Trình Bộ Chính trị “số phận” 12 dự
án thua lỗ
Cập nhật lúc 10:42
Không tiếp tục cấp thêm tiền vào 12 đại dự án thua lỗ và
làm rõ sai phạm của tổ chức, cá nhân liên quan
Bộ Công Thương ngày 28-4 cho biết đã
hoàn thiện báo cáo tổng hợp rà soát đánh giá tình hình và phương án đề xuất
xử lý cụ thể đối với 12 dự án nghìn tỉ, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả
của ngành công thương để gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Bộ Chính trị.
Trong đó, phương án xử lý 4 dự án đầu
tư sản xuất phân bón là tiếp tục tập trung xử lý các khó khăn, vướng mắc, đặc
biệt là các giải pháp liên quan tới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu
quả sản xuất - kinh doanh. Sau khi hoạt động có hiệu quả, sẽ thực hiện cổ
phần hóa, thoái vốn nhà nước khỏi doanh nghiệp (dự kiến sau năm 2018). Riêng
dự án Đạm Ninh Bình phải xử lý dứt điểm tranh chấp đối với hợp đồng EPC.
Với các dự án sản xuất nhiên liệu sinh
học, phương án được đề xuất là các công ty sẽ chuyển nhượng hoặc thoái vốn
khỏi dự án. Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên
đã thực hiện được phương án thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu lại TISCO. Dự án
khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Nhà máy Gang thép Lào Cai sẽ được
tháo gỡ những khó khăn để tiếp tục triển khai, nâng cao hiệu quả sản xuất -
kinh doanh với nhiều giải pháp kèm theo.
Dự án Nhà máy Sản xuất
đạm Ninh Bình - một trong 12 dự án nghìn tỉ “đắp chiếu” của Bộ Công Thương
Ảnh: Hoài Dương
Riêng dự án nhà máy đầu tư sản xuất xơ
sợi polyester Đình Vũ, vẫn còn 2 phương án được cân nhắc là khởi động lại nhà
máy, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn theo phương thức hợp tác với đối
tác nước ngoài để sản xuất - kinh doanh xơ PSF trong 2 năm và sau đó thoái
vốn hoặc PVTex chuyển nhượng công ty.
Đối với Công ty TNHH một thành viên
Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS), Bộ Công Thương đề xuất ưu tiên lựa chọn
phương án cho phá sản. Tuy nhiên, có xem xét đến việc chuyển đổi sở hữu thông
qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ nếu tìm được nhà đầu tư đáp ứng
đầy đủ các điều kiện.
Dự án đầu tư sản xuất bột giấy Phương
Nam đã được “định đoạt” bán đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn
kho. Hiện Bộ Công Thương đã thực hiện xong bước thuê tư vấn thẩm định giá
khởi điểm, phương án bán đấu giá dự án và đang chuẩn bị các thủ tục pháp lý
để tổ chức bán đấu giá công khai.
Bộ Công Thương cho biết đối với tất cả
dự án nêu trên, Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án,
doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương xác định mục
tiêu sớm chấm dứt tình trạng thua lỗ hoặc hạn chế tối đa thiệt hại cho nhà
nước. Trong năm 2017, hoàn thành được phương án trình cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt; tổ chức triển khai, tạo chuyển biến về hoạt động và tài chính của
các dự án. Phấn đấu đến hết năm 2018, tạo được chuyển biến căn bản trong xử
lý tồn tại, yếu kém ở các dự án. Đặc biệt, xác định rõ trách nhiệm và xử
lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm liên quan đến các dự án,
doanh nghiệp trên.
Theo
báo cáo của Bộ Công Thương, tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án là 43.673,63
tỉ đồng và sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên 63.610,96 tỉ đồng (tăng
45,65%). Tổng tài sản của 12 nhà máy là 57.679,02 tỉ đồng; tổng nợ phải trả
là 55.063,38 tỉ đồng. Bộ Công Thương nhấn mạnh kiên quyết xử lý các dự án thua lỗ,
kém hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; nhà nước không tiếp tục
cấp thêm tiền vào các dự án.
(Theo Người Lao động) Phương Nhung
|
Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017
Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ 'biến hóa' kỳ ảo
6.000m2 đất vàng giữa Thủ đô
Cập nhật lúc 10:11
Liên quan đến việc cho thuê đất mương thoát nước Phan Kế Bính,
quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu
cầu UBND thành phố Hà Nội kiểm tra nội dung phản ánh của báo chí thời gian
qua.
Trước đó, báo chí có phản ánh về việc Công ty cổ phần
Đa quốc gia sử dụng sai mục đích 6.078 m2 đất mương thoát nước (phường Cống
Vị, quận Ba Đình) sau khi thuê của UBND thành phố Hà Nội.
Theo đó, năm
2008 UBND thành phố Hà Nội cho Công ty cổ phần Đa quốc gia thuê 6.078 m2 đất
mương thoát nước Phan Kế Bính trên địa bàn phường Cống Vị, quận Ba Đình vối
thời hạn 20 năm để "cống hóa", sử dụng làm bãi đỗ xe và dịch vụ phụ
trợ nhưng một phần đất mương đã bị doanh nghiệp chuyển nhượng; trên diện tích
đất mương thoát nước Phan Kế Bính hiện nay là nhà hàng sang trọng, trụ sở
công ty kiên cố, quán bia ngang nhiên tồn tại.
Về việc này,
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu UBND thành phố Hà Nội kiểm tra nội dung
báo chí phản ánh; làm rõ cơ sở pháp luật cho thuê đất mương thoát nước Phan
Kế Bính để sử dụng làm mặt bằng kinh doanh và các vi phạm pháp luật trong
việc cho thuê đất, xây dựng trên đất mương thoát nước Phan Kế
Bính, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/6/2017.
Theo VietNamNet)
Hồng Khanh
|
Bắc Giang:
Cấp sổ đỏ trái luật hàng chục nghìn
m2 đất cho người thân “quan xã, quan huyện”
Cập nhật lúc 10:04
Ông Nguyễn Văn Mão, nguyên chủ tịch UBND xã Đồng Tiến (Yên Thế - Bắc
Giang) thừa nhận vợ ông được cấp sổ đỏ gần 8.000 m2 đất trái luật. Cùng đó,
ông Mão cũng xác nhận ông Lưu Văn Sáu, em của Bí thư huyện uỷ Lưu Xuân Vượng
cũng được cấp sổ đỏ trái luật hơn 12.000m2 đất. Thời điểm đó, ông Mão đang là
chủ tịch xã, ông Vượng là Chủ tịch huyện Yên Thế.
|
Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017
Sẽ làm thủ tục cho nghỉ hưu đối với ông Võ Kim Cự
Cập nhật lúc
16:06
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết đã
nhận được đơn thôi làm đại biểu Quốc hội (ĐBQH) của ông Võ Kim Cự.
Ngày 28-4, đoàn ĐBQH TP Cần Thơ do Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đã có buổi tiếp xúc cử tri tại phường An
Lạc. Đại diện đoàn ĐBQH cho biết tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội (QH) khóa XIV dự
kiến diễn ra ngày 25-5, QH sẽ thông qua 13 dự án luật; 5 dự thảo nghị quyết
và 4 dự án luật được đưa ra và sửa chữa lần đầu.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri bức xúc cho
rằng ông Võ Kim Cự vi phạm kỷ luật của Đảng thì không còn uy tín với Đảng,
với dân để làm ĐBQH. Bên cạnh đó, ông Cự chưa thành khẩn nhận khuyết điểm,
còn đổ thừa cho cơ chế, cho các bộ ngành.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời cử tri
tại phường An Lạc
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân thông tin
Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Cự, bằng hình thức cách
hết các chức vụ trước đó (giai đoạn từ 2005-2015), trừ chức vụ hiện tại. “Các
chức trước làm sai đã cách hết rồi. Chức vụ hiện tại là làm Chủ tịch Liên
minh Hợp tác xã Việt Nam của ông Võ Kim Cự chưa sai. Khi ông Cự vào QH thì
vào bằng suất của Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã và do MTTQ Việt Nam giới
thiệu. Ban Bí thư chỉ đạo QH phải làm thủ tục cho thôi nhiệm vụ ĐBQH và Chính
phủ làm thủ tục cho nghỉ hưu đối với ông Võ Kim Cự, vì cũng đã đến tuổi nghỉ
hưu”- Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nói.
Theo Chủ tịch QH, hiện nay ông Võ Kim Cự đã
làm đơn xin thôi làm nhiệm vụ ĐBQH và bà đã nhận được. “Nếu Ủy ban Thường vụ
QH quyết định cho ông Cự thôi làm ĐBQH trước kỳ họp thứ ba, thì đến kỳ họp QH
vẫn sẽ đưa vấn đề này ra báo cáo. Còn làm không kịp, tại kỳ họp sẽ bổ sung
nội dung này để QH thông qua”- Chủ tịch QH nhận định.
(Theo Người Lao Động) C.Linh
|
Cần “vành đai bảo vệ” cho nhà báo chống tham nhũng
Cập nhật lúc 16:00
Chống
tiêu cực, tham nhũng là lĩnh vực nhiều rủi ro, cạm bẫy mà không phải người
làm báo nào cũng đủ dũng cảm dấn thân trên mặt trận này.
Ông Nguyễn Thiện Nhân
phát biểu tại hội thảo
Sáng 28/4, Hội Nhà báo Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
(MTTQ) Việt Nam và báo Nhân dân tổ chức Hội thảo Báo chí với công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Hội thảo có sự tham gia của nhiều
lãnh đạo cơ quan báo chí, cùng các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Tại hội thảo, vấn đề được nhiều đại biểu gợi ra là, những người đang làm
báo, hay những phóng viên trẻ, các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường nghĩ gì
về mặt trận chống tham nhũng? Chẳng có gì ngạc nhiên khi câu trả lời được đưa
ra là hầu hết trong số họ đều e ngại, không muốn dấn thân vào mặt trận này.
Vì sao vậy?
Giải đáp câu hỏi này, nhà báo Phùng Sưởng, Phó Tổng biên tập Báo Tiền
Phong đưa ra 4 nguyên nhân tạo ra các rào cản, trong đó có nguyên nhân vì
lĩnh vực này này quá vất vả, khó khăn, đặc biệt phải đối mặt với nhiều rủi
ro, nguy hiểm. Đương nhiên, một nửa sự thật không phải là sự thật. Nhưng với
những bài báo chống tham nhũng, tiêu cực thì chỉ cần 1%, chỉ cần một chi tiết
không đúng, hoặc không có chứng cứ cũng đủ mang lại rủi ro rất lớn rồi.
Từ kinh nghiệm thực tế khi bảo vệ quyền lợi cho các nhà báo vướng vào
vòng tố tụng trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, Luật sư, TS. Phan
Trung Hoài cho rằng, trong cuộc đấu tranh này, nhà báo luôn đứng trước thách
thức rất lớn, vì người tham nhũng thường có chức vụ, quyền hạn.
Theo TS. Hoài, trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, có 3 điều
cấm trong luật mà nhà báo dễ mắc phải: Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư
và quy kết tội danh khi chưa có bản án. Vì vậy, các cơ quan báo chí cần trang
bị cho các phóng viên bên cạnh kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp phải có kiến thức
về pháp luật.
PGS.TS Nguyễn Văn Dững –
Trưởng khoa báo chí, Học viện báo chí tuyên truyền đặt ra câu hỏi: Báo chí có
chống được tham nhũng không? Dựa vào ai để chống tham nhũng? Ngoài vấn đề thể
chế, theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, chống tham nhũng cần phải dựa vào dân, bởi
"dân luôn luôn đúng”, dư luận xã hội luôn đúng, vì đó là dư luận của
nhân dân.
Nhà báo Phùng Sưởng
phát biểu tại buổi hội thảo sáng 28/4
Nhà báo Phùng Sưởng cho rằng, đã coi nhà báo là chiến sĩ trong mặt
trận chống tham nhũng thì phải đảm bảo niềm tin trong mặt trận đó. Phải đảm
bảo an toàn, tự mình phải bảo vệ được chính mình, bởi mấu chốt nhất vẫn là
yếu tố con người.
Ông đề nghị, chống tham nhũng tiêu cực, cần phải có ba vành đai bảo vệ
nhà báo là, hành lang pháp lý, cơ quan báo chí, cơ quan chủ quan và bản thân
nhà báo phải bảo vệ mình. Muốn vậy, cần phải đào tạo đội ngũ báo chí thành
những chiến sĩ có đầy đủ kỹ năng, nghiệm vụ và hiểu biết về luật pháp.
Trước ý kiến phản ánh việc tiếp cận các kết luận thanh tra rất khó
khăn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết,
vừa qua MTTQ đã làm việc với Bộ GTVT và Thanh tra Chính phủ, qua đó đã kiến
nghị phải làm tốt hơn vấn đề thông tin, vì đây là nguồn tin cho báo chí. Tới
đây, mặt trận sẽ tiếp tục làm việc với các địa phương, và sẽ kiến nghị công
bố kết quả thanh tra, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí tiếp cận nguồn
thông tin.
Ghi nhận các ý kiến phản
ánh, ông Nhân cho biết, tới đây sẽ tiến hành giám sát cả việc thực hiện quy
chế phát ngôn, giám sát việc mở cửa, minh bạch thông tin, nhất là trong các
vấn đề quyết định thanh tra, đấu thầu…
(Theo Tiền phong) Luân Dũng
|
Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017
Đề nghị xem xét kỷ luật ông Đinh La Thăng
Cập nhật lúc 19:49
UB Kiểm tra TƯ đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ xem xét,
thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng theo thẩm quyền.
Từ ngày 24 đến
26/4/2017, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã họp kỳ thứ 14,
dưới sự chủ trì của ông Trần Quốc Vượng, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ
Đảng, Chủ nhiệm UB.
UBKT Trung ương
đã xem xét, kết luận các nội dung sau:
I- Về kiểm tra
khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ
Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và một số cá nhân có liên
quan
1- Ban Thường
vụ Đảng ủy PVN giai đoạn 2009 - 2015 đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ
đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý tổ chức đảng, đảng viên;
không kiểm tra, xem xét, xử lý trách nhiệm đối với nhiều cán bộ, lãnh đạo đơn
vị trực thuộc Tập đoàn có vi phạm, khuyết điểm để các đơn vị hoạt động không
hiệu quả, thua lỗ nhiều năm vẫn được Tập đoàn điều động, luân chuyển, bổ
nhiệm, có trường hợp điều động, bổ nhiệm chức vụ cao hơn; để nhiều cán bộ vi
phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước, bị khai trừ ra khỏi
Đảng và xử lý hình sự, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn.
Chấp hành không nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng trong việc kiểm điểm
trách nhiệm để Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thua lỗ
nghiêm trọng.
Thiếu trách
nhiệm trong việc tham mưu cho Đảng ủy Tập đoàn ban hành nghị quyết số
233/NQ-ĐU, ngày 17/8/2009 có nội dung không phù hợp với quy định của pháp
luật, không đúng chỉ đạo của Thủ tướng, dẫn đến HĐTV, Ban Tổng giám đốc Tập
đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái
pháp luật.
Để HĐTV ban
hành các nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn,
vi phạm nghị định của Chính phủ; tham mưu, đề xuất Thủ tướng cho chỉ định
nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thiếu trách
nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản, thực
hiện các dự án đầu tư dẫn đến HĐTV và một số đơn vị thành viên có vi phạm rất
nghiêm trọng, để mất vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng; trong đó góp vốn vào Ngân
hàng Cổ phần Đại dương (OceanBank) mất 800 tỷ đồng.
Để HĐTV ban
hành nghị quyết số 4266/NQ-DKVN, ngày 16/05/2011 góp vốn đầu tư vượt mức quy
định vào OceanBank, trái quy định của luật Các tổ chức tín dụng, gây thiệt
hại rất nghiêm trọng cho Tập đoàn.
Nhiều khoản đầu
tư của Tập đoàn bị tổn thất, tiềm ẩn rủi ro khó thu hồi vốn đầu tư với tổng
số tiền rất lớn.
2- Ông Đinh La
Thăng, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM, nguyên Bí thư
Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN chịu trách nhiệm người đứng đầu về
các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐTV Tập đoàn PVN trong
giai đoạn 2009 – 2011.
Chịu trách
nhiệm khi ký ban hành nghị quyết 233/NQ-ĐU, ngày 17/3/2009 của Đảng uỷ Tập
đoàn có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật để HĐTV, Ban Tổng giám
đốc Tập đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói
thầu trái pháp luật;
Vi phạm Quy chế
làm việc HĐQT Tập đoàn trong việc ký thỏa thuận tham gia góp vốn tại văn bản
số 6934, ngày 18/9/2008 giữa ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn và Chủ
tịch HĐQT Oceanbank (có nội dung: Tập đoàn tham gia góp vốn 20% trở lên; cử
cán bộ tham gia quản trị, điều hành; đề nghị các đơn vị thành viên sử dụng
dịch vụ của Oceanbank) trước khi HĐQT Tập đoàn họp thống nhất nội dung trên.
Chịu trách
nhiệm trong việc HĐTV ban hành nghị quyết số 4266/NQ-DKVN góp vốn vượt mức
quy định vào OceanBank, trái quy định của luật Các tổ chức tín dụng, gây
thiệt hại rất nghiêm trọng cho PVN.
Chịu trách
nhiệm trong việc HĐTV ban hành một số nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều
gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm các nghị định của Chính phủ; tham mưu,
đề xuất Thủ tướng cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện
theo quy định của pháp luật.
Chấp thuận cho
PVC được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với công trình, dự án do Tập
đoàn chỉ định cho PVC thực hiện và chấp thuận cho Tổng công ty cổ phần Dịch
vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với Hợp
đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất,
vi phạm luật Đấu thầu năm 2005.
Ông có trách
nhiệm trong việc ban hành chủ trương, quyết định đầu tư phân tán, dàn trải;
thiếu kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án ở thời kỳ
ông làm lãnh đạo Tập đoàn, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp; một số dự án phải
dừng, giãn, hoãn tiến độ, thua lỗ kéo dài, gây thất thoát, lãng phí, mất vốn
đầu tư, gây hậu quả rất nghiêm trọng (trong đó có dự án Nhà máy sản xuất xơ
sợi Polyeste Đình Vũ và các dự án nhiên liệu sinh học).
3- Ông Phùng
Đình Thực, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc PVN từ
năm 2008 - 2010 và Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐTV từ tháng 9/2011 - 7/2014
chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường
vụ Đảng ủy Tập đoàn trong giai đoạn 2011 - 2014; có trách nhiệm trong việc
ban hành nghị quyết 233/NQ-ĐU của Đảng uỷ và Nghị quyết số 4266/NQ-DKVN của
HĐTV, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Vi phạm công tác tổ chức, cán bộ, thiếu
trách nhiệm trong việc nhận xét không đúng đối với Trịnh Xuân Thanh khi
chuyển công tác về Bộ Công thương; không chỉ đạo xem xét vi phạm của Nguyễn
Xuân Sơn khi làm Tổng Giám đốc Oceanbank; chịu trách nhiệm cùng Tập thể Ban
Thường vụ Đảng ủy, HĐTV khi làm quy trình đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm
Nguyễn Xuân Sơn từ Phó Tổng Giám đốc lên Chủ tịch HĐTV và Bí thư Đảng ủy Tập
đoàn năm 2014. Có trách nhiệm liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm tại dự
án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ và các dự án nhiên liệu sinh học.
4- Ông Đỗ Văn
Hậu, nguyên Phó Bí thư Đảng uỷ, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc PVN từ tháng
11/2011 - 10/2014 cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban
Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn trong thời gian nêu trên. Có trách nhiệm trong
việc ban hành Nghị quyết 233/NQ-ĐU của Đảng uỷ và Nghị quyết số 4266/NQ-DKVN
của HĐTV, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Thiếu trách nhiệm trong việc nhận xét
có nội dung không đúng đối với Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy khi chuyển
công tác; có trách nhiệm trong việc đề nghị bổ nhiệm Nguyễn Xuân Sơn như đã
nêu trên. Có trách nhiệm liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm tại dự án
Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ và các dự án Nhiên liệu sinh học.
5- Ông Nguyễn Xuân Sơn,
nguyên Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN chịu trách nhiệm về những
vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn nhiệm kỳ 2010- 2015.
Có trách nhiệm trong việc Ban hành Nghị quyết 233/NQ-ĐU của Đảng uỷ và Nghị
quyết số 4266/NQ-DKVN của HĐTV, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Trong thời gian
ông Nguyễn Xuân Sơn là Tổng giám đốc, người đại diện vốn của PVN tại
Oceanbank, đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công
vụ, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả rất
nghiêm trọng.
Hiện nay ông
Nguyễn Xuân Sơn đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an tạm giam để
điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
6- Ông Nguyễn
Quốc Khánh, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV, nguyên ủy viên Ban Thường
vụ Đảng ủy, nguyên Phó tổng giám đốc cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm,
khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn nhiệm kỳ 2010 - 2015; có trách
nhiệm trong việc ban hành nghị quyết 233/NQ-ĐU của Đảng uỷ và nghị quyết số
4266/NQ- DKVN của HĐTV.
Chịu trách
nhiệm trong việc tham mưu quyết định chỉ định gói thầu EPC nhà máy nhiệt điện
Long Phú 1, nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 vi phạm pháp luật, gây hậu quả
nghiêm trọng. Có trách nhiệm liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm tại dự
án nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ và các dự án Nhiên liệu sinh học.
Những vi phạm,
khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng uỷ PVN và các cá nhân nêu trên là rất
nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và các cá nhân liên
quan. Căn cứ Quy định số 263-QĐ/TW và Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị
về xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định:
- Cách chức Bí
thư Đảng ủy Tập đoàn PVN nhiệm kỳ 2010-2015 đối với ông Phùng Đình Thực; cách
chức Phó bí thư Đảng ủy Tập đoàn PVN nhiệm kỳ 2010-2015 đối với ông Đỗ Văn
Hậu; khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Nguyễn Xuân Sơn; cảnh cáo đối với ông
Nguyễn Quốc Khánh.
- Đề nghị Bộ
Chính trị, Ban chấp hành TƯ Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Đinh
La Thăng theo thẩm quyền.
- Yêu cầu Ban
cán sự đảng Bộ Công thương khẩn trương xem xét kỷ luật hành chính tương ứng
đối với các cá nhân trên.
- Yêu cầu Đảng
ủy Khối Doanh nghiệp TƯ khẩn trương thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ
Đảng ủy Tập đoàn PVN.
II- Xem xét thi
hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên ủy viên TƯ Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh
ủy và ông Lê Hữu Lộc, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh
Bình Định
1- Ông Nguyễn
Văn Thiện với cương vị ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015 có
trách nhiệm trong việc để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong việc bổ sung quy
hoạch, bổ nhiệm một số trường hợp cán bộ không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn
và không đúng quy định.
2- Ông Lê Hữu
Lộc với cương vị là Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND
tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 có trách nhiệm trong việc để xảy ra vi phạm, khuyết
điểm trong việc tuyển dụng, xếp lương công chức không đúng quy định.
Căn cứ Quy số
181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung
ương quyết định:
- Thi hành kỷ
luật khiển trách đối với ông Lê Hữu Lộc.
- Đề nghị Ban
Bí thư thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Thiện theo thẩm quyền.
- Yêu cầu Ban
Thường vụ tỉnh Bình Định và ông Lê Kim Toàn, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy
nghiêm túc kiểm điểm sâu sắc về những khuyết điểm có liên quan.
III- Xem xét
báo cáo kết quả kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai
Châu; cho ý kiến về một số dự thảo văn bản trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về
công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng và giải quyết một số
công việc khác theo thẩm quyền.
Theo VietNamNet
|
Trung ương không cho TP Hồ Chí
Minh bắn pháo hoa dịp 30/4
Cập nhật lúc 15:25
Đây là thông tin được UBND TP HCM đưa ra tại cuộc
họp tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và thu chi ngân sách tháng 4 và 4
tháng đầu năm 2017, sáng 27-4.
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu cho
hay trung ương đã có thông báo chính thức không cho phép TP HCM bắn pháo hoa
dịp 30-4.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành
Phong đã ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất cho TP HCM bắn pháo hoa
tại 4 điểm trong vòng 15 phút vào ngày 30-4. Sau đó, Văn phòng Chính phủ có
đề nghị TP xin ý kiến Ban Bí thư.
“UBND TP đã báo cáo Thành ủy vấn đề này và
Thành ủy cũng có văn bản chính thức gửi Ban Bí thư. Đến chiều hôm kia thì Ban
Bí thư đã trả lời là không chấp thuận” - bà Thu thông tin
Tại cuộc họp, vấn đề cấm xe máy mà người
dân quan tâm gần đây cũng được Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Bùi Xuân
Cường thông tin.
Tình hình ùn tắc giao
thông tại TP HCM ngày càng nghiêm trọng.
Ông Cường cho biết phát triển vận tải hành
khách công cộng và hạn chế xe cá nhân là phải làm. Đến ngày 15-4, TP có
khoảng 8 triệu phương tiện, trong đó 642.000 ô tô và 7,3 triệu xe máy. Một
ngày TP có 168 ô tô và 816 xe máy đăng ký mới. “Phải kiểm soát xe cá nhân” -
ông Cường khẳng định.
Theo ông Cường, hiện Sở GTVT và Viện Chiến
lược và phát triển GTVT (Bộ GTVT) đã ký hợp đồng thực hiện đề án về phát
triển GTVT công cộng trên địa bàn TP để trình UBND TP vào tháng 10 tới.
“Đề án này đưa ra mục tiêu không chỉ trên
yếu tố giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, mà cả góc độ ô nhiễm môi trường, tiết
kiệm năng lượng. Vì hiện nay, nhiều nước giảm xe cá nhân là do ô nhiễm môi
trường, chứ không phải chỉ là các vấn đề về giao thông. Đề án sẽ đưa ra lộ
trình, các nhóm giải pháp dài hơn” - ông Cường thông tin.
Ông Cường tiếp tục nhấn mạnh chắc chắn phải
kiểm soát xe cá nhân vì hạ tầng không thể theo kịp sự phát triển của xe cá
nhân.
(Theo Người Lao Động) Phan Anh
Các
nước tư bản giàu có họ rất ít khi bắn pháo hoa, nhất là bắn hàng năm. Chỉ năm
có sự kiện trọng đại họ mới bắn và không bao giờ có kiểu tỉnh, bang nào cũng
bắn như VN ta. VN ta chỉ mới thoát nghèo mà phong cách chơi còn sang hơn nước
giàu!
Thương
Giang
|
Làm báo giữa điệp trùng cạm bẫy
Cập nhật lúc 14:33
Nhịp
sống hối hả, sôi động trong suốt 22 năm “mài bút” trên Tây Nguyên đã trui rèn
nhà báo Hoàng Thiên Nga trong vô số trải nghiệm khó quên. Tuy nhiên, chưa có
lần đấu tranh đòi công bằng và quyền lợi chính đáng nào cho cộng đồng xã hội
lại buộc chị phải dấn thân bền bỉ vào “bãi chiến trường” dày đặc chông gai,
cạm bẫy, đầy ắp những yếu tố bất ngờ như cuộc chiến chống tiêu cực trong lĩnh
vực y tế kéo dài suốt gần 3 năm qua, nay đang dần tới hồi kết...
Nhà báo Hoàng Thiên
Nga chứng minh Giám đốc Sở Y tế phát hành văn bản gian dối.
* Gian nan cuộc chiến
chống tiêu cực, tham nhũng
Từ tháng 9/2015 đến tháng
3/2017, báo Tiền Phong đã đăng tới 33 bài điều tra và bản
tin hồi âm về các dấu hiệu tiêu cực, sai trái của lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk
trong đấu thầu thuốc; lãng phí, bất minh trong mua sắm thiết bị và xây bệnh
viện Đa khoa vùng Tây Nguyên; không chấp hành nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh về
công tác cán bộ.
Trong khi quá trình điều tra theo chỉ đạo từ Văn phòng Chính phủ và
lãnh đạo tỉnh kéo dài mãi chưa xong, thì nhà báo Hoàng Thiên Nga (NB HTN)-
tác giả chính của loạt bài phải hứng chịu vô số chiêu trò tung tin dối trá,
vu khống, bôi nhọ, gài bẫy. Loan truyền nhiều thông tin sai sự thật, bịa
chuyện nói xấu, chửi bới xúc phạm tác giả loạt bài bằng rất nhiều cách vẫn
chưa đủ, người đứng đầu Sở Y tế tỉnh này còn dày công tổ chức cả “chiến dịch
trả thù” nhà báo với thủ đoạn thâm độc, tinh vi.
Từ cô phóng
viên dỏm với cú lừa ghi âm
Ngày 13/12/2016, điện thoại của NB HTN nhận được tin nhắn “Em chào
chị, em là Linh công tác tại VTV24. Em đang vào Đắk Lắk tác nghiệp...”. Sau
đó Linh nhiều lần liên hệ, xin gặp NB HTN, tự giới thiệu cô là phóng viên Đài
Truyền hình Việt Nam, được biệt phái vào Đắk Lắk vài tháng để thực hiện chuỗi
phóng sự cho chương trình chuyển động VTV24 về các dấu hiệu tiêu cực trong Y
tế tại Đắk Lắk. Linh đề nghị NB HTN hỗ trợ nguồn tin, và giúp cô liên hệ với
các bên liên quan, để cô tác nghiệp.
Là một nữ nhà báo gắn bó với vùng đất này, qua tiếp xúc thấy Linh đầy
vẻ hiểu nghề, lại hoạt bát năng động, NB HTN vui vẻ nhận lời giúp. Hai phụ nữ
đã 3 lần gặp gỡ, thân mật chuyện trò. Tuy nhiên, trong cuộc hẹn lần thứ ba, NB
HTN phát hiện Linh có những biểu hiện bất thường nên nghi ngờ, đã liên hệ hỏi
một số đồng nghiệp tại VTV. Nhà báo Trần Việt phụ trách VTV24 xác nhận
Đài Truyền hình Việt Nam không hề có phóng viên này.
Sau khi lần ra mối quan
hệ gần gũi khác thường giữa Linh với ông giám đốc Sở Y tế, NB HTN đã phải xin
lỗi các cá nhân mà Linh đã nhờ bà giúp bắc cầu để Linh “làm
việc”. Trong cuộc điện thoại sau đó, biết đã lộ tẩy, Linh thừa nhận mình
không phải là phóng viên, tiếp cận nhà báo chỉ nhằm ghi âm các cuộc trò
chuyện, và thách thức“Chị điều tra đi rồi chị em mình ngửa bài với nhau
... Em là cái thành phần kiểu gì cũng chơi được!”. Ngày
7/1/2017, NB HTN gửi đơn trình báo đến nhà chức trách, đề nghị cho xác minh,
điều tra, làm rõ hành vi và mục đích lừa dối của cô Linh.
Suốt hai tháng đầu năm bận rộn, tấp nập hội hè, lá đơn gần như bị bỏ
quên. Trong khi đó, trên mạng xã hội facebook ào ạt xuất hiện các đoạn clip
ghi âm cắt ghép, gắn với những hình ảnh của NB HTN thu nhặt từ trên mạng gắn
kèm, đặt các tên file đầy ác ý như: NB HTN phản động, NB HTN xúc phạm vong
linh liệt sĩ, NB HTN phát ngôn miệt thị dân tộc v.v... Cứ mỗi status đưa lên
kèm những clip này, lại kéo theo hàng loạt comment bình luận chỉ trích, chế
nhạo, chửi bới, kích động hận thù và kêu gọi các cơ quan nhà nước mau “xử
tội” NB HTN.
Tới lá đơn lạ
lùng của ông tiến sĩ luật
Ngày 23/3/2017, từ văn
phòng luật sư Vì Dân thuộc đoàn Luật sư Hà Nội, tiến sĩ- luật sư Trần Đình
Triển trưởng văn phòng ký lá đơn số 13 đề nghị “Xử lý những dấu hiệu vi phạm
pháp luật của NB HTN- Trưởng Ban đại diện báo Tiền Phong khu
vực Tây Nguyên”, gửi tới 20 cơ quan, bộ ngành cấp trung ương và cấp tỉnh.
Theo đơn, thì văn phòng luật sư Vì Dân đã “tiếp nhận một số đơn thư khẩn
thiết yêu cầu tư vấn pháp luật (miễn phí)” về vấn đề này, đồng thời khẳng
định “việc tố cáo là có căn cứ”, sẵn sàng “cung cấp tài liệu nếu các cơ quan
có yêu cầu”.
Lá đơn dài 8 trang được trình bày theo 4 nhóm nội dung chính, gồm: 1-
“Có nhiều dấu hiệu khiến dư luận nghi vấn việc NB HTN cấu kết với phần tử xấu
trong việc cài bẫy, tố cáo cán bộ, công chức với mục đích cá nhân, gây ảnh
hưởng xấu đến uy tín cán bộ lãnh đạo, chính quyền và trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung”; 2- “NB HTN có
nhiều bài viết mang tính chụp mũ, kích động dư luận, làm ảnh hưởng lòng tin
của người dân đối với cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức”; 3- “NB
HTN có nhiều dấu hiệu vi phạm tư cách đạo đức và phẩm chất chính trị của
người đảng viên và nhà báo”; 4- “NB HTN phát ngôn bừa bãi, có dấu hiệu quy
chụp, suy diễn, công kích cá nhân và vu khống cán bộ lãnh đạo cao cấp”.
Với hàng loạt từ
ngữ quy kết, miệt thị rất nặng nề, ông Triển đưa ra các dẫn chứng, xoáy mạnh
vào loạt bài báo Tiền Phong đã đăng về các dấu hiệu tiêu cực
của ngành y tế mà chuỗi bài chính đầu tiên đã được Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk
trao giải A Báo chí chất lượng cao năm 2015, và những clip ghi âm bị phát
tán, có nguồn gốc từ cuộc trò chuyện giữa NB HTN và cô Linh từ tháng 12/2016.
Sau những đoạn diễn giải đầy tính quy chụp, đơn dứt khoát “đề nghị các
cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xem xét, giải quyết những dấu hiệu vi phạm
pháp luật của NB HTN. Tùy theo tính chất vi phạm mà truy cứu trách nhiệm hình
sự, hoặc xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo, ... nhằm giữ gìn sự bình yên cho
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung”
(!)
Không cần chờ kết quả xác
minh từ nhà chức trách, ông Triển tung luôn 8 trang tố cáo này lên facebook
cá nhân, để “rộng đường dư luận”. Động thái của ông tiến sĩ luật này lập tức
được vô số nick ảo ào ào chia sẻ, hả hê bình luận với nhiều comment rất ác
độc, vô văn hóa về NB HTN và báo Tiền Phong.
Ông Doãn Hữu Long,
Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk trả lời chất vấn trong cuộc họp báo đầu tháng 5/2016.
Bóc dần các
lớp vỏ che kín sự thật
Cuộc đối chất đầu tiên giữa các bên liên quan
theo nội dung trình báo trong lá đơn ngày 7/1/2017 của NB HTN, được tổ chức tại
Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Đắk Lắk chiều ngày 24/3/2017. Thành
phần buổi làm việc gồm cán bộ 2 phòng Thanh tra và Quản lý Báo chí thuộc Sở
TT&TT, cán bộ Phòng PA83 Công an tỉnh, 2 bác sĩ giám đốc và phó giám đốc
bệnh viện Đa khoa tỉnh, NB HTN và người đã mạo danh phóng viên để thực hiện
các cuộc ghi âm “cài bẫy”.
Mở đầu, ông Nguyễn Hoàng Dưỡng phó trưởng phòng Báo chí-Xuất bản đề
nghị mọi người trao đổi nhẹ nhàng ôn hòa, vì trời đang nóng mà cô LTH Linh
đang mang thai 4 tháng.
Song chính Linh lại là người “châm lửa”, khi lớn tiếng đòi... NB HTN
vì bà đã làm đơn tố cô. Linh cũng quanh co phủ nhận những điều đã rõ, như
việc cô nhắn tin tự nhận là phóng viên VTV cho NB HTN, cô đến tìm hiểu thực
tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh, cô tiếp xúc đại diện một doanh nghiệp Dược
trung ương để hỏi về đấu thầu thuốc v.v... Cán bộ phòng PA 83 Công an tỉnh
phải nhắc: Nếu em cứ ngoan cố như vậy, sẽ còn phải lui tới khai báo nhiều, mà
lần sau có thể không được ngồi ở đây!
Tại cuộc làm việc sau đó, Linh khác hẳn trước với dáng vóc mỏng gầy,
nói năng nhỏ nhẹ yếu ớt. Cô đã xác nhận một số sai phạm, nhưng vẫn chưa chịu
nói ai là kẻ chủ mưu.
