VinaCapital lên tiếng về ông Don Lam
lọt vào Hồ sơ Paradise
Cập nhật lúc 14:46
Một trong số những tên tuổi có tên trong danh sách là Tập đoàn
VinaCapital cho biết: “Việc lãnh đạo tập đoàn VinaCapital có tên trong hồ sơ
Paradise không nói lên điều gì cụ thể".
Hồ sơ Paradise
tiếp tục là "quả bom" hé lộ tính chất phức tạp trên thị trường tài
chính.
Theo công bố
mới đây của Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) trên trang
offshoreleaks, tính đến ngày 22/11, trong 25.000 pháp nhân liên quan, Việt
Nam có 99 pháp nhân, 22 cá nhân và 171 địa chỉ được nhắc dính líu tới các
'thiên đường thuế'.
Trong danh
sách này, đa số là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) như
Vietnam Paiho Ltd., Sheraton Sài Gòn, Quỹ đầu tư Vietnam Equity Holding do
Công ty quản lý quỹ đầu tư Saigon Asset Management (SAM) quản lý, Quỹ đầu tư
Vietnam Asset Management Ltd, Quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investments
Limited (VEIL) do Dragon Capital quản lý, Newmont Vietnam Pty Ltd…
Một số công ty
gắn với một số địa danh của Việt Nam như Phú Quốc, Hội An… song những công ty
này được coi là “công ty bình phong” do trụ sở đều đặt tại quần đảo British
Virgin hay Cayman.
Về cá nhân,
ngoài một số tên có vẻ “thuần Việt” như Huynh Phong Thanh, Quang Hien Vu,
Ninh Nguyen Quang, Cong Giang Bui, Khanh Luu, Quang Luu… Trong đó có nhiều
cái tên nổi tiếng, như ông Don Di Lam – Giám đốc điều hành của Tập đoàn
VinaCapital, ông Dominic Scriven – Chủ tịch Dragon Capital và ông Louis T.
Nguyễn - Giám đốc Quỹ đầu tư Saigon Asset Management...
Phản hồi với
Dâ trí về thông tin này, một trong số những tên tuổi có tên trong danh sách
là Tập đoàn VinaCapital cho biết: “Việc lãnh đạo tập đoàn VinaCapital có tên
trong hồ sơ Paradise không nói lên điều gì cụ thể".
Phía
VinaCapital cho rằng, liên danh Các nhà báo Điều tra Quốc tế - tổ chức đã đơn
phương công bố hồ sơ này, cũng có thông báo miễn trừ trách nhiệm: “Chúng tôi
không cho rằng hoặc ám chỉ rằng có cá nhân, doanh nghiệp hay pháp nhân nào
trong Cơ sở dữ liệu này đã vi phạm luật pháp hoặc hành động sai trái.
Đồng thời đại
diện VinaCapital cũng khẳng định, như hầu hết các nhà quản lý đầu tư quốc tế,
tập đoàn VinaCapital sử dụng dịch vụ của nhiều hãng luật khác nhau trong quá
trình thành lập các pháp nhân.
"Trong
tất cả các hoạt động đầu tư, tập đoàn VinaCapital luôn cam kết tuân thủ pháp
luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia và vùng lãnh thổ nơi thành
lập các pháp nhân do chúng tôi tham gia, quản lý", VinaCapital cho biết.
Trước đó, năm
2016, ICIJ từng công bố dữ liệu của hơn 300.000 cá nhân và công ty liên quan
tới hồ sơ Panama, trong đó có danh tính 189 cá nhân, tổ chức liên quan đến
VN. Năm 2016, hồ sơ này xuất hiện những “đại gia Việt” như ông Johnathan Hạnh
Nguyễn (Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương - IPP), bà Đàm Bích Thủy
(nguyên Giám đốc Ngân hàng ANZ), ông Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch SSI), bà
Nguyễn Phương Thảo (Chủ tịch VietjetAir)…
Tuy nhiên, sau
đó các cá nhân trên đều lần lượt lên tiếng bác bỏ thông tin. Cụ thể, bà Đàm
Bích Thủy, cựu Giám đốc Ngân hàng ANZ cho rằng, việc có tên trong hồ sơ này
là bình thường do bà là CEO của ANZ và cũng là lãnh đạo của ANZ/V-Trac
International Leasing Company, một công ty tài chính trực thuộc ngân hàng này.
Còn ông Nguyễn
Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) khẳng định, việc
một công ty đầu tư ra nước ngoài khi đã được cơ quan quản lý cấp phép là hoàn
toàn bình thường.
Ông Johnathan
Hạnh Nguyễn, Chủ tịch tập đoàn IPP thì cho rằng, ông có cổ phần tại 2 công ty
trong danh sách. Tuy nhiên, một công ty chỉ tồn tại trong 6 tháng vì làm ăn
không hiệu quả, doanh nghiệp cũng trả lại cổ phần. Công ty thứ hai cũng được
doanh nghiệp của ông mua cổ phần nhưng không hoàn toàn sở hữu. Theo ông chủ
IPP, việc mua cổ phần của các công ty này là hoạt động bình thường vì ông là
nhà đầu tư quốc tế.
Về phía cơ
quan quản lý nhà nước, ngay sau khi thông tin Hồ sơ Panama được công bố công
khai, Tổng cục Thuế đã có cuộc họp khẩn và cho biết đã thành lập tổ công tác
liên quan nhằm làm rõ có dấu hiệu trốn thuế hay không đối với tổ chức, cá
nhân bị nêu tên. Tuy nhiên, sau đó mọi thông tin đều rơi vào im lặng khi cơ
quan thuế không có bất kỳ thông báo thêm nào về vụ việc.
Trao đổi với
báo chí, nhiều chuyên gia cho rằng các cá nhân và doanh nghiệp luôn tìm cách
né thuế, tìm đến những nơi nộp thuế ít là chuyện dễ hiểu trong kinh doanh.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là trên những thông tin có thể được xem là
nguồn tham khảo quan trọng đó, cơ quan thuế của Việt Nam có điều tra ra được
những hoạt động phi pháp hay không?
(Theo Dân Trí) Phương Dung
|
Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét