Thi tuyển giáo viên ở Quảng Ngãi: Người
rớt thành thủ khoa
Cập
nhật
lúc 14:17
Sau phúc khảo kỳ thi tuyển giáo
viên ở Quảng Ngãi 13 người đậu thành rớt, 8 thí sinh rớt lại đậu trong đó một
thí sinh từ rớt đã thành... thủ khoa.
Thí sinh tham gia
thi tuyển giáo viên năm học 2017-2018 tại Trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng
Ngãi)- Ảnh: T.M.
Đáng chú ý, tại
hội đồng thi tuyển giáo viên huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), 86 thí sinh xin
phúc khảo thì đến 70 thí sinh được tăng từ 10-14 điểm (thang điểm 100).
Tôi như rơi xuống vực. Cũng chẳng biết nói sao với bạn bè khi
trót thông báo đã trở thành giáo viên. Giờ chẳng khác nào mình nói xạo
Từ rớt thành thủ khoa
Ở bộ môn hóa,
41 thí sinh dự thi để chọn 2 người. Sau khi công bố kết quả thi, thí sinh tên
N.T.T.O. phúc khảo và từ rớt thành thủ khoa môn này.
Môn tin học có
62 thí sinh dự thi để tuyển 32 giáo viên. Lần công bố kết quả đầu tiên có 26
thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển.
Các thí sinh trượt hầu hết bị điểm liệt ở môn viết chuyên ngành. 11 thí sinh
trượt đã phúc khảo và đều tăng điểm và thoát liệt.
Việc tăng điểm
đồng loạt của nhiều thí sinh khiến dư luận hoài nghi về chất lượng và sự công
tâm trong công tác chấm thi.
Sau khi có dư
luận, Huyện ủy Bình Sơn đã có văn bản yêu cầu báo cáo lại toàn bộ quá trình
tổ chức thi tuyển giáo viên, kết quả thi và phúc khảo tại kỳ thi tuyển giáo
viên năm 2017-2018.
Không chỉ tại
hội đồng thi huyện Bình Sơn mà nhiều huyện cũng có đơn thư phản ánh về tính
công tâm trong công tác chấm thi tuyển giáo viên.
Ông Đoàn Dụng - giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi - nói với Tuổi Trẻ: "Huyện Nghĩa
Hành, Đức Phổ... cũng có thông tin phản ánh về điểm số của các thí sinh,
nhưng Bình Sơn là nổi cộm nhất".
Đậu thành rớt: "Rơi
xuống đáy vực!"
Sau phúc khảo,
danh sách thí sinh trúng tuyển được công bố tại huyện Bình Sơn thay đổi so
với trước đó.
Cụ thể, có 13
thí sinh từ rớt thành đậu và 8 thí sinh từ đậu thành rớt. Một thí sinh nằm
trong danh sách đậu thành rớt bức xúc: "Tôi như rơi xuống vực. Cũng
chẳng biết nói sao với bạn bè khi trót thông báo đã trở thành giáo viên. Giờ
chẳng khác nào mình nói xạo".
Hai thí sinh
"thế chỗ" thí sinh này có một người tăng 4,5 điểm và một người tăng
7,5 điểm sau phúc khảo.
"Đây là
đợt thi quyết định tương lai, cạnh tranh nhau từng điểm một. Vậy mà phúc khảo
tăng đến mấy điểm thì quá bất ngờ. Mà cũng kỳ lạ, thấy cán bộ chấm thi toàn
là giáo viên dạy giỏi, có chuyên môn tốt nhất, tại sao lại có sai lệch về
điểm số lớn đến vậy" - thí sinh này bức xúc.
Một thí sinh
khác kể: "Nhiều năm dạy hợp đồng ở miền núi, lương và các chế độ cực
thấp nhưng tôi cố gắng bám trường. Nhận kết quả trúng tuyển, cứ nghĩ mình đã
ổn định công việc thì bây giờ phải đi viết đơn khiếu kiện gửi khắp nơi. Tôi
cũng gửi cho ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, đề nghị xem
lại kết quả chấm thi mà thí sinh cho là bất thường. Chấm thi vậy chúng tôi
không phục. Thà là từ đầu đậu rớt rõ ràng thì chúng tôi chấp nhận".
Sẽ tổ chức chấm lại
Ông Đoàn Dụng
cho rằng việc chấm thi tuyển giáo viên đã phân cấp, giao lại cho UBND các
huyện, thành phố tổ chức còn Sở Nội vụ không đứng ra tổ chức các kỳ thi này.
Tuy nhiên, sau
khi có thông tin phản ảnh, sở tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định
tổ chức chấm lại.
"Ngày 5-4
sẽ tổ chức chấm lại. Sở sẽ lấy kết quả trong đợt chấm thi sắp tới làm kết quả
chính thức. Kết quả hiện tại đang bị khiếu kiện. Chức năng, nhiệm vụ của Sở
Nội vụ có quyền hủy kết quả này" - ông Dụng nói.
Cũng theo ông
Dụng: "Đầu tiên sẽ tổ chức chấm thi lại ở huyện Bình Sơn, nơi có điểm số
sau phúc khảo tăng cao bất thường. Tiếp đó sẽ tổ chức nhiều đoàn thanh tra
đến những huyện khác, xem xét những bài phúc khảo tăng điểm, kể cả những bài
chấm điểm cao và những bài rút ngẫu nhiên. Nói chung là sẽ cho chấm lại toàn
bộ để xem xét có bất thường hay không".
13 thí sinh rớt thành đậu
Kỳ thi tuyển
giáo viên huyện Bình Sơn năm học 2017-2018 có 680 hồ sơ dự tuyển ở ba cấp học
(mầm non 235 hồ sơ, tiểu học 250 hồ sơ và THCS 195 hồ sơ).
Sau khi tổ chức thi, hội đồng thông
báo điểm thi các môn thi gồm thực hành, nghiệp vụ chuyên ngành và kiến thức
chung.
86 thí sinh bị rớt đã nộp đơn
xin phúc khảo bài thi.
Sau đó, 13 trường hợp từ
không trúng tuyển lên trúng tuyển. Cụ thể, cấp mầm non có 2 trường hợp, cấp
tiểu học có 10 trường hợp và cấp THCS 1 trường hợp.
(Theo Tuổi Trẻ)
TRẦN MAI
Xử lí việc này rất đơn giản: Cho toàn bộ những người chấm thi "rớt việc" rồi tổ chức chấm lại.
Thương Giang
|
Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018
Mại dâm không thể là một nghề! |
Cập nhật lúc 10:06
Có nên mở "phố đèn đỏ" hay không? Có nên xem mại
dâm là một nghề?
Hoạt động mại dâm vẫn bị kỳ thị tại Việt
Nam Ảnh: PHẠM DŨNG
Những vấn đề trên một lần nữa
được xới lên khi các cơ quan chức năng bàn về hướng luật hoá hoạt động mại
dâm.
Trong đó, có đề xuất nên thí
điểm hợp pháp hoá hoạt động mại dâm tại các đặc khu kinh tế như Phú Quốc, Vân
Đồn, Bắc Vân Phong... bằng cách mở các "phố đèn đỏ".
Trong lúc các cơ quan chức năng
còn dè dặt thì có rất nhiều ý kiến ủng hộ mạnh mẽ việc công nhận mại dâm.
Nói gì thì nói, Việt Nam chưa
thể cho lập các "phố đèn đỏ", chưa thể công nhận mại dâm là một
nghề, thậm chí là không thể.
Đừng bảo rằng hợp pháp hoá hoạt
động mại dâm là sẽ thu được thuế? Thuế gì? Việt Nam đã có bao nhiêu luật về
thuế mà việc hành thu và chống thẩm lậu thuế vẫn còn khó khăn, các hoạt động
sinh lợi công khai vẫn trốn tránh nghĩa vụ thuế rất nhiều mà chưa ai làm gì
được, vậy lấy cơ sở nào để cầm chắc sẽ đánh thuế được hoạt động mua bán dâm?
Mà nếu được thì cũng chẳng bao nhiêu! Có nhà nước nhân văn nào phải cần đến
nguồn thu ngân sách từ... thân xác phụ nữ?
Đừng bảo rằng hợp pháp hoá hoạt
động mại dâm là để những người độc thân có điều kiện giải quyết nhu cầu sinh
lý, là để những người có nhu cầu sinh lý hợp thức hoá ham muốn tình dục của
mình?
Không chỉ người độc thân, người
có vợ hay đang có nhiều bạn gái vẫn có nhu cầu đi tìm "của lạ" để
vui chơi, đó là thực tế. Cho nên, các "phố đèn đỏ" sẽ là chốn tiếp
tay cho cái dục vọng thấp hèn ấy, nào có hay ho gì!
Và, đàn ông hay đàn bà thì cũng
đều có nhu cầu sinh lý cần thoả mãn. Tại sao phải mở "phố đèn đỏ"
để giải quyết nhu cầu của cánh đàn ông, còn phụ nữ thì không? Là đàn ông, các
vị đòi có nơi để giải quyết nhu cầu; rồi các vị nghĩ sao khi vợ hay bạn gái
của mình cũng đòi đi mua/ bán dâm? Họ cũng có quyền ấy chứ, bình đẳng mà?!
Đừng bảo rằng các nước làm được
thì ta cũng làm được. Singapore quản lý "phố đèn đỏ" hết sức vất
vả. Hà Lan và Thái Lan... mấy năm trước thả cửa cho hoạt động mại dâm thì nay
đang rất đau đầu trong việc kiểm soát, từ an ninh trật tự xã hội đến y tế,
nhập cư, văn hoá... Chúng ta nhìn vào đó để thấy trước nguy cơ và có tính
toán phù hợp. Quản lý nhà nước nhất định không làm theo kiểu "thả gà ra
đuổi...".
Rồi thì sẽ có người cãi: Có cấm,
mại dâm vẫn tồn tại.
Đúng như vậy, cái gì có lý thì
cái đó tồn tại, đó là nhu cầu bản năng nên luôn tồn tại. Nhưng thà tồn tại
trong tầm kiểm soát như trước nay còn hơn là để nó vượt tầm kiểm soát và làm
phát sinh vô vàn hậu quả khôn lường khác.
Mại dâm không thể là một nghề.
Các vị hãy nghĩ xem - dưới góc độ về quyền con người - rằng: mua vui, kiếm
chác trên thân xác phụ nữ mà cũng được cho phép bằng cách luật hoá để thừa
nhận hay sao?
(Theo Người Lao Động) Hoài Phương
Thử hỏi xem vị quan chức nào đó muốn chấp nhận MD là
một nghề được luật pháp công nhận có chấp nhận người thân, con em mình làm
nghề này hay không? Tư duy này chỉ là sự bất lực của cơ quan quản lí mà thôi.
Có những cái xấu đã tồn tại cả nghìn năm nay nhưng luật pháp của hầu hết các
nước không chấp nhận và vì hướng tới sự tốt đẹp của loài người sẽ nên không
bao giờ chấp nhận, dù nố vẫn có thể tồn tại. Nếu mại dâm được pháp luật chấp
nhận, lúc ấy người mua dâm cũng chẳng phải là vi phạm đạo đức. Lúc ấy công
chức sẽ quá “sướng”!
Thương
Giang
|
3 năm trong vòng xoáy kiện tụng của vợ chồng 'vua cà
phê' Trung Nguyên
Cập nhật lúc 09:55
Kết hôn, cùng khởi nghiệp để xây dựng một đế chế cà phê hùng
mạnh nhưng 3 năm qua, cuộc sống của vợ chồng “vua cà phê” Trung Nguyên liên
tiếp trong vòng xoáy pháp lý.
Thông tin hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Trung
Nguyên thời gian qua đã bị lu mờ trước những ồn ào kiện tụng
lẫn nhau giữa hai vợ chồng nhà sáng lập Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng
Diệp Thảo.
Cuộc chiến pháp
lý giữa hai vợ chồng này đan xen nhiều vụ kiện kéo dài dai dẳng suốt 3 năm.
Căng thẳng tranh chấp quyền điều hành Trung Nguyên
Vụ lùm xùm bắt đầu từ tháng 4/2015, khi ông Đặng Lê Nguyên Vũ đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo (vợ của ông Vũ) tại Tập đoàn Trung Nguyên.
Cũng trong đơn
kiện, bà Thảo cho biết tháng 10/2015, ông Vũ lại có văn bản triệu tập cuộc
họp Hội đồng Quản trị (HĐQT) để thảo luận, biểu quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ
tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc của bà Thảo và thay đổi người đại diện theo
pháp luật tại tập đoàn này. Bà Thảo có văn bản không đồng ý việc triệu tập
cuộc họp nhưng sau đó ông Vũ vẫn tổ chức mà vắng mặt người có liên quan.
Trong cuộc họp
vào ngày 2/11/2015, do ông Vũ chủ trì, chỉ có 2 thành viên là ông và mẹ ông
để lập biên bản và ra nghị quyết miễn nhiệm bà Thảo khỏi các chức vụ nêu
trên. Cuộc họp cũng quyết định bầu ông Vũ vào vị trí Chủ tịch kiêm CEO của
Trung Nguyên, thay đổi người đại diện pháp luật từ bà Thảo sang ông Vũ.
Bà Thảo cho
rằng các quyết định miễn nhiệm bà và bổ nhiệm ông Vũ không đúng quy định pháp
luật, gây bất lợi, ảnh hưởng đến việc điều hành của bà trong công ty. Do đó,
tháng 11/2015, bà Thảo khởi kiện quyết định trên lên Tòa án nhân dân (TAND)
tỉnh Bình Dương.
Tháng 8/2016,
TAND Bình Dương đã xét xử sơ thẩm vụ kiện này, tuyên không chấp nhận yêu cầu
của bà Thảo vì cho rằng các văn bản mà bà Thảo yêu cầu tòa hủy đã được phía
ông Vũ thu hồi trước khi tòa sơ thẩm xét xử vụ án.
Sau đó, vụ việc
được TAND TP.HCM thụ lý. Ngày 22/9/2017, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ kiện
với phán quyết hủy quyết định bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường
trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo do ông Vũ (với tư cách Chủ tịch HĐQT) ký tháng
4/2015.
Đồng thời, chức
danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Thảo trong Tập đoàn Trung Nguyên
được khôi phục. Tòa cũng yêu cầu ông Đặng Lê Nguyên Vũ không được ngăn cấm bà
Thảo tham gia điều hành, quản lý tại tập đoàn này.
Tuy nhiên, sau
khi có kết quả phúc thẩm, bà Thảo vẫn chưa thể về lại Trung Nguyên. Ngày
10/10/2017, ông Vũ và Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên đã gửi đơn kháng
cáo và tiếp tục ra quyết định bãi nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực
của bà Thảo.
Ngày 7/2 mới
đây, theo lịch ban đầu, vụ việc sẽ được đưa ra xét xử sơ thẩm ở Tòa án Nhân
dân Cấp cao tại TP.HCM. Tuy nhiên, phiên tòa đã bị tạm hoãn. Việc mở lại
phiên tòa sẽ xem xét sau đó.
Ly kỳ chuyện tranh đoạt con dấu
Cụ thể, ngày 21/3, Tòa Kinh tế TAND TP.HCM
đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện dân sự giữa nguyên đơn là TNH do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là Chủ tịch
HĐQT và bị đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Ông Vũ đứng đơn
khởi kiện yêu cầu bà Thảo chấm dứt hành vi chiếm giữ trái phép các con dấu và
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của TNH cùng các công ty con thuộc Tập
đoàn Trung Nguyên.
Trong đơn kiện, ông Vũ và TNH cho rằng bà Thảo đã dẫn theo
một số người đến trụ sở của TNH khống chế bà Lê Thị Bích Hạnh (thư ký Ban
tổng giám đốc) để cưỡng đoạt bất hợp pháp hàng loạt con dấu và Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp của TNH, các công ty con và chi nhánh của các công
ty trong hệ thống Tập đoàn Trung Nguyên. Ông yêu cầu bà Thảo chấm dứt hành vi
đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền của TNH; chấm dứt hành vi
nhân danh TNH để thực hiện các công việc không thuộc thẩm quyền.
Hội đồng xét xử
TAND TP.HCM đã chấp nhận toàn bộ đơn khởi kiện của Công ty cổ phần Đầu tư
Trung Nguyên, tuyên buộc bà Thảo phải trả lại con dấu đã chiếm giữ trái phép
cũng như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của TNH.
Tòa nhận định
căn cứ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu (12/12/2009) và giấy thay
đổi lần 3 ngày 12/4/2016 thì TNH có người đại diện theo pháp luật là ông Đặng
Lê Nguyên Vũ. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, việc quản lý sử dụng
con dấu phải thực hiện theo điều lệ công ty.
Pháp lý cuộc ly hôn nghìn tỷ vẫn chưa có hồi kết
Những tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên và các công ty liên quan cũng xảy ra đồng thời với cuộc ly hôn nghìn tỷ giữa hai vợ chồng sáng lập thương hiệu cà phê này.
Năm 2015, bà
Thảo lần đầu đưa đơn ly hôn ra tòa. Đến nay, sau 3 năm, vụ việc vẫn chưa có
hồi kết. Bà Thảo cũng có đơn gửi đến Chánh án TAND TP.HCM, yêu cầu áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền đồng sở hữu tài sản của vợ chồng
trong tập đoàn Trung Nguyên trong vụ án ly hôn.
Nói về việc
này, bà Thảo từng nhấn mạnh rằng sự việc đang được giải quyết trên cơ sở tôn
trọng pháp luật và phán quyết của tòa án. Khi có kết quả cuối cùng, công ty
sẽ có thông báo cụ thể. Bà Thảo mong muốn những việc cá nhân hay gia đình
không ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
Theo số liệu
năm 2018, Tập đoàn Trung Nguyên có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng và ông Đặng Lê
Nguyên Vũ vẫn là đại diện pháp lý và có quyền điều hành. Tuy nhiên, trong
thời gian này, tòa án thụ lý xem xét vụ ly hôn của ông bà chủ thương hiệu cà
phê Trung Nguyên, hai vợ chồng cùng sở hữu 93% tài sản hữu hình và vô hình,
bao gồm các thương hiệu như Trung Nguyên, G7.
Tập đoàn Trung
Nguyên còn sở hữu nhiều công ty con, có thể kể tới: Công ty cổ phần Cà phê
Trung Nguyên với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, Công ty cổ phần Trung Nguyên
Franchising với vốn điều lệ 100 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên
vốn lên đến gần 3.200 tỷ đồng và hệ thống bán lẻ G7. Năm 2012, Trung Nguyên
đã sở hữu 5 nhà máy và một chuỗi 40 cửa hàng cà phê khắp trong và ngoài nước.
Ngoài ra, hệ
thống Trung Nguyên còn có Công ty cổ phần Cà phê hòa tan Trung Nguyên với số
vốn điều lệ 200 tỷ đồng, Công ty TNHH Du lịch Đặng Lê với số vốn 98 tỷ đồng.
Công ty Đầu tư
Du lịch Đặng Lê do Tập đoàn Trung Nguyên nắm 70% vốn, ông Vũ và bà Thảo mỗi
người 15%. Đại diện công ty ban đầu thuộc bà Thảo, nhưng ông Vũ đã chuyển
quyền quản lý sang tên mình.
Ông Vũ và bà Thảo
kết hôn vào năm 1998. Ngoài chuyện phát triển Tập đoàn Trung Nguyên, cặp đôi
này cũng có với nhau 4 người con. Đến nay cuộc ly hôn nghìn tỷ này vẫn chưa
có hồi kết.
Theo Zing
|
Thế giới 24h: Đòn giáng trả thẳng tay của Putin
Cập nhật lúc 08:00
Nga tuyên bố trục xuất ít nhất 150 nhà ngoại giao phương Tây,
trong đó có 60 quan chức Mỹ, và đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở St Petersburg để
đáp trả những hành động tương tự của Anh cùng các đồng minh.
Quyết định "ăn miếng trả miếng" kể trên đã được Ngoại trưởng Sergei Lavrov công bố. Bộ Ngoại giao Nga cho biết sẽ trao cho đại sứ các nước trục xuất nhà ngoại giao Nga công hàm phản đối và thông báo về các biện pháp đáp trả ngoại giao của Nga. Bộ này cũng triệu đại sứ các nước có hành động không thân thiện với Nga.
Theo Reuters,
đại sứ của một loạt nước phương Tây, trong đó có Đức, Pháp, Italy... lần lượt
xuất hiện tại Bộ Ngoại giao Nga trong ngày 30/3.
Tất cả bắt
nguồn từ vụ đầu độc một cựu điệp viên Nga trên đất Anh. Theo Thủ tướng Anh
Theresa May, ông Sergei Skripal và con gái bị tấn công bằng một vũ khí hóa
học có tên Novichok – một trong những hóa chất kịch độc trên thế giới hiện
nay - ở thành phố Salisbury.
Các nhà chức
trách Anh quy kết Nga đứng sau vụ việc và nhanh chóng hành động nhằm trừng
phạt chính quyền Tổng thống Putin vì đã vượt qua "lằn ranh đỏ". Sau
khi Anh trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga,các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp và Đức
ra thông cáo chung tuyên bố "khả năng cao độ Nga phải chịu trách nhiệm
vụ tấn công". Mỹ cùng hàng chục nước tuyên bố trục xuất các nhà ngoại
giao Nga về nước.
Phía Moscow
khẳng định không liên quan vụ đầu độc.
Dmitry Peskov,
người phát ngôn của Tổng thống Nga, cho biết Moscow buộc phải đáp trả nhưng
sẵn sàng xây dựng quan hệ tốt với các nước khác, trong đó có Mỹ. Phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert bình luận rằng Nga "không nên hành
động giống như một nạn nhân".
Những tin quan trọng khác trong ngày 30/3:
- Người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 30/3 cho biết nước này thực sự
hy vọng Nga và Mỹ sẽ giải quyết những bất đồng hiện tại thông qua đối thoại
trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
Ông Lục nói:
"Chúng tôi nhận thấy quyết định của chính phủ Nga hôm qua là tiếp nối
những sự kiện gần đây. Tôi muốn nhấn mạnh rằng Nga và Mỹ là các ủy viên
thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Họ chịu trách nhiệm gìn giữ
hòa bình và an ninh quốc tế. Chúng tôi thực sự hy vọng Mỹ và Nga có thể giải
quyết bất đồng thông qua đối thoại trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau".
- Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc kiêm Đặc phái viên của
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Dương Khiết Trì, bày tỏ sự ủng hộ đối
với Hàn Quốc và Mỹ trong nỗ lực tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh với Triều
Tiên, đồng thời hy vọng rằng tiến trình này sẽ đạt được một "thành tựu
quan trọng".
- Trả lời phỏng
vấn Tạp chí Phố Wall, Thái tử Ảrập Xêút kêu gọi cộng đồng quốc tế áp đặt thêm
các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Iran nhằm tránh một cuộc đối đầu
quân sự tại khu vực. "Nếu chúng ta không làm được điều này, có khả năng
sẽ nổ ra một cuộc chiến tranh với Iran trong vòng 10-15 năm nữa", Thái
tử Salman nói.
- Thủ tướng
Kosovo Ramush Haradinaj quyết định sa thải Bộ trưởng Nội vụ và người đứng đầu
cơ quan mật vụ sau vụ bắt giữ và dẫn độ 6 công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Theo một số
nguồn tin, Thủ tướng Haradinaj cho biết ông không được thông báo về việc này.
- Một nguồn tin
từ Phủ Tổng thống Pháp khẳng định nước này không lên kế hoạch tiến hành bất
kỳ chiến dịch quân sự nào tại miền bắc Syria nằm ngoài khuôn khổ cuộc chiến
của liên minh quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tuyên bố
được đưa ra sau khi Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) nói rằng cam kết hỗ trợ
của Tổng thống Emmanuel Macron nhằm làm ổn định khu vực chống IS sẽ bao gồm
cả việc triển khai thêm binh lính.
- Bộ Ngoại giao
Hàn Quốc cho biết ngoại trưởng nước này và người đồng cấp Nhật Bản đã có cuộc
điện đàm thảo luận về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, quan hệ song phương và
những vấn đề hai bên cùng quan tâm.
(Theo VietNamNet) Thanh Hảo
Với
một điệp viên phản bội đã hết tác dụng (với cả Nga và Anh), Nga đã trục xuất
thì chẳng còn lợi ích gì cần phải ra tay, thậm chí bất lợi. Một lãnh đạo như
ông Pu tin sẽ chẳng kém thông minh làm vậy. Việc này hoàn toàn mang lại lợi
ích cho Anh. Vậy có khi nào nước Nga lại làm một việc chắc chắn sẽ mang lại
lợi ích cho đối thủ? Nước Anh và châu Âu đang đau đầu giải quyết mâu thuẫn
của tiến trình Brexit, dư luận người dân các nước trong khối đang hướng vào
đây với sự phân tâm. Vụ điệp viên chết vì đầu độc khiến người dân bẵng quên
đi những lùm xùm trong khối EU. Vụ này như một mũi tên đạt 2 đích của châu
Âu.
Thương Giang
|
Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018
Lợi
nhuận ngân hàng khởi động ấn tượng đầu năm 2018
Cập nhật lúc 16:45
Nhiều
ngân hàng thương mại ước tính đạt lợi nhuận tốt trong quý 1/2018...
Lợi nhuận các ngân hàng đang có đóng góp lớn hơn từ mảng
bán lẻ - xu hướng thể hiện rõ trong 2017 và tiếp tục nổi bật năm 2018 - Ảnh:
Quang Phúc.
Ngày 29/3, một số ngân hàng
thương mại tiến hành đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018. Kết quả lợi
nhuận ước tính quý đầu tiên được báo cáo với cổ đông.
Tiếp
tục thể hiện tốc độ trong năm 2017, Ngân hàng Quốc tế (VIB) đang là trường
hợp tạo ấn tượng mạnh khi lợi nhuận quý 1/2018 ước tính đạt gấp ba lần cùng
kỳ năm trước.
Tại
đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 29/3, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đặng
Khắc Vỹ cho biết, quý đầu tiên của năm nay VIB ước đạt 500 tỷ đồng lợi nhuận
- bước khởi đầu cho chỉ tiêu lãi 2.005 tỷ cả năm, trong tham vọng thực tế có
thể đạt 2.300 - 2.500 tỷ đồng.
Với
thông tin trên, VIB là trường hợp tiếp theo đặt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
năm nay ở mức cao, vào khoảng hơn 60%. Trước đó, nhiều thành viên khác như
Techcombank, HDBank,
Diễn
ra cùng ngày 29/3, Ngân hàng Quân đội (MB) cũng đã tiến hành đại hội đồng cổ
đông thường niên năm nay, con số lợi nhuận quý đầu tiên cũng đã được ước tính.
Ông
Lưu Trung Thái, Tổng giám đốc MB cho biết, quý 1/2018, MB ước tính sẽ đạt
doanh thu khoảng 3.500 - 3.600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tối thiểu là
1.600 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng hơn 44% so với cùng kỳ năm 2017.
Năm
2018, MB đặt chỉ tiêu lợi nhuận tăng trưởng 47%, ứng với khoảng 6.800 tỷ
đồng. Trước đó, ông Thái cho biết, đây là chỉ tiêu an toàn và tin cậy; MB có
thể tạo kết quả lợi nhuận tăng đột biến, nhưng ngân hàng lựa chọn mức tăng
trưởng hợp lý và bền vững hơn.
Trước
VIB và MB một ngày, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cũng đã
tổ chức phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2018. Thông tin tại đại
hội này cho biết, quý đầu năm nay LienVietPostBank ước đạt hơn 500 tỷ đồng
lợi nhuận, hoàn thành khoảng 28% kế hoạch cả năm và tăng trưởng hơn 6,5% so
với cùng kỳ năm ngoái.
Tại
Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank), một hiện tượng tăng trưởng lợi nhuận
đột biến trong 2017 cũng đang tiếp tục thể hiện, khi ước tính mức lãi bình
quân mỗi tháng đầu năm nay đạt khoảng 350 tỷ đồng, lũy kế quý 1/2018 đạt khoảng
1.050 tỷ đồng. Và như thông tin đưa ra trao đổi với nhà đầu tư trong năm
2017, HDBank dự kiến sẽ chốt lại tỷ lệ cổ tức lên tới 30% trình đại hội đồng
cổ đông vào ngày 21/4 tới.
Trong các ngân hàng đã bước đầu xác
định kết quả lợi nhuận quý 1/2018, có một điểm đáng chú ý ở VIB là tăng
trưởng tín dụng của khối bán lẻ đã đạt 13%.
Năm
nay, bước đầu Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các
thành viên ở các mức khá thấp, nhằm kiểm soát tốc độ chung của ngành, cũng
như an toàn hệ thống. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, theo thực tế, các
quý trong năm các thành viên sẽ trình và cơ quan này sẽ xem xét nới chỉ tiêu
theo điều kiện của mỗi thành viên.
Như
trong năm 2017, bước đầu tại VIB hay MB, lợi nhuận được ghi nhận và có đóng
góp lớn từ việc thúc đẩy mảng bán lẻ. Đây cũng là xu hướng gia tăng lợi nhuận
chung của hệ thống năm nay, tiếp tục tăng trưởng ở phân khúc có tỷ lệ lãi
biên cao hơn so với hoạt động cho vay truyền thống.
Một
điểm đáng chú ý khác, theo số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố, thị
trường bảo hiểm tại Việt Nam tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao trong quý
1/2018 - một kênh mang lại nguồn thu lớn cho nhiều ngân hàng thương mại trong
2017 cũng như triển vọng 2018.
Cụ
thể, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường quý 1/2018 ước tính tăng 19% so
với cùng kỳ năm 2017, trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 28%;
doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 9%.
Liên
quan, tại đại hội đồng cổ đông, VIB cho biết đã nhanh ký lại hợp đồng với
Prudentail sau hai năm 2016 và 2017 tăng trưởng 100%. Và đến cuối tháng 3,
doanh số đạt tương đương hơn 30% chỉ tiêu cam kết trong năm.
Ở
kênh kết nối với bảo hiểm và tạo nguồn thu lớn này, hiện nhiều ngân hàng
thương mại đều đã sở hữu những hợp tác chiến lược dài hạn với các hãng bảo
hiểm lớn, cũng như đã thể hiện rõ về tăng trưởng thu dịch vụ năm qua như tại
Techcombank, SHB, Sacombank, VIB, VietinBank…
(Theo
VnEconomy) NGUYÊN HỒNG
|
Nhân viên
SCIC thu nhập bình quân gần 37 triệu đồng/tháng
Cập nhật lúc 16:36
Trong năm vừa qua, người lao động tại SCIC nhận thu nhập bình quân
36,7 triệu đồng/người/tháng, cao hơn 5,6 triệu đồng so với kế hoạch đặt ra.
Trong khi thu nhập bình quân của các “sếp” tại đây lên tới 65,6 triệu đồng,
vượt hơn gấp đôi so với kế hoạch.
|
Bé 8 tuổi
thiệt mạng ở Bình Phước từng bị đánh phù nề khắp người
Cập nhật lúc 15:01
Khi sống chung, bé 8 tuổi bị người tình của mẹ bắt quỳ
gối, úp mặt vào tường và bị đánh đập.
Ngày 30/3, gia đình, người thân đã tổ
chức lễ tang cho bé trai Nguyễn Thành Đạt (8 tuổi, ngụ huyện Đồng Phú, Bình Phước). Đạt tử vong vào chiều
27/3 với nhiều vết thương trên cơ thể, nghi bị Nguyễn Văn Hải (21 tuổi, người
tình của mẹ bé) đánh đập.
Theo người thân
bé trai, chị Đoàn Thị Hồng Nga li dị chồng và được quyền nuôi Đạt. Bà Nguyễn
Thị Tùng (68 tuổi) bà ngoại của Đạt nói rằng mẹ của bé thường xuyên vắng nhà
nên bà là người trực tiếp chăm sóc cho cháu.
"Thằng bé
rất ngoan, biết nghe lời. Hôm trước, Nga và Hải về đón Đạt đi nhưng tôi
không chịu. Lúc sau, 2 đứa vẫn cố tình kéo cháu đi. Họ tắt điện thoại nên tôi
không thể liên lạc được. Hôm nghe tin cháu tử vong, tôi như chết đứng",
bà Tùng nghẹn lời.
Anh Nguyễn Ngọc
Thành (cha ruột bé Đạt) cho biết dù không được nuôi con nhưng anh luôn dành
tình thương cho Đạt. Sau những ngày làm việc, anh lại ghé thăm con trai.
Người cha đau
xót: “Tôi vừa mua xe đạp để làm quà sinh nhật cho con vậy mà con mất rồi.
Ngày 27/3, nghe tin con trai bị đánh đập, tôi tìm đến phòng trọ của vợ thì
hay tin con đã tử vong”.
Trước sự ra đi
của bé trai, những người chung xóm trọ với chị Nga không khỏi xót xa, bàng
hoàng. Một phụ nữ cho biết Hải ở trọ tại khu vực hơn 1 năm và ít giao tiếp
với hàng xóm. Khi chị Nga và con trai đến ở chung, giữa Hải và mẹ bé trai
thường xuyên xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cự cãi.
2 tuần trước,
khi chị Nga đi làm, Hải khóa trái cửa rồi chửi mắng, đánh đập Đạt. “Nhiều
người thấy sự việc, nghe cháu Đạt khóc thét và sang can ngăn nhưng Hải khóa
trái cửa, không ai can thiệp được”, chị Vân, người trong xóm trọ cho biết.
Chiều 21/3, Hải
lái xe máy rời phòng trọ nhưng không khóa cửa nên người dân đến xem xét. Lúc
này, họ thấy bé Đạt đang quỳ gối ở góc phòng, tay có nhiều vết bầm tím, sưng
tấy.
“Tôi nói cháu
ngồi xuống nhưng nó bảo đau ở mông, không ngồi được. Tôi kéo áo và quần của
cháu ra xem thì choáng váng khi thấy vết bầm tím, sưng tấy ở khắp mông và
lưng. Lo cho cháu bé, tôi báo cho chủ trọ để tìm cách can thiệp”, một người
sống trong xóm trọ nói.
Liên quan vụ
việc, ngày 30/3, Công an tỉnh Bình Phước đang tạm giữ Nguyễn Văn Hải (21
tuổi, ngụ xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, Bình Phước) để phục vụ điều tra.
Làm việc với
công an, bước đầu Hải khai nhận sáng 27/3, anh ta bắt Đạt úp mặt vào tường và
đánh đập, nhốt trong phòng trọ. Đến 14h cùng ngày, thấy Đạt rơi vào trạng
thái hôn mê, toàn thân tím tái, Hải gọi điện cho mẹ của bé về và đưa nạn nhân
đến bệnh viện cấp cứu.
Trong ngày, bé
trai tử vong. Xảy ra sự việc, Hải bàn với chị Nga đưa thi thể bé Đạt về quê
mình ở ấp 5, xã Lộc Tấn, để tổ chức đám tang và chôn cất.
(Theo Zing.vn) ngọc an
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)