Đêm về, NB HTN bất ngờ nhận được tin nhắn messenger facebook từ Thanh
Tuyền-cô bạn cùng thời đại học, con gái của bố mẹ nuôi H.Linh, sống ở Hà Nội,
đề nghị nhà báo thông cảm cho Linh với sai lầm cô lỡ phạm. Theo Tuyền, hiện
Linh đang đơn thân nuôi 2 con nhỏ, nặng gánh gia đình, bản chất cô không phải
là người xấu. Quá khứ gieo neo đã khiến Linh cứng cỏi, tự lập, hay “xù lông
xù cánh” ương bướng, nhưng bản chất tự trọng, đàng hoàng. “Chị chịu khó gần
gũi nó mà xem, nó là đứa sống rất được! Chỉ phải tội nhẹ dạ, nặng tình tới
mức ngu dại. Nó đang stress nặng. Cùng là phụ nữ yêu con như nhau, em mong
chị hãy coi nó là nạn nhân trong vụ này!”.
Qua vài bước kiểm tra nhanh, NB HTN cảm nhận điều Thanh Tuyền thuyết
phục bà là có cơ sở. Sau một cuộc điện thoại dài cảm thông, chia sẻ, Linh
đồng ý cung cấp các chứng cứ đặc biệt cho NB HTN. Hai phụ nữ từng thân thiện,
rồi trở nên oán giận nhau bởi người nọ bị lợi dụng thành công cụ hãm hại
người kia, đã hẹn giờ cùng đến trình báo sự việc với lãnh đạo phòng PA 83-
Công an tỉnh Đắk Lắk.
Đồng ý sắp xếp ngay trong
ngày một cuộc làm việc, đồng chí thượng tá trưởng phòng PA 83 Công an tỉnh
Đắk Lắk cùng cán bộ thuộc quyền đã dành hơn 2 giờ để tiếp đại diện báo Tiền
Phong, và cô LTH Linh.
Từ những thông tin Linh đã trình báo tại PA83, và qua nhiều cuộc gặp
gỡ tâm sự, chia sẻ sau đó, kết quả thẩm định thông tin và chứng cứ giữa NB
HTN với nhiều phía liên quan, câu chuyện sẽ được làm rõ trong kỳ ** của loạt
bài này.
Hoàng Thiên Nga - Trưởng
ban Đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên là một nhà
báo nữ có 5 năm làm công tác Đoàn và 22 năm làm báo chuyên nghiệp, giành được
nhiều giải thưởng báo chí, trong đó có 4 Giải báo chí Quốc gia. Là người nổi
tiếng bền bỉ và kiên định trong đấu tranh chống tiêu cực. Đầu năm 2016, loạt
bài “Tiêu cực trong đấu thầu dược phẩm”; “Lãng phí mua sắm trang thiết bị y
tế tại ngành Y tế Đắk Lắk” của chị được Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk bình chọn,
khen thưởng và trao chứng nhận “Tác phẩm báo chí chất lượng cao loại A năm
2015”. Tại Hội nghị Toàn quốc tổng kết công tác Hội và công tác thi đua khen
thưởng năm 2016; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 của Hội Nhà
báo Việt Nam tổ chức ngày 22/4 vừa qua tại TP Đà Lạt, Hoàng Thiên Nga có tên
trong danh sách những nhà báo được Hội tuyên dương và khen thưởng cho những
thành tích xuất sắc trong năm 2016.
**Những tố cáo bất ngờ về ông Giám đốc Sở
Nhà báo Hoàng Thiên Nga cho biết, khi biết bà bắt đầu tìm hiểu về các
dấu hiệu sai phạm trong việc đấu thầu thuốc, từ tháng 9/2015 ông Long, Giám
đốc Sở Y tế Đắk Lắk đề nghị được gặp riêng “để chia sẻ, hiểu nhau”. Trong
cuộc gặp do ông Long đề xuất chọn địa điểm, bà Nga đã báo trước cho nhà chức
trách cùng biết để bảo đảm việc giám sát. Trong cuộc gặp này, ông Long bày tỏ
sẽ dồn hết tâm huyết để phục vụ sự nghiệp y tế tỉnh nhà…
Cô Linh ngồi chờ trước cửa phòng giám đốc
Sở Y tế.
Tố cáo quan hệ
bất chính
LTH Linh (đã đề cập ở kỳ trước) là một phụ nữ trí thức.Cha mẹ cô sống
ở ngoại thành Buôn Ma Thuột. Linh cho biết, vì hoàn cảnh riêng, cô sinh ra và
sống từ bé ở Hà Nội, được gia đình một cán bộ đùm bọc. Sau khi tốt nghiệp đại
học kinh tế, cô làm qua nhiều việc ở một số cơ quan khác nhau, cũng đã từng
tập sự biên tập viên cho một cơ quan báo chí. Sau cuộc ly hôn năm 2016, Linh
đưa 2 con nhỏ vào Đắk Lắk để được gần cha mẹ.
Thực hư mối quan hệ giữa
ông Giám đốc Sở Y tế Doãn Hữu Long và Linh như thế nào đến nay chỉ hai người
trong cuộc biết rõ. Tuy nhiên, theo Linh đã có lúc ông Long nhắn tin cho cô
“Anh quỳ gối cầu mong người vợ trẻ, đẹp, thông minh, chung thủy...” ... Rồi
sau này, khi những mâu thuẫn phát sinh Linh cho biết đã nhiều lần bị ông Long
và người anh họ của ông là DHT đe dọa. Để tự bảo vệ cho sự bình yên của mình
và 2 con nhỏ, Linh cung cấp cho PV Tiền Phong xem hàng trăm
tin nhắn, ghi âm cuộc gọi, nội dung trao đổi, và hình ảnh nhằm chứng minh ông
Long và Linh đã có thời gian khá dài mặn nồng. Theo Linh lý giải, cô và ông
Long mỗi người đều đã có 2 con gái, nên họ mong muốn sẽ sinh được con trai,
sinh đôi càng tốt.
Linh cũng tiết lộ, cô có những bằng chứng từ tin nhắn, clip đủ chứng
minh ông Long ngoài Linh còn có thêm mối quan hệ ngoài luồng khác.
Tin nhắn được
cho là giữa ông Long và Linh qua Viber.
Và việc gài
bẫy nhà báo
Linh cung cấp, thời gian
“mặn nồng”, ông Long nhiều lần cho Linh biết mối thâm thù của ông với nhà báo
Hoàng Thiên Nga (NBHTN). Ông giao Linh thực hiện việc tiếp cận NB HTN để gợi
chuyện theo các chủ đề ông vạch sẵn rồi ghi âm đem về cho ông. Linh đồng ý và
nhập vai khá hoàn hảo. Sau khi ghi âm 3 cuộc trò chuyện với NB HTN và những
bác sĩ liên quan, Linh giao chiếc điện thoại đã dùng để ghi âm cho ông Long.
Việc “xử lý dữ liệu” sau đó được ông Long và DHT tổ chức cắt xén 3 cuộc trò
chuyện thành nhiều file, chắp nối sao cho giống như NB HTN đang nói xấu cán
bộ, xúc phạm lãnh đạo, miệt thị đồng bào, phản động… Sau đó, các file ghi âm
có dấu hiệu bị cắt ghép được gắn với những hình ảnh nhà báo Hoàng Thiên Nga
mà họ lấy từ internet, rồi tung lên nhiều trang mạng xã hội kèm nhiều bình
luận mang tính bôi nhọ cá nhân NB HTN và báo Tiền Phong.
Tiếp đó, luật sư Trần Đình Triển - Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân, đã
ký tên đóng dấu dưới lá đơn dài 8 trang gửi cho 20 bộ, ngành, các cơ quan
Đảng và Chính phủ, đồng gửi cho lãnh đạo và các cơ quan chức năng tỉnh Đắk
Lắk, đề nghị “xử lý nhà báo Hoàng Thiên Nga”, với “chứng cứ” là các clip ghi
âm có dấu hiệu bị cắt ghép trên.
Ngày 25/3/2017, trang
Facebook cá nhân được cho là của luật sư Trần Đình Triển viết: “Tôi đã
kiến nghị xử lý Trần Minh Lợi và Hồ Thiên Nga (viết sai họ-NV)... vì họ hại
nước hại dân, các bạn không biết bao nhiêu người tan gia bại sản vì chúng.
Trần Minh Lợi thì đã và đang bị xử lý. Còn Thiên Nga tôi đã cảnh báo nhưng
chứng nào tật nấy, ngựa quen đường cũ thì buộc tôi phải lên tiếng...”;
“ Chứng tỏ HT Nga có bảo kê, có người đứng che cho tắm,...nhưng có
chức có quyền hoặc dân xã hội hoặc đĩ điếm.... nên họ phải tránh mặt...”.
Về việc UBND tỉnh Đắk Lắk
ban hành văn bản giao Công an tỉnh và Sở Thông tin & Truyền thông làm rõ
đúng sai trong việc Sở Y tế lập facebook “có đăng tải nội dung, bình luận ảnh
hưởng đến cá nhân NB HTN và lãnh đạo báo Tiền Phong”, trang
Facebook cá nhân được dẫn ở trên tiếp tục: “Có chuyện Ủy ban tỉnh chỉ đạo
việc đó không? Ông nào chỉ đạo? Nếu đúng thì đó là người bảo kê cho Thiên Nga
tung hoành rồi còn gì. Bạn cung cấp thông tin, nếu có bằng chứng tôi sẽ kiến
nghị đến Ban Bí thư, Ban Tổ chức, và Ủy ban Kiểm tra T.Ư”.
Nhiều luật sư đã bất bình khi thấy trên Facebook được cho là của ông
Trần Đình Triển tung luôn 8 trang đơn tố cáo với nhiều nội dung mang tính quy
chụp, suy diễn, chưa được kiểm chứng, kết luận. Luật sư Phạm Công Út - Đoàn
Luật sư TPHCM nói: “Tôi không hiểu nổi cách hành xử kiểu này”.
Khi tình thành
hận
Theo tố cáo của Linh với
báo Tiền Phong, ông Long nhiều lần đe dọa, cấm cô không được
khai ai là chủ mưu trong vụ gài bẫy ghi âm NB HTN. 15h chiều ngày 24/4/2017,
Linh đến Sở Y tế theo lời ông Long hứa sẽ tìm trả lại cho cô chiếc điện thoại
mà cô từng dùng “cài bẫy ghi âm” đã giao cho ông Long. Trước sự chứng kiến
của nhóm phóng viên cũng tình cờ đến Sở, Linh kê ghế ngồi trước cửa phòng
Giám đốc đóng kín để chờ đòi cho được chiếc điện thoại. Điều kiện mà Linh đưa
ra cho ông Long từ cuối tuần trước, là ông phải trả lại cho cô đúng chiếc
điện thoại có số imei của cô, với toàn bộ dữ liệu và các file ghi âm gốc, để
cô cung cấp với nhà chức trách. Tuy nhiên, ông Long đã không xuất hiện như
lời hứa. Đến hôm sau, Linh cho biết ông Long gọi và tiếp tục hăm dọa cô…
Cô nói với PV báo Tiền
Phong: Tôi không còn mong gì nữa, chỉ cầu xin được sống bình yên với các
con.
Tất cả những thông tin
báo Tiền Phong ghi nhận và phản ánh trong câu chuyện này
(với nhiều tư liệu, chứng cứ sẵn sàng cung cấp cho cơ quan hữu trách) với
mong muốn cơ quan chức năng chính thức vào cuộc, điều tra, làm rõ, kết luận
có hay không việc một Giám đốc Sở có nhiều dấu hiệu vi phạm như vậy.
Trích lời được cho là của
ông Doãn Hữu Long trong một file ghi âm cô Linh cung cấp cho báo Tiền Phong: “Anh sẽ đập cho con Thiên Nga rớt luôn,
anh khẳng định vậy... Anh sẽ chỉ đạo làm Thiên Nga ngay giờ luôn... Anh không
ngán con đó đâu! Anh sẽ làm con đó sạt nghiệp luôn....Anh sẽ nghỉ việc rồi
anh xử nó... Anh sẽ dí nó tới cùng, không tha cho nó con đường sống... Anh mà
tha nó được à... Anh biết ông N (Chủ tịch UBND tỉnh-PV) là đểu... Cái thứ chó
chết...Anh ngán chi nó... Nó là một nì... ông Phong là hai nì, ông Chủ tịch
tỉnh là ba nì, ông Phó Chủ tịch là bốn nì ... Anh khẳng định với em anh đ. sợ
quân đó đâu... Anh mà nghỉ việc là tui nó hất đến đường... Cán bộ như anh
thời này hiếm lắm...”.
Nhóm PV Điều tra Báo Tiền phong
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)