Quy hoạch ven sông Hồng: Ba vấn đề
then chốt
Cập nhật lúc 15:20
Xây dựng quy hoạch phải là quy
hoạch của lòng dân chứ không phải là quy hoạch của một vài tổ chức...
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức
Chung vừa cho biết TP sẽ hoàn thiện đề án quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng trình
HĐND xem xét ngay trong năm 2019.
TS KTS Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Giám
đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô
thị Việt Nam đánh giá, quy hoạch xây dựng phát triển đô thị ven sông Hồng đã
được Hà Nội nhiều lần được nghiên cứu, đánh giá.
Từ năm 1998, trong quy hoạch chung của
Hà Nội được Thủ tướng phê duyệt, vấn đề quy hoạch hai bên bờ sông Hồng đã lần
đầu được đặt ra.
Tuy nhiên, thời điểm đó còn vướng mắc
bởi quy định hành lang thoát lũ chưa được phê duyệt nên chưa thể thực hiện.
Sau đó, có rất nhiều các tổ chức nghiên
cứu xã hội, các nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu khoa học, thủy lợi, xây
dựng đã đưa ra nhiều phương án quy hoạch khác nhau, trong số đó, có đề xuất
xây dựng 100 ngôi nhà hai bên bờ sông Hồng của Hội Thủy lợi Hà Nội. Tuy
nhiên, tất cả cũng chỉ dừng lại ở đề xuất.
Tại quy hoạch 2011 được Thủ tướng phê
duyệt, trên cơ sở mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội, có quy hoạch chung
trong đó xác định những nội dung cơ bản về quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Theo vị KTS, vướng mắc lớn nhất vẫn là
vấn đề về trị thủy, phân lũ của lưu vực sông Hồng và đặc biệt là vấn đề xác
định lại danh giới hai bên bờ sông Hồng. Nếu trước kia sông Hồng chảy qua Hà
Nội có khoảng 50km nhưng sau thời điểm mở rộng địa giới toàn bộ ranh giới Hà
Nội tiếp xúc với sông Hồng lên tới gần 100km, hoặc có những đoạn một bên là
Hà Nội còn một bên là Vĩnh Phú, những vấn đề này chưa được xác định rõ ràng.
Mới đây, Thủ tướng đã Phê duyệt Quy
hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, đây là cơ sở
pháp lý rất quan trọng cho quy hoạch hai bên sông Hồng trở thành trục cảnh
quan chính của Hà Nội.
Thực tế cho thấy các đô thị ven sông
không chỉ giải quyết vấn đề nhà ở và giúp tăng chất lượng cuộc sống của người
dân cũng như phát triển các dịch vụ du lịch. Vì vậy, việc quy hoạch và
phát triển đô thị ven hai bờ sông Hồng là hết sức cần thiết nhưng phải
lưu tâm 3 vấn đề.
Thứ nhất, để khai thác hiệu quả bờ sông
Hồng phải quy hoạch hai bờ sông Hồng trở thành trục cảnh quan chính của TP Hà
Nội.
"Để là trục cảnh quan chính của Hà
Nội thì vấn đề khai thác hai bên bờ sông Hồng thế nào cần được chú trọng quan
tâm.
Không thể lại đẻ ra các công trình cao
tầng phủ kín hai bên bờ sông Hồng gây áp lực lên cảnh quan môi trường hai bên
sông Hồng vốn đang bị ô nhiễm nặng nề nhiều năm nay do sự buông lỏng trong
công tác quản lý.
Vì thế không chỉ đẩy mạnh công tác trị
thủy, việc cải tạo cảnh quan môi trường quanh đây cũng cần được chú
trọng", KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.
Thứ hai là, quy hoạch hai bên bờ sông
Hồng không chỉ có chức năng để sử dụng đất. Bên cạnh việc kế thừa quy định
hành lang thoát lũ mới thì phải đặc biệt quan tâm tới quy hoạch giao thông
tại hai bên bờ sông Hồng. Quy hoạch này đòi hỏi phải tổng hòa, tích hợp được
nhiều yếu tố từ văn hóa, kinh tế, xã hội cho tới giao thông đi lại.
"Từng có rất nhiều đề xuất xây
dựng nhà cao tầng, xây dựng bến bãi du lịch, thậm chí có cả đề xuất đầu tư
xây dựng sòng bài, casino, biến sông Hồng thành Đồ Sơn thứ hai...
Tuy nhiên đây là bài toán phức tạp phải được nghiên cứu rất kỹ lưỡng.
Các đô thị ven sông không chỉ giải
quyết vấn đề nhà ở mà quan trọng hơn là phải tăng chất lượng cuộc sống của
người dân cũng như phát triển các dịch vụ du lịch.
Theo thống kê hiện nay có gần 20 vạn
dân cư sống ở khu vực ven hai bên sông Hồng, đó là chưa kể những người thuộc
diện tạm trú….
Bài toán giải quyết chỗ ở, bồi thường
GPMB, giúp tái định cư, ổn định đời sống cho người dân cần được xử lý như thế
nào cũng rất phức tạp.
Như vậy, mục đích không phải chỉ là lấy
được đất làm quy hoạch mà còn phải đảm bảo an ninh trật tự, ổn định xã hội.
Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông kết nối
nhằm giải quyết các vấn đề đi lại, di chuyển của người dân mới giữa hai bên
bờ sông Hồng với khu vực nội đô cũng cần được tính toán thật kỹ", vị KTS
nói.
Thứ ba, để đảm bảo dòng sông cũng phải
tính đến hành lang thoát lũ của sông Hồng bởi dòng sông Hồng bắt nguồn từ
Trung Quốc, qua rất nhiều tỉnh thành không thể khống chế được lưu lượng nước
chảy trên sông. Như vậy, hành lang thoát lũ là vấn đề quan trọng, vừa đảm bảo
cho dòng sông đồng thời phải tạo ra khả năng ứng phó được với biến đổi khí hậu
Vị KTS đánh giá, đây là quy hoạch rất
phức tạp đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, quy hoạch có chất lượng
nhưng đồng thời cũng phải được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng dân
cư.
Vị KTS cho biết, mới đây Hà Nội đã giao
cho Hội Quy hoạch Hà Nội nghiên cứu thêm, tuy nhiên, tới thời điểm này Hội
Kiến trúc vẫn chưa được tiếp cận với phương án nghiên cứu mới, cũng như chưa
được hỏi ý kiến.
"Quy hoạch hai bên bờ sông Hồng có
vai trò rất quan trọng. Để thành công, đòi hỏi phải có một quy trình xây dựng
thích hợp, xây dựng quy hoạch phải là quy hoạch của lòng dân chứ không phải
là quy hoạch của một vài cá nhân hay của một vài tổ chức", KTS Đào Ngọc
Nghiêm kỳ vọng.
(Theo Đất Việt) Lam Nguyễn
|
Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét