16:01 Cao, thấp theo chuẩn nào? SGTT.VN - Ở nước ta thường có lệ: mỗi khi muốn tăng giá một mặt hàng nào đó, những người phụ trách hay đưa ra một lập luận chung – rất ít sức thuyết phục – để biện minh, đại ý: so với các nước trong khu vực (và thế giới), giá ấy là thấp hơn, mong mọi người thông cảm (!)
Trong những trường hợp như vậy, tôi thường tự tìm hiểu vấn đề, để rồi đi đến kết luận (gần như chắc chắn mười lần như một): họ nói kiểu suy diễn, “áng chừng” thế thôi, bởi hầu như không đưa ra được một ví dụ cụ thể nào, nên không có sức thuyết phục. Chẳng hạn, sau lần tăng giá xăng dầu gần đây nhất (giá xăng tăng trung bình 2.100 đồng/lít, từ 20.800 lên 22.900 đồng/lít kể từ ngày 7.3.2012), một vị lãnh đạo cục Quản lý giá (bộ Tài chính) đã “an ủi” người tiêu dùng: “Lẽ ra giá xăng cần tăng tới 6.500 đồng/lít” (Tuổi Trẻ cuối tuần ngày 18.3.2012). Theo tôi, cách suy nghĩ và nói năng ấy thể hiện một tư duy hạn hẹp, thiếu tầm nhìn xa, trông rộng cần có của những người tham mưu hoạch định chính sách! Dưới đây chỉ xin lấy một một trường hợp điển hình để dẫn chứng: Mỹ là một trong mười quốc gia giàu nhất thế giới hiện nay, với thu nhập bình quân đầu người năm 2011 hơn 47.000 USD, trong khi thu nhập bình quân của người Việt Nam năm 2011 theo ước tính của bộ Công thương là 1.300 USD, thấp hơn gần 40 lần. Lương trung bình của người lao động Mỹ khoảng 4.000 – 5.000 USD/tháng, trong khi lương bình quân của người lao động Việt Do đó, tôi đề nghị, khi cần so sánh giá cả ở Việt Ba Hiền (bahien55@...com) Bạn Ba Hiền ơi, các vị lãnh đạo cơ quan chức năng của ta giỏi lắm, không phải họ không biết so sánh đâu. Điều quan trọng là họ chọn cách so sánh sao cho có lợi nhất cho ai đó mà thôi. thương giang |
Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét