Đức đáp
trả gay gắt Mỹ liên quan Dòng chảy phương Bắc 2
Cập nhật lúc 16:35
Đại
biểu Quốc hội Đức, Robbie Schlund tuyên bố Washington không nên “tống tiền”
Berlin vì Dòng chảy phương Bắc 2.
Ông Robbie Schlund lưu ý rằng tất cả các mâu thuẫn giữa các quốc
gia, bao gồm cả về vấn đề trừng phạt, phải được giải quyết thông qua đối
thoại.
"Đức cần có khả năng đảm bảo an ninh năng lượng từ các nguồn
đáng tin cậy và cạnh tranh về giá. Đây là thị trường, đây là nền kinh
tế", chính trị gia Robbie Schlund nói, chính sách tống tiền mâu thuẫn
với mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền.
Một nhóm đại biểu Quốc hội Đức đang có chuyến thăm Nga từ ngày
16-21/6. Họ sẽ thăm Moscow và Kaluga, và sẽ thảo luận về quan hệ song phương
và các chủ đề quốc tế với các đồng nghiệp Nga và đại diện của chính quyền khu
vực.
Trước đó, chính quyền Berlin ngày 23/5 đã từ chối bình luận về
các biện pháp trừng phạt có thể sẽ được Mỹ áp dụng đối với các công ty tham
gia dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord
Stream 2), và nhấn mạnh rằng Đức sẽ kiên quyết bác bỏ các biện pháp trừng
phạt đó.
Trong một cuộc họp báo ngày 23/5 tại Berlin, người phát ngôn Bộ
Kinh tế Đức cho biết, Berlin kiên quyết bác bỏ các biện pháp trừng phạt ngoài
lãnh thổ mà Hoa Kỳ có thể áp dụng đối với các công ty có liên quan đến việc
xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Vị quan chức Đức nói: "Chúng tôi đã lưu ý các tuyên bố của
ông Perry, chúng tôi không có bình luận gì về những tuyên bố này. Nhưng chúng
tôi sẽ kiên quyết bác bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ.
Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Rick Perry nói rằng
Washington đang xem xét các biện pháp trừng phạt đối với những ai tham gia
vào Dòng chảy phương Bắc 2. Ông cho biết Quốc hội Mỹ đang soạn thảo luật để
đưa ra chế tài trừng phạt các công ty tham gia vào dự án này.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án liên doanh giữa Tập đoàn Gazprom
của Nga với 5 công ty của châu Âu. Khi hoàn thành (dự kiến cuối năm 2019),
các đường ống này hàng năm sẽ chuyên chở 55 tỷ m3 khí đốt tự nhiên từ Nga tới
các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thông qua Biển Baltic đến Đức,
không đi qua lãnh thổ Ukraine.
Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ đi qua các
vùng lãnh thổ và đặc quyền kinh tế của các quốc gia nằm ngoài khơi bờ biển
Baltic - Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.
Nhiều quốc gia phản
đối dự án này, trong đó có Ukraine do sợ mất nguồn thu từ việc
trung chuyển khí đốt của Nga, cũng như nếu giảm khối lượng khí trung chuyển qua
hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine (GTS) có thể dẫn đến hậu quả một số lượng
lớn người tiêu dùng Ukraine không có khí đốt, và Mỹ với kế hoạch xuất khẩu khí
tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu đầy tham vọng.
Theo Infonet.vn
|
Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét