Những tranh biếm khiến “quan tham” vừa cười, vừa
tức…
Cập nhật lúc 20:05
Giải nhất. Tranh của Lê Phương
Trong
615 tranh biếm của 35 cây cọ chuyên và không chuyên từ 12 tỉnh thành gửi tới
tham gia cuộc thi “Vẽ tranh biếm về đề tai công khai, minh bạch trên báo chí”
(cuộc thi do Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC) tổ chức thực
hiện từ 10.2013 - 9.2014), có 10 bức đã được trao giải. Sáng 28.2, tại TPHCM,
MEC tổ chức hội thảo “Nâng cao tính chiến đấu biếm họa trong công tác phòng
chống tham nhũng” với sự tham gia của nhiều cây cọ biếm họa và nhà báo. Xin
giới thiệu với bạn đọc chùm tranh biếm được giải của cuộc thi.
Giải nhì. Tranh của Nguyễn Văn Thưởng (Sa Tế)
Giải ba. Tranh của Nguyễn Diệp Thanh
Giải Ba. Tranh của Nguyễn Đức Trí
Giải khuyến khích. Tranh của Mai Sơn
Giải khuyến khích. Tranh của Trần Thanh Trung (cua
Con)
Giải khuyến khích. Tranh của Nguyễn Quang Phan
Giải khuyến khích. Tranh của Nguyễn Trung Liêm
(Theo Lao động)
Â.T
|
Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015
Vụ
con ruồi trong chai nước:
TÂN HIỆP PHÁT KHÔNG BẪY MÀ CHỈ BÁO CÔNG AN…
Cập nhật lúc 14:11
Chiều 27-2, Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi với bà TRẦN UYÊN PHƯƠNG -
phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát - về những vụ việc diễn ra gần đây.
Trả lời về một số
trường hợp bị bắt có liên quan đến công ty, bà Phương lý giải:
- Có một số trường
hợp chúng tôi bị người ta đòi tiền liên tục, nếu không thì sẽ đem sản phẩm
của Tân Hiệp Phát ra bôi nhọ. Chúng tôi đã giải thích là không thể đáp ứng
yêu cầu của họ nhưng người ta không chấp nhận, nên buộc phải báo cáo với cơ
quan công an.
* Chuyện anh Võ Văn Minh ở Tiền Giang bị công an bắt khi
đang nhận tiền của Tân Hiệp Phát có phải là do công ty có thỏa thuận trước
việc chi tiền, rồi sau đó báo công an tới bắt quả tang?
- Tôi khẳng định là
Tân Hiệp Phát chưa bao giờ thỏa thuận với anh Minh cả.
* Vậy tại sao anh Minh lại bị bắt khi đang nhận 500 triệu
đồng của Tân Hiệp Phát?
- Sự việc xảy ra là
anh Minh đòi Tân Hiệp Phát 500 triệu đồng, chúng tôi có ít nhất bốn lần tới
gặp anh Minh để giải thích nhưng anh Minh nói nếu không đưa tiền thì sẽ in tờ
rơi để bôi nhọ Tân Hiệp Phát. Với tình huống đó thì Tân Hiệp Phát phải báo cơ
quan công an.
* Cách báo công an của Tân Hiệp Phát là thế nào? Có phải
thỏa thuận với anh Minh giao tiền ở một địa điểm nào đó rồi báo công an tới
bắt anh Minh?
- Không đúng. Anh hỏi
ba vấn đề là: thỏa thuận với anh Minh, giao tiền cho anh Minh và báo công an
tới bắt? Cả ba vấn đề này đều không đúng. Chúng tôi không hề thỏa thuận với
anh Minh.
Tất cả những lần anh
Minh gọi điện lên yêu cầu và tất cả những lần chúng tôi đến gặp đều làm một
việc là giải thích cho anh Minh rằng chai nước của Tân Hiệp Phát không thể có
con ruồi lọt vào được, do đó chúng ta cần hợp tác với nhau để tìm hiểu tại
sao có chuyện này.
Chúng tôi luôn hi
vọng anh Minh sẽ hợp tác. Còn yêu cầu trả tiền hoàn toàn là yêu cầu đơn
phương của anh Minh...
* Nhưng có đúng là có người của Tân Hiệp Phát tới đưa tiền
cho anh Minh không?
- Đúng! Tân Hiệp Phát
có đem tiền tới theo yêu cầu của anh Minh, sau khi đã báo với cơ quan công an.
* Không chỉ riêng chuyện anh Minh, còn có ít nhất ba trường
hợp khác cũng bị bắt vì liên quan Tân Hiệp Phát. Trong đó có trường hợp bà Hà
ở Biên Hòa bị công an bắt rồi thả vì cho rằng đây là tranh chấp dân sự, hai
trường hợp khác thì bị tòa kết tội cưỡng đoạt tài sản. Cả ba trường hợp này
đều diễn ra tương tự trường hợp anh Minh, tức là khách hàng đòi tiền, sau đó
có người của công ty thỏa thuận việc trả tiền ở một địa điểm nào đấy, cuối
cùng là bị công an bắt...
- Tân Hiệp Phát khẳng
định lại rất sẵn lòng giải quyết khiếu nại của khách hàng nhưng không chấp
nhận tống tiền và không thỏa hiệp với hành động vi phạm pháp luật.
Đối với sản phẩm của
Tân Hiệp Phát thì Tân Hiệp Phát sẽ chịu trách nhiệm. Với những trường hợp
phải cần đến tòa dân sự thì Tân Hiệp Phát sẵn sàng ra tòa dân sự để giải
quyết và thương lượng với khách hàng cho hợp lý.
Trong trường hợp ở
hội bảo vệ người tiêu dùng có thể giải quyết được thì Tân Hiệp Phát sẽ làm
việc với hội bảo vệ người tiêu dùng, còn nếu người tiêu dùng mong muốn giải
quyết ở tòa dân sự thì Tân Hiệp Phát cũng giải quyết.
* Vụ bà Hà ở Đồng Nai công an khẳng định không phải vụ hình
sự mà là tranh chấp dân sự, tại sao lại có chuyện công an tới bắt? Tại sao
việc giao tiền không được thực hiện đàng hoàng tại công ty mà lại được thực
hiện ở một địa điểm bên ngoài, sau đó người tiêu dùng bị bắt? Điều đó nói lên
cái gì?
- Như chúng tôi đã
trả lời, Tân Hiệp Phát chưa bao giờ đồng ý trả tiền bao nhiêu mà chủ yếu đơn
phương người ta yêu cầu. Và đến khi chúng tôi thuyết phục họ mãi không được
mới đành phải báo cáo công an.
* Chưa bàn tới chất lượng, phải chăng những “sóng gió” của
Tân Hiệp Phát vừa qua trước hết do ứng xử của Tân Hiệp Phát với khách hàng có
phần thô bạo, thiếu nhân văn, từ đó kéo theo việc đặt vấn đề về chất lượng
sản phẩm?
- Chúng tôi cũng thừa
nhận phải rút kinh nghiệm trong quy trình đổi sản phẩm lỗi. Chúng tôi cũng
suy nghĩ cách đổi sản phẩm thế nào để thuận tiện hơn cho người tiêu dùng.
Thời gian qua có thể chưa tốt nên người ta ngại, chúng tôi đang cố gắng tìm
ra một quy trình mới để thuận tiện hơn cho người tiêu dùng.
* Công ty nào cũng có vấn đề chứ không phải riêng Tân Hiệp
Phát, nhưng thường thì họ giải quyết êm đẹp, không nghe nói có chuyện dính
líu tới công an, rồi sau đó khách hàng bị bắt, đặc biệt là không xảy ra làn
sóng phản ảnh về chất lượng sản phẩm như đối với Tân Hiệp Phát. Bà nói thế
nào về chuyện này?
- Chúng tôi vẫn khẳng
định chúng tôi bị cạnh tranh không lành mạnh. Cũng có thể một số chuyện bắt
nguồn từ cách ứng xử của chúng tôi.
* Vừa qua ở một số địa phương, người tiêu dùng có phản ảnh
về việc sản phẩm của Tân Hiệp Phát có dị vật hoặc liên quan tới chất lượng.
Tại sao nhiều trường hợp, không thấy Tân Hiệp Phát chủ động cử người tới các
địa phương đó để cùng xác minh?
- Chúng tôi khẳng
định trường hợp người tiêu dùng gọi điện về cho Tân Hiệp Phát thì chúng tôi
đều cử người tới ngay. Còn trường hợp người tiêu dùng thông tin qua các nguồn
thông tin khác thì Tân Hiệp Phát rất mong muốn nhận được những nguồn thông
tin đó để phối hợp.
Ví dụ trường hợp của anh
Định ở Tiền Giang, Tân Hiệp Phát đã tới làm việc và hội bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng thụ lý trường hợp này. Do vụ việc xảy ra gần tết, hội bảo vệ
người tiêu dùng thông báo sau tết sẽ tiếp tục xử lý vụ việc này.
* Bà có nghĩ rằng một số người tiêu dùng không muốn liên hệ
trực tiếp với Tân Hiệp Phát khi có sản phẩm bị lỗi là do không được giải
quyết rốt ráo, đặc biệt là họ ngại cách ứng xử với khách hàng thiếu thân
thiện?
- Cần khẳng định lại
một lần nữa là Tân Hiệp Phát luôn luôn cầu thị và chúng tôi luôn luôn xử lý
khiếu nại của khách hàng, tối đa là trong vòng ba ngày. Nhưng cũng có những
trường hợp cụ thể, như anh Minh ở Tiền Giang là đòi tiền thì Tân Hiệp Phát
không thể giải quyết được. Chính sách của chúng tôi là không chấp nhận các
trường hợp tống tiền.
* Tân Hiệp Phát nói những vụ chai nước có vật lạ vừa qua là
do bị cạnh tranh không lành mạnh hoặc có ý đồ xấu, bà có chứng cứ gì không?
- Hỏi bằng chứng thì
chúng tôi chưa thể đưa ra ngay được. Nhưng Tân Hiệp Phát luôn khẳng định
không thể có ruồi, muỗi hay vật lạ lọt vào được dây chuyền sản xuất.
Nếu sản phẩm bị lỗi
chỉ là do quá trình vận chuyển và bảo quản. Trường hợp có ruồi trong chai
nước của anh Minh ở Tiền Giang, cơ quan chức năng cho biết là nắp chai nước
này không còn nguyên vẹn. Còn một số trường hợp khác nữa nhưng chúng tôi chưa
tiện nêu ra.
(Theo Tuổi trẻ) L.T.TÂM - B.SƠN - V.SỰ
|
Giá dầu tăng, vàng chốt tháng giảm
Cập
nhật lúc 14:01
Giá dầu đã tăng mạnh trong phiên thứ Sáu (27/2), nhờ kỳ
vọng nhu cầu và nguồn cung chững lại. Trong khi đó, giá vàng dù tăng trong cả
tuần nhưng vẫn chốt tháng 2 giảm tới 5,5%.
Chốt phiên, giá dầu Mỹ (WTI ngọt nhẹ) giao tháng 4/2015 trên sàn Nymex Trong khi đó, giá dầu Brent, chuẩn toàn cầu, giao tháng 4/2015 trên sàn ICE Futures Europe London tăng 2,53 USD, tương đương 4,2%, lên 62,58 USD/thùng. Giá dầu Brent đã tăng tới 18% trong tháng 2, ghi nhận mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 5/2009. Tuy nhiên, mức tăng giá của dầu Brent và WTI phần nào bị hạn chế sau khi số liệu của Baker Hughes Inc cho thấy số giàn khoan đang hoạt động của Mỹ chỉ giảm 33 xuống 986 giàn trong tuần, dưới mốc 1.000 lần đầu tiên kể từ tháng 6/2011. Giới thương nhân hiện đang theo dõi sát sao sự sụt giảm số lượng giàn khoan đang hoạt động để tìm dấu hiệu giảm về nguồn cung dầu, trong khi giới phân tích vẫn chưa nhất trí rằng thời điểm này nguồn cung đã giảm.
Theo số liệu công bố hôm thứ Tư 25/2 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), nguồn cung dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào 20/2 tăng 8,4 triệu thùng. Kết quả khảo sát Reuters cho thấy, sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 2 giảm trong khi thời tiết bất lợi khiến hoạt động bốc xếp và vận chuyển dầu tại miền Nam Iraq bị gián đoạn. Ước tính sản lượng dầu OPEC tháng 2 đạt 29,92 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với mục tiêu sản lượng 30 triệu thùng/ngày của khối này và ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 6/2014. Các nhà quản lý tiền tệ đã giảm vị thế mua ròng dầu WTI trong tuần kết thúc vào 24/2, theo số liệu của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ (CFTC) công bố hôm thứ Sáu. Chênh lệch giữa giá dầu Brent và WTI hôm thứ Sáu 27/2 tăng lên 13 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 1/2014. Chỉ số PMI sản xuất chính thức của Trung Quốc dự định được công bố vào cuối tuần, và giới quan sát thị trường dự đoán vẫn dưới ngưỡng 50 điểm. Số liệu này sẽ ảnh hưởng đến thị trường dầu trong tuần tới do Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ và là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng. Với thị trường vàng, giá vàng cũng tăng trong phiên thứ Sáu, khi số liệu kinh tế Mỹ khiến giới đầu tư đặt cược Fed chưa vội nâng lãi suất trong năm nay. Chốt phiên Mặc dù tăng 8% trong tuần này, nhưng tính chung cả tháng 2, giá vàng giao ngay vẫn giảm 5,5%, mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 9/2014 do USD liên tục tăng và chứng khoán châu Âu lên cao nhất nhiều năm qua. Số liệu công bố hôm 27/2 cho thấy, kinh tế Mỹ có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong quý IV/2014 khi chỉ tăng trưởng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức ước tính ban đầu 2,6% và tăng trưởng 5% của quý III trong bối cảnh tồn kho thương mại tăng, thâm hụt thương mại lớn hơn tuy nhiên nhu cầu nội địa vẫn tăng. Nhập khẩu vàng của Trung Quốc từ
(Theo VnMedia) Tiến Vinh tổng hợp
|
Cựu Phó Thủ tướng Nga bị bắn chết,
Tổng thống Putin lên tiếng
Cập nhật lúc 13:37
(VTC News) - Tổng thống Putin đã lên tiếng
trước những nghi ngờ gây ra cái chết cho cựu Phó Thủ tướng Boris Nemtsov.
Boris Nemtsov, cựu phó Thủ tướng Nga dưới thời
Boris Yeltsin, người lên tiếng chỉ trích công khai Tổng thống Putin, đã bị
bắn chết khi đang đi cùng một người phụ nữ trên phố gần điện Kremlin.
Trong một cuộc phỏng vấn vài ngày trước đó với
tờ Sobesednik, ông tỏ ra khá lo lắng cho số phận của mình trong tay Tổng
thống Putin: "Tôi sợ rằng Putin sẽ giết tôi, bởi tôi luôn khẳng định
Putin chính là người đã khơi mào cuộc chiến tranh ở
Điện Kremlin cho biết đích thân Tổng thống Putin sẽ tham gia giám sát điều tra vụ ám sát ông Boris Nemtsov. Người phát ngôn điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nói Tổng thống Nga lên án vụ giết hại. Ông cho rằng vụ ám sát là hành động khiêu khích, chỉ đến trước một ngày trước khi diễn ra cuộc biểu tình chống chính phủ mà Nemtsov tổ chức.
"Ông Putin cho rằng vụ ám sát tàn nhẫn này
là dấu hiệu của sự khiêu khích nhằm mục đích gây xung đột giữa các phe
phái".
Theo CNN, ông Nemtsov bị bắng 7, 8
phát đạn từ chiếc xe ô tô khi đang đi bộ trên một cây cầu ở
thủ đô.
Nemtsov từng làm Phó Thủ tướng vào những năm 1990 khi Boris Yeltsin làm Tổng thống và hiện nay là một trong những người chỉ trích Tổng thống Putin mạnh mẽ nhất.
Sáng sớm 28/2, kênh truyền
hình Russia Today
dẫn lời ông Putin lên án mạnh mẽ hành động sát hại Nemtsov.
Ngọc Anh (Theo Independent)
Đây rất có thể là một âm mưu chia rẽ phe phái hòng gây bất ổn nội bộ nước
Nga, từ đó làm suy yếu sức mạnh của chính quyền ông Putin.
Thương Giang
|
Sân bay - chuyển nhượng thế nào?
Cập nhật lúc 09:22
Sau tuyên bố chuyển nhượng đường cao tốc, Bộ GTVT
đang xúc tiến chuyển nhượng quyền khai thác các nhà ga hàng không để lấy vốn
xây dựng các sân bay mới, trước mắt là sân bay Long Thành. Vấn đề nhiều người
quan tâm là việc bán loại hàng hóa lớn, chưa từng có tiền lệ này được thực
hiện ra sao?
Cảng hàng không sân bay
Nội Bài - nơi dự kiến chuyển nhượng một phần cho doanh nghiệp khai thác .
Ảnh: Ngọc Châu.
Nhà
nước quản an ninh, an toàn
Một trong những lo ngại lớn nhất khi nhà ga, cảng
hàng không được giao vào tay tư nhân là vấn đề an toàn, an ninh hàng không sẽ
được xử lý ra sao? Trả lời vấn đề này, ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Hàng
không khẳng định: “Với hàng không, an toàn, an ninh là vấn đề hàng đầu, nhà
nước trực tiếp quản lý. Dù tư nhân khai thác nhà ga, các cơ quan quản lý nhà
nước (cảng vụ hàng không, Tổng Cty Quản lý bay) vẫn nắm quyền điều hành về an
ninh, an toàn bay. Các doanh nghiệp nhận chuyển nhượng nhà ga thực ra chỉ là
nhà khai thác cảng như Tổng Cty Cảng hàng không Việt Nam hiện nay”.
TS Lương Hoài Nam, chuyên gia hàng không, Tổng GĐ
hãng Hàng không Hải Âu cho rằng, việc đảm bảo an toàn, an ninh hàng không, an
ninh quốc phòng không liên quan đến việc nhà nước, tư nhân hay nước ngoài là
chủ sân bay. “Quan điểm cứ phải nhà nước đầu tư mới quản lý được là trái với
thực tiễn thế giới. Không chỉ riêng trong lĩnh vực hàng không mà trong bất kỳ
lĩnh vực kinh tế nào cũng vậy”, ông Nam nói. Theo ông Nam, việc tư nhân sở
hữu sân bay diễn ra phổ biến trên thế giới.
“Việc xác định giá trị công trình vô cùng quan trọng, ngoài phần nhìn
thấy được, còn phải xem tính giá thương hiệu hay không. Do đó, phải có một bộ
phận chịu trách nhiệm xác định giá do ngành tài chính
đảm nhiệm”.
Cục trưởng quản lý đấu thầu Lê Văn Tăng.
Ông Vũ Anh Minh, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ GTVT) cho biết,
chủ trương xã hội hóa đầu tư sân bay không phải bây giờ mới thực hiện. Đầu
tháng 1 vừa qua, sân bay Phan Thiết được Tập đoàn Rạng Đông đầu tư khoảng
1.600 tỷ đồng theo hình thức BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao). Tỉnh
Quảng Ninh đang phối hợp với liên danh Tổng Cty Cảng hàng không Hàn Quốc, Cty
TNHH Joinus VN và Cty TNHH Posco E&C lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo
hình thức BOT sân bay Vân Đồn với diện tích gần 284,6 ha.
Ông Minh cho biết, hiện tại, Bộ GTVT chỉ mới chủ
yếu lên phương án chuyển nhượng các nhà ga hàng không, chưa tính đến việc
chuyển nhượng toàn bộ cảng hàng không (bao gồm cả nhà ga hàng không, phần
đường băng cất hạ cánh...) vì các cảng hàng không ở nước ta phần lớn dùng
chung cho cả mục đích quân sự và dân sự.
Sảnh E nhà ga T1 sân bay
Nội Bài có thể sẽ được nhượng quyền khai thác cho VietJet. Ảnh: Sỹ Lực.
Công
khai chọn nhà đầu tư
Tổng GĐ Tổng Cty Cảng Hàng không Việt Nam Lê Mạnh
Hùng cho biết, Tổng Cty đang được Bộ GTVT giao nhiệm vụ nghiên cứu các cơ chế
và triển khai thực hiện việc chuyển nhượng sân bay; trước hết là sân bay Phú
Quốc. Theo ông Hùng, phương án chuyển nhượng sẽ bao gồm nhiều nội dung như
xác định giá cả, cách thức đấu thầu, các điều kiện khi thực hiện; trong đó có
điều kiện đảm bảo an toàn, an ninh hàng không sau khi chuyển nhượng.
Về chủ trương chỉ định chuyển nhượng sảnh E nhà
ga T1 sân bay Nội Bài (Hà Nội) cho Hãng hàng không Vietjet, ông Hùng cho
biết, hiện chỉ mới dừng ở chủ trương. “Việc lựa chọn doanh nghiệp nhận chuyển
nhượng sẽ được bàn từng bước hết sức cụ thể trên nguyên tắc đảm bảo theo quy
định pháp luật”.
Trao đổi với PV Tiền
Phong, ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Quản lý Đấu thầu (Bộ KH&ĐT) cho
biết, việc chuyển nhượng quyền khai thác nhà ga hàng không có thể căn cứ theo
quy định đấu thầu, đấu giá tài sản nhà nước hoặc theo Nghị định về đầu tư
theo hình thức đối tác công - tư (PPP) vừa được Chính phủ ban hành.
Theo ông Tăng, Nghị định về đầu tư PPP có quy
định về hình thức đầu tư mới là “Kinh doanh- Quản lý” (O&M). Theo đó,
O&M là hợp đồng được ký giữa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn
nhất định. Như nhà nước đầu tư làm một con đường, sau đó có thể giao cho một
đơn vị quản lý, vận hành và khai thác một thời gian và phải trả tiền cho nhà
nước.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định nhiều hình thức
đối tác công - tư khác. “Nhưng dù hình thức nào thì việc lựa chọn nhà đầu tư,
nhà thầu đều phải đấu thầu rộng rãi, kể cả dự án đó do nhà đầu tư tự đề xuất
cũng đấu thầu. Nhà đầu tư đề xuất chỉ được cộng 5% ưu đãi so với nhà đầu tư
khác”, ông Tăng nói. Theo đó, quy định mới loại bỏ trường hợp dự án do nhà
đầu tư tự đề xuất sẽ đương nhiên trúng thầu (hoặc được chỉ định thầu) như
trước đây.
Trường hợp nếu
chỉ có một nhà đầu tư, liệu nhà đầu tư đó có chắc chắn trúng thầu hay không?
Ông Tăng cho biết: Cơ quan nhà nước sẽ tiến hành thẩm định giá công trình,
nhà đầu tư đáp ứng được giá (thậm chí giá cao hơn) mới trúng thầu. Không phải
chỉ một đơn vị, thì muốn trả giá bao nhiêu cũng được.
(Theo Tiền phong) Sỹ Lực - Lê Hữu Việt
Việc Bộ GTVT gần đây đẩy mạnh việc bán các công trình
giao thông để tạo nguồn vốn đầu tư phản ánh sự khát vốn cho lĩnh vực này. Đây
là giải pháp tạo vốn nhanh và khả dĩ hơn cả. Tuy nhiên cần tránh nhận thức
cho rằng đây là nguồn vốn ngoài ngân sách. Bản chất đây chính là nguồn ngân
sách lẽ ra được thu hàng năm, nay thu về cùng một lúc. Tuy nhiên trong giải
trình của Bộ GTVT về dự án xây dựng sân bay Long Thành thì mọi người hiểu
ngoài nguồn vốn ngân sách còn các nguồn đóng góp khác, trong đó có việc bán
sân bay Phú Quốc. Đây là nhầm lẫn hay “đánh tráo nhận thức”?
Thương
Giang
|
Sao Việt nói
gì về bức ảnh GS Vũ Khiêu thơm má Kỳ Duyên?
Cập nhật lúc 09:04
Bức ảnh của
giáo sư Vũ Khiêu và HHVN Kỳ Duyên bị dư luận chỉ trích
Một Thế Giới- Đầu năm mới Ất Mùi 2015, Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên và gia
đình tới thăm và chúc Tết Anh hùng Lao động – Giáo sư Vũ Khiêu tại nhà riêng
của ông. Tại đây, hình ảnh quen thuộc của bậc trường bối đáng kính ôm hôn một
cô gái đáng bằng tuổi cháu chắt mình lại bị dư luận “bẻ lại” theo hướng tiêu
cực một cách khó hiểu.
Khi bức ảnh nụ hôn lên má Hoa hậu Kỳ Duyên
của vị giáo sư nổi tiếng Vũ Khiêu được chia sẻ trên các trang mạng, ngay lập
tức, nó đã trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận. Rất nhiều ý kiến đã được
nêu ra, có người tỏ ra không đồng tình với hành động của vị giáo sư đã 100
tuổi nhưng cũng không ít lời bênh vực cho rằng đó đơn giản là cử chỉ thể hiện
sự yêu mến của bề trên đối với hậu bối.
Danh hài Vượng Râu: Phải trân trọng người già...
Trên trang
Facebook cá nhân của mình, vài ngày gần đây, danh hài Vượng Râu thường xuyên
đưa ra những ý kiến bình luận xung quanh bức ảnh Giáo sư Vũ Khiêu và Hoa hậu
Kỳ Duyên. Khi được hỏi quan điểm của anh khi xem bức ảnh ấy, danh hài cho
biết: “Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên vị Giáo sư “đáng kính” vấp
phải phản ứng của dư luận. Với cụ (Giáo sư Vũ Khiêu - PV), cứ cho rằng là một
người "đức cao vọng trọng" nhưng khi cụ ủng hộ việc sửa Truyện
Kiều, giới trí thức đã cực lực phản đối hành động ấy của cụ.
Còn lần
này, qua bức hình cụ thơm vào má cô Hoa hậu Kỳ Duyên, chỉ là trên bức hình
thôi, nhưng nó sẽ đẹp hơn nếu cụ thơm vào trán hoặc đứng nguyên… Thế nên,
đừng trách dân mạng (cộng đồng mạng - PV) phản đối mạnh hành động ấy của cụ,
người ta cũng có lý do cả, bởi họ thấy khó chịu, đừng trách họ a dua theo xu
thế đám đông!"
Tuy vậy,
danh hài Vượng Râu quả quyết, không được lên án người già: “Nhưng nói đi cũng
phải nói lại, cụ hiện giờ đã 100 tuổi, khó có thể còn minh mẫn, dù gì thì
những người như cụ cần phải cẩn thận hơn, cẩn trọng hơn. Hơn nữa, với người
già, chúng ta không được lên án, mà cần phải trân trọng họ”.
Anh nói
thêm: “Theo hiểu biết của tôi, nếu cụ là một nhà Nho thì đạo Nho có một câu
rất quan trọng đó là: “
Riêng về
nội dung câu đối mà Giáo sư Vũ Khiêu tặng HHVN 2014, Vượng Râu cho rằng: “Cụ
là người hay cho câu đối, viết lách nhiều thứ, nhưng văn chương chữ nghĩa,
người ta hay bảo: “Khôn văn tế, dại văn bia”. Việc cho chữ chẳng khác nào văn
bia, nó tồn tại muôn đời, còn mãi mãi, không giống như văn tế, xong là đốt,
đốt là hết …
Bản thân
tôi cũng là người cùng quê với cụ, tôi cũng xem cụ như những giáo sư khác
thôi, bởi mỗi người có suy nghĩ của riêng mình. Cụ cũng được rất nhiều người
trân trọng, bởi cụ cũng đã làm được những việc thực sự có ích”.
Diễn viên Nhật Ký Vàng Anh- Diễm Hằng: Một bức ảnh không nói lên
tất cả
Trong khi
nhiều ý kiến trên các trang mạng tập trung dành nhiều lời bình khiếm nhã cho
vị giáo sư danh tiếng, thì diễn viên Diễm Hằng lại hoàn toàn khác, cô cho
rằng: ‘‘Hoa hậu là người của công chúng, nên cuộc sống riêng tư luôn được
nhiều người tò mò dõi theo. Vì vậy, mỗi khi chia sẻ điều gì, nên có chọn lọc,
chọn lọc những gì mình làm càng đẹp càng tốt, như vậy dư luận sẽ quan tâm
nhiều hơn, tích cực hơn.”
Nữ diễn
viên Nhật ký Vàng Anh e ngại: “Tuy nhiên, theo tôi, hoa hậu là người đại diện
nhan sắc, trí tuệ cho phụ nữ trong cả nước, không nên quá thoải mái trong mọi
hành động, cử chỉ.”
Cuối cùng,
Diễm Hằng khẳng định, cô không có bất cứ lời bình nào khi xem bức ảnh: “Với
bức ảnh vị giáo sư đang hôn má Hoa hậu Kỳ Duyên, ai muốn nghĩ như thế nào là
tùy vào quan điểm cá nhân của mỗi người. Với tôi, tôi cũng chỉ vào mạng, mở
xem rồi thôi. Tôi nghĩ rằng, chỉ một bức ảnh không bao quát mọi vấn đề, nó
không đủ để nói lên tất cả. Tuy nhiên, nếu trong bức ảnh đó, người thơm má
Hoa hậu Kỳ Duyên là “ông ruột” của cô ấy thì tôi nghĩ rằng, khi đó mọi người
sẽ không có gì để bàn, cũng sẽ không bình luận hành động đó phản cảm nhiều
như hiện giờ. Còn với người nước ngoài, trong giao tiếp, xã giao, người ta
thơm má nhau cũng là điều bình thường thôi mà.”
Phương Trinh (Chuyện đời)
Thông cảm cho cụ Vũ Khiêu vì tuổi già đôi khi lẫn là chuyện thường. Đúng
thuần phong thì cụ phải hôn lên trán cô cháu. Hôn gần môi lại lùa tay vào mái
tóc như thể tình nhân ôm ấp là không hợp rồi.
Thương Giang
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)