18:52
'Kẻ trộm dây thừng'?
Lấy thứ không phải của mình, dù là bất kể thứ gì cũng sẽ đều bị coi là 'ăn cắp'. Lấy thứ nhỏ sẽ bị coi là trộm vặt, lấy thứ vừa vừa sẽ được coi là trộm chuyên nghiệp, lấy thứ giá trị thật lớn sẽ được gọi bằng siêu trộm hay vua trộm. Nhưng lấy xong đồ, bị bắt quả tang nhưng chối bay chối biến tội lỗi, ắt phải gọi bằng một cái tên thật mới: thần trộm.
Có một câu chuyện cười kể rằng: ngày nọ, một gã ăn trộm bị điệu tới trước tòa. Khi được hỏi về hành vi của mình, gã luôn miệng leo lẻo: "Thưa tòa, tôi thấy chiếc dây thừng người ta bỏ không ở trên đường nên nhặt về thôi. Có ai mà ngờ cái đầu dây thừng lại cột vào mũi con trâu cơ chứ". Lời bào chữa ngô nghê và nực cười của tên trộm tưởng chừng chỉ xuất hiện trong câu chuyện tiếu lâm trên, nhưng không ngờ có một ngày nó lại xuất hiện ở ngoài đời thật, thậm chí còn lớn hơn nhiều so với một con trâu!
Lấy thứ không phải của mình, dù là bất kể thứ gì cũng sẽ đều bị coi là "ăn cắp". Lấy thứ nhỏ sẽ bị coi là trộm vặt, lấy thứ vừa vừa sẽ được coi là trộm chuyên nghiệp, lấy thứ giá trị thật lớn sẽ được gọi bằng siêu trộm hay vua trộm. Nhưng lấy xong đồ, bị bắt quả tang nhưng có thể chối bay chối biến tội lỗi của mình, ắt hẳn phải gọi bằng một cái tên thật mới: thần trộm.
Chuyện về cô ca sĩ Minh Hằng đột nhiên "rũ bùn đứng dậy sáng lòa" khi thay thế chất giọng yếu ớt, run rẩy của mình bằng một thứ giọng nữ cao cực kì đẳng cấp trong bản nhạc kịch lừng danh Bóng ma trong nhà hát Opera không còn làm ai cảm thấy ngạc nhiên. Bởi những người quan tâm tới Bước nhảy hoàn vũ hay từng bị "mê mệt" bởi giọng hát của Minh Hằng đều đã tỉnh mộng sau khi nữ danh ca Lan Anh lên tiếng về việc "mượn quên xin phép" bản thu âm của cô. Theo đó, phép màu khiến cô diễn viên xinh đẹp có những bước tiến thần tốc trong sự nghiệp ca hát té ra lại đơn giản tới đáng thương: hát nhép!
Ca sĩ Minh Hằng
Thật ra gọi câu chuyện đó là hát nhép cũng là chưa đúng. Bởi dù sao, những ca sĩ hát nhép cũng chỉ mở khẩu hình sao cho khớp với giọng hát đã được thu âm sẵn của mình, còn ở đây, giọng hát và khẩu hình lại là của 2 người khác biệt. Nếu có một khái niệm mới: "hát trộm", Minh Hằng và ban tổ chức Bước nhảy hoàn vũ hẳn sẽ là những người đóng vai trò sáng lập.
Kèm theo khái niệm "hát trộm", một khái niệm hoàn toàn cũ cũng được cải biên: "hát bè". Nếu như lý giải của công ty Cát Tiên Sa là đúng, e rằng Việt Nam sẽ có vô khối những giọng ca đẳng cấp quốc tế nhờ công nghệ "hát bè" mới mẻ này. Những giọng ca vàng của Opera một thời hẳn cũng sẽ chuyển sang mở tiệm bán bản thu âm, bởi họ đấu sao lại với giàn ca sĩ trẻ đẹp, sở hữu kỹ năng thanh nhạc cả đời của họ chỉ nhờ một chiếc đĩa CD? Khi mà giọng hát tuyệt vời của họ cất lên và trên sân khấu, một cô nàng xinh xắn cố gắng mở khẩu hình sao cho thật khớp và nghiễm nhiên, một tiết mục "hát bè" đã ra đời?
Giọng ca Opera hàng đầu Việt Nam : ca sĩ Lan Anh.
Đáng ngạc nhiên hơn là khái niệm "hát bè" vừa được phát minh của ban tổ chức Bước nhảy hoàn vũ lại được khá nhiều ý kiến đồng tình. Một số lượng không nhỏ các bạn trẻ, đặc biệt là những người giành nhiều tình cảm cho cô ca sĩ trẻ tuổi Minh Hằng đã "can đảm" phát biểu: "Có mấy chục giây hát không lời mà cũng tính làm gì". Quả thật, phần "mượn lời" của Minh Hằng chỉ kéo dài khoảng 30 giây và đối với nhiều người, quãng thời gian đó chỉ có giá trị ngang với một mẩu dây thừng bỏ bên đường. Nhưng với ca sĩ Lan Anh, để có được 30 giây ngân nga những âm thanh cao vút và bay bổng đó, cô đã mất cả một đời khổ luyện. Hãy đừng coi 30 giây đó giống như đầu của một chiếc dây thừng để có thể tùy tiện nhặt về, nhất là khi chưa biết phía đầu dây bên kia còn có thứ gì quý giá. Không có khái niệm "hát bè" đánh đồng sự dối trá thành hợp lệ, cũng không chẳng có một lí lẽ nào biến việc ăn cắp thành "nghệ thuật". Chỉ có lòng tự trọng, nỗ lực và khổ luyện mới tạo ra những giá trị chân chính mà thôi.
Lâm Nguyễn (theo Vnn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét