Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Nhà hàng đặc sản ‘sexy’ phục vụ khách Hàn Quốc


Cập nhật lúc 20:10

Hàng chục nữ tiếp viên ăn mặc mát mẻ bị lực lượng chức năng phát hiện nên bỏ chạy lên trên tầng thượng để “chỉnh trang y phục”. 

nha hang dac san soc sexy tiep khach han quoc 
Một số tiếp viên bị phát hiện ăn mặc hở hang.

Đêm 30/12, Đoàn kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội TP HCM phối hợp Công an quận 3 ập vào nhà hàng Hy Vọng Xanh (số 48 Cách Mạng Tháng Tám, phường 6, quận 3). Lúc này, bảo vệ phát hiện lực lượng chức năng làm nhiệm vụ nên dùng bộ đàm để thông báo nhưng nhưng bị khống chế.
Đoàn đi kiểm tra các phòng đã bắt quả tang nhiều nữ tiếp viên ăn mặc “mát mẻ”đang ngồi ôm ấp với khách Hàn Quốc. Nhiều tiếp viên đã tông cửa bỏ chạy lên tầng thượng của nhà hàng để “chỉnh trang y phục”.

nha hang dac san soc sexy tiep khach han quoc
Các tiếp viên làm việc tại nhà hàng không được ký hợp đồng lao động.

Nhà hàng có thiết kế 6 tầng, ngăn làm 12 phòng để phục vụ karaoke không có giấy phép. Để qua mặt lực lượng chức năng, quản lý nhà hàng đã cho khách đi vào nằng cửa hông, nằm sâu trong con hẻm nhỏ ở bên cạnh.
Đoàn đã xử phạt chủ nhà hàng Hy Vọng Xanh các lỗi kinh doanh karaoke không phép, không ký hợp đồng với các nhân viên…
Trong đêm, Công an quận 5 cũng đã kiểm tra nhà hàng trên đường Trần Hưng Đạo (phường 2) và tiến hành xử phạt các lỗi tương tự nhà hàng Hy Vọng Xanh.
                              (Theo Năng lượng Mới) Phượng Cát

Chuyến tàu vét và Đại học Bốn Khờ




Trong ánh sáng mờ ảo, nhá nhem lúc hoàng hôn (nhiệm kỳ) buông xuống, người ta đôi khi thấy choáng bởi những “lời nói chân thật” vào phút 89 rưỡi.

Viết đôi dòng gọi là nhặt nhạnh cuối năm vì mấy vấn đề nêu trong bài viết chắng có gì ăn nhập với nhau, được góp nhặt một cách hơi tùy hứng, với lại cách viết cũng lung tung, chẳng phải “chính luận” mà cũng không phải “hài luận” hay “bi luận”.

Chỉ là món lẩu thập cẩm gửi đến quý bạn ngày cuối năm bên chén rượu nồng cho quên đi mưa dầm gió bấc.

Hoàng hôn nhiệm kỳ” (Hohonhiki) là cách nói văn vẻ của một vị có trách nhiệm tại Quốc hội, còn dân gian gọi những trận đánh chớp nhoáng của “một bộ phận không nhỏ cán bộ” vào phút 89 là “chuyến tàu vét” hay “chuyến tát vét”.
Vấn đề có phải mục đích của các chuyến tát vét ấy đều giống nhau, nghĩa là đều thuộc lĩnh vực “cơm áo gạo tiền”?

Trong ánh sáng mờ ảo, nhá nhem lúc hoàng hôn (nhiệm kỳ) buông xuống, người ta đôi khi thấy choáng bởi những “lời nói chân thật” vào phút 89 rưỡi, trước lúc ai đó gấp ô thở dài “chào các quan em, làm ơn cho anh xin cuốc xe chở đồ về nhà nghiên cứu”!

Câu nói dân gian: “Con chim sắp chết thì tiếng kêu thương, con người sắp chết thì lời nói thật” vận vào khía cạnh sức khỏe các cụ “hưu non” e không hợp vì bộ phận không nhỏ “các cụ” U60-U65 còn sung sức lắm, còn lâu mới “ngồi nóc tủ ngắm gà khỏa thân” thế nên những lời “nói thật” của “các cụ” ấy chỉ hợp với “sức khỏe nhiệm kỳ” chứ không phải “sức khỏe” ở sân gôn hay các khu “dì dọt” (Resort).

Có người trong lúc xếp ô vào cặp cố tìm thêm ít “lưng vốn” phòng khi trái nắng trở trời khỏi phải hai sương một nắng đến “thối cả móng tay”!
Lẽ ra môn võ Vocobo phải được viết tiếp cho đủ 36 chiêu, tuy nhiên tiết lộ bí mật môn phái là điều “kiêng” nên đành dừng. 

Chuyến tàu vét và Đại học Bốn Khờ (Ảnh minh họa từ tuoitre.vn)
Chính vì thế các chiêu khác bổ trợ cho chiêu Hohonhiki như Bonhicabo (bổ nhiệm cán bộ), Luchucabo (luân chuyển cán bộ), Tuducochu (tuyển dụng công chức), Xaduqutu (xây dựng quảng trường)… dù có nhiều tư liệu để viết song đành xin lỗi bạn đọc.

Có người vào lúc gà lên chuồng - ấy là cách nói dân dã của từ “hoàng hôn”, không màng đến ba cái thứ “ngoại thân” như tài khoản cá nhân hay ba vòng, bốn bánh…, họ cần một cái gì đó giống như tấm áo cà sa, hy vọng người đời thấy cà sa là thấy “phật”.

Nếu không kiếm được cà sa thì áo tàng hình khiến họ trở nên trong veo như nước hồ thu cũng tốt. Thế nên chuyện phun châu nhả ngọc cứ “ầm ầm như thác đổ”, người nghe được sướng lỗ tai mà người nói thì được thêm áo mới.

Mà chuyện này có vẻ giống như câu ca dao ngày xưa mỗi khi đón năm mới “Già được bát canh; Trẻ được manh áo mới”.

Kỳ lạ là người Việt dùng một từ rất không “thơm” là “đáy lòng” nhằm diễn đạt tình cảm. Để không bị coi là thiếu lịch sự, để tránh “đáy lòng” thì những lời nói của các “quan cụ” Hohonhiki ấy phải gọi là từ “đầu lòng” mới đúng.

Còn “đầu lòng” là đâu thì có người bảo là “chót lưỡi” không biết có đúng không? Quan trọng là người đời sẽ phải nhắc đến dài dài những “lời đầu lòng” của họ về thực trạng đất nước, về trách nhiệm công dân mà hồi “gà gáy” họ chưa có điều kiện bày tỏ.

Vét chuyến cuối cùng như thế mới là vét, đâu có lại chịu vất vả đến “thối cả móng tay”, còn kẻ tham ăn tục uống đến “sún cả răng” thì không nên bàn luận.

Ngoài thế hệ “con cháu các cụ” được nói tắt là thế hệ “bốn cờ” (4C), gần đây xuất hiện một thế hệ 4C khác mà một bài báo trên Dân trí gọi là “các cụ cao cấp” (ở đại học “Kinh Kông”). Tuy cũng là “bốn cờ” nhưng là phiên bản hai, vì thế có người gộp lại thành “tám cờ”.

Nếu mà truy đến tận “tổ chấy” thì không phải “tám cờ” mà vẫn chỉ là “bốn cờ” bởi bài báo đã chỉ rõ thành phần các cụ cao cấp:

...nhà trường còn “sở hữu” nhiều vị nguyên chức sắc khác với học hàm, học vị cao chót vót và chức tước thì cấp nguyên vụ trưởng là chuyện nhỏ”.
Các “cụ cao cấp” cỡ 60-65, hàm cấp “nguyên vụ trưởng” so về tuổi tác, chức tước với “cụ cao cấp nhất” ở cơ quan ấy cũng vẫn thuộc hàng con cháu, nghĩa là vẫn “con cháu các cụ” mà thôi.

Nếu không phải “bốn cờ” phiên bản hai, nếu còn trẻ trung mà tài năng kinh bang tế thế, trong túi rủng rỉnh mấy cái bằng sắm được bên Tây, bên Mỹ liệu có bao nhiêu người chen nhau nộp đơn xin thi tuyển “Kông chức” ở học viện “Kinh Kông” của “các cụ cao cấp”?

Người ta không lạ gì kiểu cho thuê “mặt – bằng” thời “hậu Hohonhiki”, mỗi tuần một ngày mời “cụ” đến “nhà em” pha trà uống nước, hết tháng mời cụ kiểm tra thẻ ATM.
Còn “mặt – bằng” của cụ, em chỉ cần trình ra khi có “thanh tía, thanh bầm”, nếu không thì em để gầm tủ!

Nói đến vần “ờ” trong “bốn cờ” tiện thể xin nói thêm vần “ờ” trong “bốn khờ”.

Truyện “Cây tre trăm đốt” ai cũng biết, còn chuyện “mấy khờ” tuy không phải là cổ tích, tuy nhiều người biết nhưng nói mãi đâm chán, đâm ra “Makeno”.

Thế nên đành viết ra để nhờ “lão Gúc gờ (google)” giữ hộ, may ra sau này có ai tình cờ tìm thấy, đọc lên để biết rằng truyện cổ tích thời nào cũng có.

Báo Nld.com.vn ngày 21/7/2015 có bài “Nhiều lãnh đạo... rút kinh nghiệm sâu sắc”. Bài báo nêu chuyện ở một thành phố mà không chỉ người dân, bạn bè quốc tế cũng dùng câu “thành phố cây xanh” để “tặng yêu” cho thành phố này.

Sau vụ ấy, thành phố  kỷ luật một loạt cán bộ, nghe nói tập thể “đã kiểm điểm, tự phê bình và rút kinh nghiệm sâu sắc”, vị Chủ tịch thì “nhận trách nhiệm”, Phó Chủ tịch thì phải “nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc”, còn ông Giám đốc sở thì “nghiêm túc kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc”.

Mấy cái hình thức kỷ luật này nghe rất chi là quen, quen đến nỗi nhớ một cách “sâu sắc” nhưng lại không nhớ là được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào?

Nói về kỷ luật cán bộ thì có vô số ý kiến, song có một ý kiến khá lạ của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc):

Dường như tất cả các đoàn thể luôn bao che cho nhau, không ai khai ra ai, bởi nếu khai ra thì không làm ăn được gì, họ dựa vào nhau, cùng nhau chia sẻ lợi ích, theo cơ chế dĩ hòa vi quý”.

Nói ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Bảo khá lạ vì ông ấy sử dụng cụm từ “các đoàn thể” chứ không phải tập đoàn, tổng công ty hay địa phương, cũng có thể là ông Bảo lỡ lời?

Dân gian, để tránh dài dòng đã dùng từ “khắc kiểm” thay cho “nghiêm khắc kiểm điểm”  và “khắc rút” thay cho “nghiêm khắc rút kinh nghiệm”. Có lẽ hai từ “khắc kiểm, khắc rút” là xuất phát từ “khắc nhập, khắc xuất” trong truyện Cây tre trăm đốt. 
Kể ra thì dân, tuy luôn bị gán cho chữ “gian” nhưng mà thật sự là dân rất hóm, bởi lẽ “khắc nhập, khắc xuất” lại là sự  trợ giúp hết ý cho “khắc kiểm, khắc rút”.
Bốn cái “khắc” ấy gọi chung là “bốn khắc” hay “bốn khờ”, chữ “khờ” là cách phát âm vần “kh” theo cách của con nít học mẫu giáo.

Có thể bạn đọc chê cụm từ “bốn khờ” nghe nhà quê quá, sao không dùng “tứ khờ”? Thật ra người viết cũng muốn “phát minh” cái gì đó mới một chút theo kiểu thay “bốn khờ” thành “tứ khờ” để mà có sáng kiến, kinh nghiệm thi đua với ngành gõ đầu trẻ.

Tuy nhiên nghe tin Đà Nẵng vừa phạt 15 triệu gian hàng viết toàn chữ tàu, lại chỉ cho người Tàu, không cho người Việt vào mua hàng nên đành thôi.

Về chuyện “bốn khờ”, mỗi khi bị, hoặc chuẩn bị bị “khắc kiểm, khắc rút” thì người ta liền niệm câu thần chú “khắc xuất, khắc xuất”, né bão một thời gian, khi nào trời quang mây tạnh thì ôkê “khắc nhập”.

Chuyện “khắc xuất” có khối ví dụ rất chi là … giật mình, lại vẫn “cái báo” nld.com.vn ngày 30/8/2013 “đưa chuyện” một vị phó giám đốc sở dính nghi án thi hộ nên “bị kỷ luật khiển trách về mặt Đảng, khiển trách về mặt chính quyền”, sau đó vị này “khắc xuất” khỏi sở, sang một quận liền kề cách sở chừng 2-3 cây số, hai năm sau liền “khắc nhập” về cơ quan cũ với chức vụ “chánh” chứ không phải là phó nữa.

Cũng có trường hợp “khắc xuất” tít tận xứ người như Chí Dũng, Kim Đạt, chuyện họ khắc nhập… “kho” chẳng qua là do công an quá giỏi, cũng có khi do hồng phúc kém?

Khắc xuất như Chí Dũng, Kim Đạt là loại dốt nên “nhập kho” là chuyện chẳng sớm thì chiều.
Kẻ ma mãnh, sau thời Hohonhiki “khắc xuất” tít lên tận tầng áp mái chung cư, thỉnh thoảng tìm đến chỗ cỏ mọc lún phún, lại được chăm chút cẩn thận nên cứ mịn như nhung, tìm mấy cái lỗ  đã được khoét sẵn rồi alô chiến hữu “khắc nhập”, thế là vui vẻ cả ngày không chán.

Gặp khi trời đông u ám, mưa bão tràn về không thể “alô khắc nhập” thì nằm khểnh xem mấy em “vòng khung” khoe hàng, mặc kệ ai muốn “khắc” gì thì “khắc”.
Một khi “khắc kiểm, khắc rút” gắn liền với “khắc nhập, khắc xuất” thì tha hồ “thanh tía, thanh bầm”, tha hồ kiểm trên, soát dưới cũng đừng mong tìm thấy đầu mút của sợi dây “khắc rút”.

Có lẽ các nhà lý luận, các nhà hoạch định tương lai và những đầy tớ có “bộ phận yếu nhất là đôi chân” (nên đi đâu cũng phải có xe bốn bánh) nên có một cuộc hội thảo với chủ đề: “Bốn khờ - truyền thống cổ tích và vai trò dẫn dắt tương lai”.

Nếu một hội thảo với chủ đề như vậy được tổ chức, dù không phát giấy mời khách nước ngoài, Hàng không Việt Nam vẫn có thể sẽ cháy vé vì lượng học giả quốc tế đăng ký tham dự.

Còn nếu “có cụ cao cấp” nào quyên góp được sự hảo tâm của mấy cụ “chân bốn bánh” thành lập được đại học Bốn Khờ thì số người chen nhau xin nhập học có thể sẽ gấp nghìn, gấp vạn lần so với xếp hàng tiêm vắc xin dịch vụ  hiện nay.

Đến lúc đó có lẽ ngành Gõ đầu trẻ phải ban hành mấy cái thông tư giống như Thông tư 32, hạn chế quy mô đào tạo của đại học “Bốn khờ” xuống mức 100.000 sinh viên.

Theo quý bạn, có nên tổ chức hội thảo và lập đại học Bốn Khờ?
(Theo Giáo dục VN) Xuân Dương

Vụ án oan Huỳnh Văn Nén:

Điều tra viên từng bị đuổi khỏi ngành công an, khai man lý lịch

Cập nhật lúc 17:25                

 Bộ Tư pháp sẽ xem xét việc cựu điều tra viên vụ án oan Huỳnh Văn Nén là ông Cao Văn Hùng khai man lý lịch để được được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.                        

Ngày 31-12, tại buổi họp báo quý IV-2015 của Bộ Tư pháp, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến việc thời gian qua dư luận bất bình với việc, cựu điều tra viên Cao Văn Hùng, điều tra viên chính trong vụ án oan của ông Huỳnh Văn Nén đang hành nghề luật sư, bà Nguyễn Thị Mai, Phó cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp), cho biết: Quy trình được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Trong suốt quá trình thẩm tra hồ sơ không nhận được đơn thư khiếu nại, bất lợi đối với ông Cao Văn Hùng.

Ông Cao Văn Hùng tại một phiên tòa xử ông Huỳnh Văn Nén trước đây
 
Ông Cao Văn Hùng tại một phiên tòa xử ông Huỳnh Văn Nén trước đây
Tuy nhiên, qua báo chí phản ánh đã nhận được thông tin ông Cao Văn Hùng có hành vi khai man lý lịch trong quá trình làm kiểm lâm tại Bình Thuận nên đã nắm bắt. “Cục Bổ trợ tư pháp đang nghiên cứu cụ thể, nếu ông Cao Văn Hùng thuộc trường hợp phải thu hồi chứng chỉ luật sư thì sẽ phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện theo đúng quy định của pháp luật”- bà Mai khẳng định.
Trong khi đó, Chánh văn phòng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đề nghị Cục Bổ trợ Tư pháp kiểm tra cụ thể, để rà soát kỹ lưỡng, nếu có thì đề xuất với lãnh đạo Bộ Tư pháp và Liên đoàn luật sư Việt Nam về sự việc này.
Trước đó, ngày 10-3-2015, ông Cao Văn Hùng có văn bản đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và được chấp thuận vì hồ sơ đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Hiện ông Cao Văn Hùng đang hành nghề luật sư và là thành viên của đoàn luật sư tỉnh Thanh Hoá.
Đáng chú ý, luật sư Trần Đình Triển, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết năm 2002, khi được giao thụ lý vụ án buôn bán trái phép chất ma túy, ông Hùng đã làm lộ thông tin khiến nghi can bỏ trốn trước khi có lệnh bắt khẩn cấp nên bị đuổi khỏi ngành công an. Sau đó, ông Hùng làm nhân viên Hạt Kiểm lâm Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Năm 2014, ông Hùng xin gia nhập Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận nhưng bị từ chối. Khi nghỉ hưu, gia đình ông Hùng chuyển về sinh sống tại Hà Nội và cách đây khoảng 4 tháng, ông Hùng làm đơn xin gia nhập Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
Tuy nhiên, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã không đồng ý đơn xin gia nhập này với quan điểm phải chờ kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền về sai phạm của ông Hùng trong “kỳ án vườn điều” và vụ án ông Huỳnh Văn Nén. Ông Hùng làm đơn khiếu nại đến Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhưng đã rút trước khi Đoàn Luật sư TP Hà Nội trả lời.
Trong diễn biến khác, đầu tháng 12 ông Huỳnh Văn Nén đã được xin lỗi công khai. TAND tỉnh Bình Thuận thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh, VKSND và TAND tỉnh Bình Thuận chính thức xin lỗi công dân Huỳnh Văn Nén, vì đã bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận, VKSND, TAND tỉnh Bình Thuận điều tra, truy tố, xét xử oan về tội giết người tại Bản án số 122/HSST ngày 6-8-2004 và về hai tội giết người, cướp tài sản của công dân tại Bản án số 96/HSST ngày 31-8-2000.
Về trách nhiệm của những người gây oan sai đối với ông Huỳnh Văn Nén, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết trách nhiệm đầu tiên là của nguyên điều tra viên Cao Văn Hùng; tiếp đến là các kiểm sát viên của VKSND tỉnh Bình Thuận và HĐXX của TAND tỉnh Bình Thuận tham gia quá trình tố tụng vụ án.
(Theo NLĐO) N.Quyết

Ăn cháo bị tính một triệu, dọa kêu chức năng, xuống 200 ngàn

Cập nhật lúc 16:40  
              
Chị Lê Thị Lan Hương (Q.Bình Thạnh) ăn đêm tại một quán ở chợ Đà Lạt bị tính giá 1 triệu đồng cho ba tô cháo và một đĩa lòng gà.  

Chặt chém
Chặt chém
​“Chặt chém” mùa du lịch là vấn nạn mãi không dứt, nhiều người dân cho biết họ đành “ngậm đắng nuốt cay” móc tiền ra trả cho những khoản tiền vô lý dù lòng đầy bức xúc...
“Đi du lịch mùa lễ hội, ai cũng xác định phải bỏ thêm khoản không nhỏ để trả cho phần bị đội giá. Nhưng khi đã bị “chặt chém”, tôi không bao giờ quay lại nơi đó nữa” - anh Phùng Quang Hảo (Q.1, TP.HCM), một nạn nhân bị “chặt chém” mùa du lịch, nói.
Cuộc khảo sát với 70 người dân và du khách ở TP.HCM đã từng bị “chặt chém” khi đi du lịch vào mùa lễ hội do Tuổi Trẻ thực hiện đã cho thấy hơn 90% nói rằng họ đành “ngậm đắng nuốt cay” móc tiền ra trả cho những khoản tiền quá vô lý dù lòng đầy bức xúc.
1 triệu đồng cho 3 tô cháo và 1 đĩa lòng gà
Hè vừa rồi, chị Lê Thị Lan Hương (Q.Bình Thạnh) ăn đêm tại một quán ở chợ Đà Lạt bị tính giá 1 triệu đồng cho ba tô cháo và một đĩa lòng gà. Chị dọa kêu cơ quan chức năng can thiệp thì chủ quán mới nói đúng giá là... 200.000 đồng!
Đà Lạt cũng bị một du khách khác than phiền: thông thường giá phòng ở đây chỉ tầm 300.000 đồng, nhưng cái giá để “thưởng hoa đúng dịp” lại bị “hét” đến 1,5 triệu đồng/phòng.
Chị Đào Tường Vy (Q.Bình Thạnh) thì “dính đòn” khi đi du lịch cuối năm ở Phú Quốc. “Trước đó, tôi đã đặt phòng trực tuyến nhưng đến nơi thì hết phòng do khách quá đông. Lúc đó chỉ còn một phòng không quạt, không máy nước nóng mà giá thì đắt gấp đôi so với phòng đã đặt từ trước”.
Theo kết quả khảo sát, dịch vụ mà du khách bị “chặt chém” nhiều nhất trong mùa lễ hội là chi phí ăn uống ở nhà hàng, quán ăn (90% ý kiến), kế đó là tiền phòng khách sạn (67,1%), mua hàng hóa hoặc đồ lưu niệm (54,3%)...
Mức độ “chặt chém”, theo 94,3% người trả lời khảo sát, là thường bị tính giá “gấp đôi đến gấp ba” so với mức giá vào những ngày bình thường.
Chiêu thức “chặt chém” thì từ ngấm ngầm đến công khai hét giá. Ngay cả khi có niêm yết bảng giá, nhiều nơi vẫn tính giá cao hơn hoặc đưa ra nhiều mức phụ thu cũng với lý do “đang ngày cao điểm lễ hội”.
Bên cạnh đó, chiêu thức thường được nhiều nơi áp dụng là đồng loạt treo bảng hết phòng, hết hàng, hết chỗ để ép giá du khách. Có những trường hợp du khách gần như bị “trấn lột”.
Chị Lê Ngọc Anh (sinh viên) kể giữa tháng 7 vừa rồi có lần chị thấy một người bán dừa cho khách chụp ảnh với đôi quang gánh, sau đó đòi khách phải trả 220.000 đồng. Khi khách chỉ đưa 200.000 đồng, người bán hàng giật ví trên tay khách rút thêm 20.000 đồng nữa mới chịu đi.
Chuẩn bị kỹ khi đi du lịch
Mặc dù ai cũng cảm thấy ấm ức khi bị “chặt chém” nhưng hầu hết người trả lời khảo sát (91,4%) cho biết họ đành chấp nhận trả tiền chứ không biết làm sao.
Chị Nguyễn Lê Trúc Vi (Q.Thủ Đức) kể rằng hè vừa rồi chị chụp ảnh cho nhóm bạn ở Đà Lạt. Sau khi chụp xong, một thanh niên lạ mặt tới đòi thu 80.000 đồng với lý do là bức ảnh dính một chú ngựa của họ.
“Do nhóm toàn con gái và ở nơi lạ nên chúng tôi đành trả tiền vì không muốn mất thời gian hoặc gặp rắc rối” - chị Vi cho biết.
Có nhiều người đã mang sự ấm ức bị “chặt chém” của mình đăng tải lên mạng xã hội hoặc cung cấp thông tin cho báo chí như một cách cảnh báo cho những người khác tránh bị như mình. 28,6% người trả lời khảo sát lựa chọn cách làm này.
Chọn cách làm này nhưng anh John Thuận (sinh sống ở Úc) lại kể: “Hồi tháng 9, biết tôi là Việt kiều, chủ một khách sạn ở Nha Trang tính tiền phòng của tôi đắt gấp 3 lần so với gia đình ở phòng bên cạnh. Sau này tôi có viết một bài phản ánh trên Facebook cá nhân thì bị người của khách sạn này nhắn tin đe dọa”.
Cũng có những người quyết định tranh luận tới cùng về mức giá với nơi cung cấp dịch vụ “chặt chém” nhưng con số này không nhiều, chỉ 10% số người trả lời khảo sát. Đặc biệt, không có ai trong số những người trả lời khảo sát chọn cách liên lạc nhờ cơ quan chức năng giúp đỡ.
Giải thích lý do không nhờ cơ quan chức năng can thiệp, anh Hà Quang Mạnh (Q.10) nói: “Chúng tôi chỉ mong chuyến đi suôn sẻ, vui vẻ trong quỹ thời gian hạn hẹp.
Đặc biệt khi đi đền, chùa cúng bái đầu năm, cuối năm, hầu như ai cũng có tâm lý ngại mặc cả hoặc không muốn cãi vã. Nếu nhờ tới cơ quan chức năng lại mất thời gian, thủ tục phức tạp”.
Có lẽ vì không thể phản ứng được với những dịch vụ “chặt chém” nên khi bàn vào giải pháp cho vấn nạn này, 87,1% người trả lời khảo sát chọn cách “tự bảo vệ mình” khi đi du lịch mùa lễ hội bằng việc chuẩn bị kỹ trước khi đi: đặt trước các dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, ăn uống...), mang theo đồ ăn nhẹ...
Nhiều người còn nhờ người quen ở địa phương mình đi du lịch làm hướng dẫn để tránh bị “chặt chém”. Tuy nhiên, nếu nhiều khách du lịch đều mang thức ăn, sợ hãi khi phải mua sắm, sử dụng dịch vụ tại điểm du lịch... thì ngành du lịch có lẽ sẽ thất thu nhiều nguồn lợi.
Cho nên, giải pháp mà nhiều du khách mong đợi vẫn là việc cơ quan chức năng tăng cường việc kiểm soát để ngăn chặn tình trạng “chặt chém” du khách, xử lý nghiêm (phạt nặng, thu hồi giấy phép hoạt động) với những nơi nhiều lần vi phạm.

* Anh Nguyễn Trần Anh Tuấn (Q.3): Trong mùa du lịch, kinh nghiệm là không nên ngại hỏi trước để chắc chắn giá các dịch vụ. Ở quán ăn, đặc biệt là hải sản, thì nên hỏi kỹ giá tính theo đơn vị nào, theo khối lượng, theo phần hay theo đĩa...

* Bà Nguyễn Thị Hơn (Q.Tân Bình): Sau những chuyến du lịch, nếu bị “chặt chém” thì nên chia sẻ kinh nghiệm để cảnh báo với người thân và bạn bè. Đó cũng là lý do vì sao trước khi đi du lịch tôi thường đọc qua những chia sẻ trên mạng để lưu ý và chọn được địa điểm phù hợp.

* Anh Nguyễn Thanh Tú (Q.Thủ Đức): Nhiều nơi phân ra hai mức giá cho khách nước ngoài và khách nội địa. Tất nhiên, mức giá cho khách nước ngoài rất cao, tới mức người trong nước nhìn vào còn cảm thấy bức xúc. Điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Việt Nam.
* Chị Huỳnh Mai Phương (Q.Tân Bình):
Nên tìm hiểu kỹ về những dịch vụ du lịch uy tín và đặt chỗ trước vài tuần. Nếu có người quen ở địa phương thì nhờ họ hướng dẫn càng tốt.
(Theo Tuổi trẻ) NHÓM KHẢO SÁT

Dư luận nghi ngờ gia đình bí thư thành ủy nhờ người mua gom đất

 Cập nhật lúc 16:19    

Việc dư luận nghi ngờ gia đình bí thư thành ủy Đà Nẵng nhờ người đứng tên mua gom 12 lô đất, ông Nguyễn Xuân Anh và các lãnh đạo Đà Nẵng đều phủ nhận điều này.

Sáng 31-12, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cùng Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ chủ trì buổi họp báo định kỳ cung cấp thông tin cho báo chí.

Quang cảnh buổi họp báo.
 
Quang cảnh buổi họp báo.
Buổi họp báo nóng lên với câu hỏi của một số phóng viên về việc có nhiều người nghèo đứng tên mua nhiều lô đất tại khu vực sân bay Nước Mặn. Có người mua đến 12 lô đất, người này là ông Lý Phước Cang (trú xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Ông Cang đã có thời gian sống trong nhà ông Nguyễn Văn Chi, nguyên Ủy viên Bộ Chính Trị (cha của ông Nguyễn Xuân Anh, bí thư Thành ủy Đà Nẵng). Chính vì thế dư luận cho rằng, 12 lô đất mà ông Cang đứng tên là mua giùm cho gia đình ông Nguyễn Văn Chi.
 
Bí thư Nguyễn Xuân Anh (trái) và Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ (phải) chủ trì buổi họp báo
Bí thư Nguyễn Xuân Anh (trái) và Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ (phải) chủ trì buổi họp báo
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Xuân Anh cho biết trước đây ông Cang có ra Hà Nội làm việc nhưng không có chỗ ở, vì ông Cang là người cùng quê nên mẹ ông cho tá túc nhờ. Ông Cang không phải lái xe của gia đình.
Ông Xuân Anh cũng khẳng định, đến thời điểm này, bản thân ông không hề có lô đất nào ở Đà Nẵng. Ngôi nhà ông ở ở đường Nguyễn Thái Học (TP Đà Nẵng) cũng là của cha mẹ ông. “Các anh em phóng viên cứ tìm hiểu thỏa mái, đến thời điểm này nếu bản thôi sở hữu một lô đất nào ở Đà Nẵng tôi sẽ xin từ chức”- bí thư Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Xuân Anh, ông không hề hay biết việc cha mẹ ông có mua đất ở Đà Nẵng hay không, mới chỉ nghe thông tin từ dư luận. Thực tế cha mẹ ông hiện không sống ở Đà Nẵng, hai em trai ông, một làm việc tại đại sứ quán ở nước ngoài, một làm ở Bộ GTVT ở Hà Nội, nên cha mẹ ông không có nhu cầu mua 12 lô đất ở Đà Nẵng.
Tuy nhiên, giả sử cha mẹ ông có mua đất cũng không liên quan đến ông vì cha mẹ ông và cá nhân ông là những chủ thể khác nhau. “Nhưng tôi tái khẳng định là bố mẹ tôi không có nhu cầu và gia đình không liên quan đến bất cứ lô đất nào ở ven biển sát sân bay Nước Mặn" - ông Nguyễn Xuân Anh khẳng định.
 
Các khách sạn gần sân bay Nước Mặn nghi do người Trung Quốc đứng đằng sau gom đất
Các khách sạn gần sân bay Nước Mặn nghi do người Trung Quốc đứng đằng sau gom đất
Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN- MT cũng khẳng định, từ trước đến giờ thành phố chưa giải quyết cấp bất kỳ lô đất nào cho ông Nguyễn Xuân Anh. Trên hồ sơ, ông Nguyễn Xuân Anh cũng không đứng tên bất kỳ lô đất nào. Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ, cũng khẳng định việc dư luận nghi ngờ cha mẹ ông Nguyễn Xuân Anh nhờ người đứng tên mua 12 lô đất là suy diễn không có cơ sở.
Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cũng cho biết hiện lãnh đạo thành phố đang xem lại quy hoạch chung của TP.  Trong đó đã thống nhất quy hoạch lại khu vực quanh sân bay Nước Mặn. Theo đó, chỉ cho xây dựng biệt thự, không quá 3 tầng ở các lô đất vệt trước khu vực bên ngoài sân bay. Ngoài ra, cũng không được ghép thửa, tách thửa để xây dựng như đã quy hoạch.
  Ông Thơ nhấn mạnh, đến thời điểm hiện tại, việc mua bán đất gần sân bay Nước Mặn vẫn được cơ quan chức năng quản lý và kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng. Ông Thơ cũng giải thích thêm, tất cả các dự án xây dựng ven biển, gần sân bay Nước Mặn, đều đã được quân khu V và Cục tác chiến đồng ý cho phép nên thành phố mới cấp phép.
Liên quan đến việc người nước ngoài đến Đà Nẵng du lịch rồi ở lại làm việc, ông Thơ cho biết, công an sẽ dùng biện pháp nghiệp vụ theo dõi và giám sát chặt chẽ các hoạt động của người nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
 
Các khách sạn gần sân bay Nước Mặn nghi do người Trung Quốc đứng đằng sau gom đất
Các khách sạn gần sân bay Nước Mặn nghi do người Trung Quốc đứng đằng sau gom đất
Bí thư Nguyễn Xuân Anh khẳng định Đà Nẵng luôn tôn trọng, giúp đỡ người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Người Trung Quốc hay công dân tất cả các nước đến Việt Nam đều được đối xử công bằng như nhau, không bài xích. Nếu công dân nước ngoài vi phạm pháp luật sẽ xử lý bị theo đúng quy định của pháp luật.
Liên quan đến việc tuyển dụng 300 lao động Trung Quốc sang làm việc ở Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn An, Phó giám đốc Sở LĐTB XH TP Đà Nẵng, cho biết đã tuyển được 15 lao động trong tổng số 40 lao động cần tuyển trong đợt 1. Và sẽ tiếp tục ưu tiên tuyển dụng lao động trong nước, bao giờ tuyển không đủ mới tuyển người nước ngoài.
 Sân bay Nước Mặn bị bao phủ bởi các tòa nhà cao tầng xây dựng cạnh sân bay
Sân bay Nước Mặn bị bao phủ bởi các tòa nhà cao tầng xây dựng cạnh sân bay
Liên quan đến việc Tập đoàn Mường Thanh đã xây dựng chung cư trên đường Võ Nguyên Giáp và đang rao bán căn hộ, có được cấp phép xây dựng hay chưa, đại diện Sở xây dựng Đà Nẵng, cho biết hiện nay mọi thủ tục gần như hoàn tất và đang chờ xin ý kiến giảm bớt độ cao từ ngoài Bộ. Tuy nhiên đến giờ vẫn chưa cấp phép xây dựng. Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cũng cho biết thêm lãnh đạo thành phố cho phép Tập đoàn Mường Thanh khoan thử đất chỗ dự án nên nhiều người tưởng tiến hành khởi công xây dựng.
Liên quan đến vấn đề an ninh trật tự, bí thư Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh: Mặc dù TP Đà Nẵng được du khách nhận xét, đánh giá là về an ninh trật tự rất tốt, nhưng bản thân ông không hài lòng và thậm chí nhận thấy tình hình có dấu hiệu đi xuống. Bởi mặc dù Đà Nẵng vẫn xếp dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh, nhưng tiêu chỉ về an ninh trật tự Đà Nẵng đứng vị trí số 28, trong khi thành phố chưa đầy 1 triệu dân. Trong thời gian qua lãnh đạo thành ủy đã chỉ đạo quyết liệt về an ninh trật tự và tình hình được cải thiện rất tốt trong mắt của người dân cùng du khách. Vì vậy, sẽ quyết liệt hơn nữa. “Nếu không giữ được an ninh trật tự sẽ đánh mất tất cả”, bí thư Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh.
(Theo Người LĐ) H. Dũng

Con gái cựu Thủ tướng Trung Quốc "mất chức"

Cập nhật lúc 15:20 
               
 
Bà Lý Tiểu Lâm trong bức ảnh năm 2011.
Bà Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng, đột nhiên rời một chức vụ lãnh đạo trong ngành điện lực quốc gia ở Trung Quốc.
Tin này được Tập đoàn Phát triển Năng lượng mới (China Power New Energy Development Co. Ltd) niêm yết tại thị trường chứng khoán Hong Kong cho hay hôm 30.12. Theo đó, bà không còn là Chủ tịch điều hành trong hội đồng quản trị của tập đoàn này.

Mới hồi tháng 7.2015, Ủy ban Hành chính và Giám sát Tài sản của Quốc vụ viện Trung Quốc công bố, bà Lý được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Tập đoàn điện lực Đại Đường (China Datang Corporation - CDT). Bà cũng được bổ nhiệm vào vị trí Bí thư Đảng uỷ trong tập đoàn điện lực thuộc hàng lớn nhất Trung Quốc này. Hiện chức vụ của bà Lý Tiểu Lâm tại tập đoàn Đại Đường không thay đổi.

Sinh năm 1961, bà Lý Tiểu Lâm có nhiều năm làm việc trong ngành điện lực, gồm cả cơ quan lo về điện nguyên tử của Trung Quốc và đã làm Phó Chủ tịch Công ty Đầu tư Năng lượng Trung Quốc (China Power Investment - CPI). Bà được gọi là "nữ hoàng điện lực" của Trung Quốc.

Hồi tháng 10.2015, tổ chức báo chí tự do ICIJ cho hay bà Lý có 2,48 triệu USD trong một tài khoản mật HSBC ở Thụy Sỹ. Theo AP, khi đó đang giữ chức lãnh đạo Cục Phát triển Quốc tế của ngành năng lượng Trung Quốc, bà Lý Tiểu Lâm không bình luận gì về chuyện tiền bạc này.

Giới phê phán quan chức Trung Quốc nêu cáo buộc, các quan chức cao cấp nước này thường nhận những khoản tiền lại quả khổng lồ để tạo tác động trong các ngành quan trọng như năng lượng, viễn thông và ngân hàng. Theo AP, hoạt động của họ thường nhằm giành tư lợi và ngược với quyền lợi của quốc gia và công chúng Trung Quốc.

Cha bà Lý Tiểu Lâm, ông Lý Bằng giữ chức Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc từ 1988 đến 1998. Sinh năm 1928 tại Thượng Hải, ông tốt nghiệp đại học ngành cơ khí ở Mátxcơva và là người thân tín với cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, cũng từ Thượng Hải.
Theo Lao động
8 đời bí thư, 8 đời chủ tịch tỉnh vẫn chưa làm xong 1,5km đường
 Cập nhật lúc 15:08                

 Tuyến đường chỉ dài hơn 1,5km, trải qua quãng thời gian 27 năm lập quy hoạch và thi công, tương ứng với 8 đời bí thư, 8 đời chủ tịch tỉnh vẫn chưa được thành..

Lộ trình 27 năm
Một tuyến đường chỉ dài hơn 1,5km, trải qua quãng thời gian 27 năm lập quy hoạch và thi công, tương ứng với 8 đời bí thư, 8 đời chủ tịch tỉnh vẫn chưa được hoàn thành. Chuyện khó tin này đang diễn ra ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Được khởi động từ năm 1990, cho đến năm 2007, Dự án đường Bắc Sơn – Minh Cầu được chính thức hóa bằng việc UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định 1995/QĐ-UBND “phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Bắc Sơn - Minh Cầu và khu dân cư mới phường Hoàng Văn Thụ”.
Theo Quyết định 1995, chiều dài con đường là 1,5km, lộ giới xây dựng từ 22m đến 27m. Diện tích thu hồi cho dự án là hơn 16ha. 
 
Mục đích xây dựng một con đường văn minh phục vụ giao thông cho thành phố Thái Nguyên tính đến thời điểm này (sau 7 năm) vẫn còn ngổn ngang.
Gần 1 năm sau, ngày 23/8/2008, UBND tỉnh Thái Nguyên có Quyết định số 1083 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng con đường này và giao cho Công ty Xây dựng và san nền Thái Nguyên làm chủ đầu tư.
Tổng mức đầu tư 106 tỷ đồng (bao gồm: đường giao thông, điện, nước). Trong quyết định này nêu rõ: nguồn vốn đầu tư là vốn tự có của chủ đầu tư. Phương thức giao đất của tỉnh là: Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Chỉ đúng 2 tháng sau, ngày 23/8/2008, UBND tỉnh Thái Nguyên lại ra Quyết định 1672 điều chỉnh quy hoạch dự án này theo hướng tăng diện tích thu hồi đất lên 19,84 ha. Đáng lưu ý, việc tăng diện tích theo quyết định này không phải để mở rộng hay kéo dài thêm đường Bắc Sơn Minh Cầu mà là mở rộng thêm diện tích các lô đất ở.
Lý giải về chuyện này, Phó giám đốc Công ty Xây dựng và San nền Thái Nguyên (nay là Cty TNHH Đầu tư Thái Nguyên), ông Trần Đức Lợi cho biết: "Trước đây tỉnh không tính diện tích đất tái định cư cho các hộ dân mất đất vào cùng diện tích của dự án, giờ tỉnh giao Chủ đầu tư lo bố trí đất tái định cư cho dân nên phải mở rộng thêm 3ha đất là hợp lý". Cũng theo ông Lợi, có 375 hộ dân thuộc diện tái định cư do bị thu hồi đất để phục vụ dự án.
Quyết định 1672, trong tổng số hơn 19ha đất theo quyết định này thì chỉ có 39% dành cho xây dựng hạ tầng giao thông, còn 42% dành cho đất ở chia lô để bán đối ứng xây dựng hạ tầng?! Tổng mức đầu tư được nâng lên 209 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, dự án sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2013. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 10/2015, đường Bắc Sơn dài 1,22km đã thi công được 0,6km đường rải áp-pha. Hơn 600m còn lại đang san lấp mặt bằng và rải cấp phối. Đường Minh Cầu dài 270,2m hiện rải áp-pha được 100m; hơn 170m còn lại cũng đang chờ... giải phóng mặt bằng.
Như vậy, dự án chưa hoàn thành được 50% theo quy hoạch ban đầu. Mục đích xây dựng một con đường văn minh phục vụ giao thông cho thành phố Thái Nguyên tính đến thời điểm này (sau 7 năm) vẫn còn ngổn ngang.
Gỡ rối bằng giải pháp “râu ông nọ cắm cằm bà kia”
Trong một diễn biến khác, không biết các cấp chính quyền của tỉnh Thái Nguyên “bật đèn xanh” ra sao mà Chủ đầu tư chưa hoàn thành công trình giao thông để bàn giao cho tỉnh đã đem các lô đất đi bán kiếm lời. Việc làm này của tỉnh Thái Nguyên và Chủ đầu tư dự án này khiến người dân bị thu hồi đất bức có đơn thư khiếu kiện kéo dài.


Ông Trần Đức Lợi,  Phó giám đốc Công ty Xây dựng và San nền Thái Nguyên (nay là Cty TNHH Đầu tư Thái Nguyên). 
Đại diện chủ đầu tư, ông Trần Đức Lợi tiết lộ thêm: Hiện nay thiếu hụt hơn 100 lô tái định cư nên chưa thể giải phóng mặt bằng. Đây là lý do khiến dự án bi chậm tiến độ nhiều năm.
Khó hiểu ở chỗ, mặc dù kêu thiếu hụt đất tái định cư cho dân nhưng chưa có cơ quan chức năng nào tiến hành điều tra làm rõ xem hơn 3ha đất trước đây UBND tỉnh Thái Nguyên đã “mở rộng quy hoạch” để làm đất tái định cư “hô biến” đi đâu?
Còn nữa, việc UBND tỉnh Thái Nguyên “đối ứng” cho Chủ đầu tư một diện tích đất khổng lồ vượt xa giá trị tiền mà Chủ đầu tư bỏ ra xây dựng hạ tầng cũng cần phải được cơ quan chức năng làm rõ.
Thay vì việc phải xác minh xem 3ha đất dành cho tái định cư đi đâu, hoặc xem xét lại việc đối ứng quá “ưu ái” tới 500 lô đất cho Chủ đầu tư để tránh xảy ra thất thoát tài sản Nhà nước hay không thì ở thế bí, vừa qua UBND tỉnh Thái Nguyên lại chọn giải pháp “xẻo” đất ở doanh nghiệp khác để “vá” vào dự án đường Bắc Sơn- Minh Cầu.
Cụ thể, ngày 26/5/2015 UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định 1511/QĐ-UBND “Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu dân cư số 2 phường Hoàng Văn Thụ” với nội dung thu hồi phần đất của một dự án khác đã được phê duyệt để làm quỹ đất tái định cư cho Dự án “Đường Bắc Sơn Minh Cầu và khu dân cư số 1 đường Hoàng Văn Thụ”.
Giải pháp tháo gỡ vấn đề kiểu theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia” của UBND tỉnh Thái Nguyên đang gây thêm những bức xúc trong dư luận. Cách làm như vậy chẳng những rất khó tháo gỡ vấn đề mà còn có thể khiến cho tiến độ thi công dự án ngày càng trì trệ.
(Theo Giáo dục VN) Đức Long