Việt
Nam chọn cách tiếp khách: 'Địa phương càng nghèo càng hoang'?
Cập nhật lúc 15:14
Nếu chi một đồng nhưng không mang lại hiệu quả gì cũng là lãng phí,
còn nếu chi đến 10 đồng nhưng đạt được mục đích thì vẫn là đáng chi.
Chiêu đãi phải
thừa mới là hiếu khách?
TS Lê Văn Bảy
- Tiến sỹ kinh doanh quốc tế tại Đại học kinh tế Berlin, Đức cho rằng, đưa ra
một quy định cứng về chế độ tiếp đãi khách quốc tế và khách trong nước là rất
khó. Bởi theo ông, cứ một người quy định, một người quyết còn một người chi
thì khó có thể cân lượng được các khoản chi tiêu cho phù hợp.
Ông nêu ví dụ,
một cuộc thết đãi hết 4 triệu nhưng trong quy định chỉ giới hạn cho phép chi
3 triệu, tức là người chi sẽ phải tìm cách xoay trở cho được số 1 triệu còn
lại để bù vào đó.
"Họ xoay
trở bằng cách nào thì tôi không biết. Có thể phải khai tăng lên, có thể giả
hóa đơn, chứng từ...nhưng có một điều chắc chắn là họ sẽ không tự móc tiền túi
của mình ra bù. Như vậy, quy định cứng trong trường hợp này là không hợp lý,
thậm chí còn làm nảy sinh những tiêu cực, tạo thói quen xấu cho cán bộ, công
chức", TS Bảy nói.
Ngược lại,
trong trường hợp chi tiêu nhiều nhưng lại không phù hợp, không đem lại hiệu
quả thì sẽ là lãng phí.
"Việc này
cũng giống chuyện mỗi năm có hàng trăm đoàn cán bộ Việt Nam ra nước ngoài học
tập và công tác vậy. Ra nước ngoài nhiều, công tác nhiều nhưng không có kết
quả, thậm chí người ta còn nói là cán bộ, lãnh đạo tranh thủ đi du lịch...
Ý tôi muốn nói
rằng, nếu chi một đồng nhưng không mang lại hiệu quả gì cũng là lãng phí, còn
nếu chi đến 10 đồng nhưng đạt được mục đích thì vẫn là đáng chi.
Việc tiếp đãi
khách cũng vậy, bỏ tiền ra là phải tính tới hiệu quả chứ không phải chỉ ngồi
để tính cho khách ở phòng mấy triệu, ăn mấy trăm, sẽ không giải quyết được
gì", ông nói tiếp.
TS Bảy cho
rằng, ở Việt Nam cũng như một số nước thuộc khu vực Á Đông đang tại một tư
duy rất xấu, đó là cứ thết đãi là phải thừa.
"Phải thừa
mới thể hiện được sự phóng khoáng rộng rãi, mới cho thấy được truyền thống
hiếu khách. Đó là sai lầm, là lãng phí", TS Bảy nói.
Sở dĩ có sự
tồn tại của tư duy trên, vị TS cho rằng, đó là do thói quen tiêu tiền một
cách tùy tiện, tiêu hoang phí, không tính toán của đa số người Việt.
"Tôi
không thể tìm ra được đất nước nào tiêu tiền như ở Việt Nam. Sự tùy tiện thể
hiện từ những khoản nhỏ nhất như chi tiêu cho đời sống hàng ngày cho tới
những việc lớn hơn như làm các công trình, dự án...
Làm sao lại có
chuyện một dự án khi xây dựng dự toán ban đầu chỉ có 500 tỷ mà khi thi công
lại đội giá lên tới 800 tỷ được. Cứ chi tiêu như vậy, sẽ không một nguồn ngân
sách quốc gia nào có thể chịu đựng nổi. Đến nước Mỹ cũng phải chịu
thua", ông Bảy nói.
Địa phương
càng nghèo càng tiêu hoang
Ở trung ương
đã vậy, ở địa phương còn đáng ngại hơn, TS Lê Văn Bảy nói thêm, cơ chế thu
hút đầu tư của Việt Nam đang bộc lộ rất nhiều bất cập. Trong đó có liên quan
tới yếu tố tăng trưởng của mỗi địa phương.
Ông đặc biệt
lo ngại, tình trạng chạy đua dự án để lấy tăng trưởng là cơ sở cho tham
nhũng, lãng phí phát triển.
"Đang có
một thực tế là cứ địa phương càng nghèo thì lại càng thích tiêu hoang. Vì địa
phương nghèo nên không có gì để thu hút nhà đầu tư vì vậy phải chi thật nhiều
tiền, lôi kéo nhà đầu tư. Họ sẵn sàng thết đãi, bỏ tiền bằng mọi cách để
có được dự án cho địa phương mình", vị TS nói.
Dựa trên những
câu chuyện đã phân tích, vị chuyên gia cho rằng cần xây dựng cơ chế kiểm soát
chất lượng các cuộc hội họp, tiếp khách trước khi đưa ra quy định khống chế
mức chi tiêu phù hợp.
Theo đó, ông
cũng kiến nghị Bộ Tài chính phải có được cơ chế đánh giá chất lượng, sự cần
thiết của từng cuộc hội họp, tiếp đãi, trong đó bao gồm cả mục đích của việc
tổ chức đó thế nào? Có cần thiết không? Và kết quả phải đạt được sau đó là
gì...?
Ngoài ra, việc
đánh giá phải được tách bạch, độc lập, tránh tình trạng chỉ đạo ngoài ngành,
đi ngược với quy chuẩn chung trong điều hành quản lý ngân sách.
Với kinh
nghiệm nhiều năm, ông Nguyễn Đình Lương - Nguyên trưởng đoàn đàm phán Hiệp
định thương mại Việt - Mỹ cũng băn khoăn về tiêu chí xác định tiêu chuẩn của
từng đoàn khách.
"Tôi cũng
không hiểu tiêu chí xác định đoàn khách hạng A, hạng B cụ thể là như thế nào?
Tiêu chí đánh giá dựa trên hàm vị, chức tước hay dựa vào mục đích để tiếp
đãi?... rất mông lung, khó hiểu", ông Lương nói.
Nguyên trưởng
đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng đồng tình với quan điểm của
TS Lê Văn Bảy khi cho rằng, nhiều trường hợp càng nghèo càng muốn
chơi sang.
"Mỗi lần
tổ chức một sự kiện lớn, mang tầm quốc tế thì không thống kê hết sự tốn kém,
lãng phí như thế nào. Ở Việt Nam đang có tâm lý, chi nhiều tiền để mua lấy lời
khen hiếu khách, đó là quan niệm đi ngược với quốc tế.
Ở thế giới,
các nước chi tiêu rất tiết kiệm. Một bữa chiêu đãi cao cấp cũng chỉ một vài
món sơ sơ, chỉ đủ để cho quan khách dùng, tuyệt đối không có chuyện thừa phí
thức ăn như ở Việt Nam", ông Lương kể.
(Theo
Đất Việt) Lam
Nguyên
|
Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét