏ hơn là UW158 2011, có kích thước gấp
đôi tháp London thì lại bị các công ty khai thác không gian tư nhân nhắm đến.
Kể từ khi quyền sở hữu tiểu hành tinh trở nên hợp pháp vào năm 2015, nhiều
công ty đã hướng vào ngành công nghiệp vũ trụ và khai thác tài nguyên ngoài
hành tinh.
(Theo Đất Việt) Minh Hoàng
|
Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét