Lạm
dụng dấu mật dễ đẩy cán bộ vào vòng lao lý
Cập nhật lúc 14:41
Chủ nhiệm UB
Tư pháp chỉ rõ, do quy định không rõ ràng, một số PV, thậm chí có cán bộ,
công chức đã bị quy làm lộ mật.
Phát biểu thảo
luận trước QH sáng nay về dự án luật Bảo vệ bí mật nhà
nước, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga chia sẻ nhiều băn khoăn trước thực trạng lạm dụng
đóng dấu mật.
Danh sách vụ
trưởng cũng đóng dấu mật
Theo bà Nga,
các quy định của dự thảo luật là phải đáp ứng đồng thời 2 yêu cầu.
Thứ nhất, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Thứ hai, đảm bảo công khai minh bạch trong hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của
người dân, của ĐBQH, của báo chí và đảm bảo hiệu quả phòng, chống tham nhũng.
“Yêu cầu này
khó, nhưng dù khó vẫn phải làm. Làm như thế này để đảm bảo cân đối giữa bảo vệ
bí mật và công khai minh bạch. Giữa quyền tiếp cận thông tin và yêu cầu đảm
bảo bí mật”, bà Nga nhấn mạnh.
Chủ nhiệm UB
Tư pháp cho biết, hiện có những văn bản mật của cơ quan quan trọng được chụp
đưa lên cả không gian mạng, làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của Nhà nước,
của quốc gia. Ngược lại, có tình trạng lạm dụng luật, đóng dấu mật vào những
văn bản không mật.
“Có cơ quan
đóng mật vào cả danh sách vụ trưởng hiện hành. Cái này thì có gì đâu mà mật.
Có bộ lại đóng dấu mật cả vào trả lời chất vấn ĐBQH dù không có thông tin mật
làm cho ĐBQH không thể trả lời cử tri”, bà Nga nêu.
ĐB dẫn chứng
thêm, ngay các phiên thảo luận về báo cáo công tác tư pháp tại hội trường QH,
được truyền hình trực tiếp nhưng các ĐBQH lúng túng vì nhận được 5 báo cáo
của các cơ quan đóng dấu mật.
“UB Tư pháp
rất lo vì các cơ quan đóng dấu mật mà chúng tôi không đóng thì cũng rất khó. Nhưng
khi tra các văn bản quy định thì đại đa số là không mật nữa”, bà Nga nêu.
Do đó, ĐB đề
nghị việc bảo vệ mật phải làm sao để ĐBQH có điều kiện thuận lợi khi thảo
luận các báo cáo, tiếp xúc cử tri, trả lời phỏng vấn báo chí.
Lạm dụng dấu
mật dễ đẩy dân, cán bộ vào vòng lao lý
Theo bà Nga,
hiện đang có nhiều cơ quan, bộ ngành lạm dụng bảo mật để không công khai
nhiều thông tin, gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống tham nhũng.
Đáng lưu ý,
việc này còn đẩy một số người dân, một số hoạt động nghề nghiệp vào tình
trạng dễ bị quy chụp.
“Chúng tôi theo dõi một số vụ án và
thấy một số cá nhân rơi vào vòng lao lý trong những trường hợp văn bản quy
định về bảo mật không rõ ràng. Một số PV báo chí, thậm chí một số cán bộ,
công chức trên thực tế đã bị quy làm lộ mật”, bà Nga dẫn chứng.
Bà kiến nghị làm rõ các điều liên quan
tới phân loại, danh mục, điều cấm trong dự thảo luật vì quy định chưa thực sự
rõ ràng, minh bạch.
ĐB tỉnh Thái
Nguyên dẫn chứng, trong khái niệm “gây nguy hại tới lợi ích, quốc gia, dân
tộc” thì “lợi ích, quốc gia, dân tộc” đã rất rộng và khái niệm “gây nguy hại”
cũng chưa có tiêu chí phân biệt rõ. ĐB kiến nghị phải thu hẹp lại, quy định
cụ thể hơn.
ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hoá)
cũng chỉ ra điểm bất cập trong luật, khi quy định tới 63 danh mục bí mật nhà
nước của 63 tỉnh, thành phố.
“Như vậy dễ
dẫn đến lạm dụng, kể cả lợi dụng để bưng bít, che giấu thông tin gây bất lợi
cho DN, người dân tiếp cận”, bà Xuân lo lắng và cho rằng 63 tỉnh chỉ nên dùng
chung một danh mục bí mật nhà nước.
Tiếp thu trước
QH, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, trong
những năm qua khi hội nhập mở rộng quan hệ đối ngoại, Đảng, Nhà nước luôn xác
định bảo vệ bí mật nhà nước là đặc biệt quan trọng, có nghĩa lớn, đặc biệt
với quốc phòng an ninh.
Bộ trưởng cho
biết, Bộ Công an đã xây dựng dự án luật với tinh thần tăng cường bảo vệ quyền
và lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức và nâng cao hiệu quả bảo vệ bí mật
nhà nước, bí mật quốc phòng an ninh.
Bộ sẽ ghi
nhận, tiếp thu các ý kiến đóng góp tâm huyết của các ĐB để hoàn chỉnh, hoàn
thiện dự án luật này.
(Theo
VietNamNet) Thúy Hạnh
|
Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét