Lại mất tiền tỉ qua điện thoại Cập nhật lúc 11:06 Mạo
danh hù dọa, yêu cầu chuyển tiền Đầu
tháng 4 vừa rồi, bà P.T.T (55 tuổi, ngụ Q.10, TP.HCM) nhận được một cuộc điện
thoại lạ tự xưng Nguyễn Văn Dũng, công tác tại Công an TP.Hà Nội, thông báo
bà có liên quan đến đường dây ma túy và yêu cầu niêm phong tài khoản ngân
hàng. Đồng thời, yêu cầu bà chuyển 1,3 tỉ đồng vào số tài khoản của Đào Xuân
Sang. Bà P.T.T lo sợ nên đã ra ngân hàng chuyển số tiền trên theo hướng dẫn
của Dũng. Một tuần sau, nghi ngờ bị lừa đảo, bà P.T.T ra trình báo công an
nhưng tiền tỉ trong tài khoản thì đã mất. Nhiều chiêu lừa đảo qua điện thoại để chiếm đoạt tiền của người dân. ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH Thủ đoạn mạo danh, nhất là mạo danh cơ
quan chức năng, uy tín để lừa đảo chiếm đoạt tiền được kẻ gian biến hóa muôn
hình vạn trạng nên dù là chiêu không mới vẫn khiến nhiều người sập bẫy. Mới
đây, Sở Y tế TP.HCM thông tin tổng đài của Sở ghi nhận phản ánh của người dân
cho biết một số đối tượng tự xưng là nhân viên của Trung tâm kiểm soát dịch
bệnh Covid-19 gọi điện thoại yêu cầu người bị dương tính với Covid-19 gặp mặt
làm việc, đề nghị chuyển tiền để không bị đưa đi cách ly. Các đối tượng này
sử dụng các số điện thoại di động và các đầu số không xác định (như +18444
1265410, +18445 3440501...) hù dọa, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Sở Y tế khuyến cáo khi gặp trường hợp này, người dân báo ngay cho cơ quan
công an địa phương để được hỗ trợ, xử lý. Không
những mạo danh tổ chức, kẻ gian còn giả mạo cả cá nhân để lừa tiền. Gần đây
xuất hiện một số đối tượng giả mạo tài khoản Facebook, Zalo của lãnh đạo các
sở, ban, ngành... để kết bạn với cán bộ, nhân viên cấp dưới, sau đó mạo danh
chỉ đạo chuyển tiền phục vụ công việc cơ quan hoặc vay mượn xử lý gấp công
việc cá nhân để chiếm đoạt. Kẻ lừa đảo truy cập vào tài khoản Facebook, Zalo
cá nhân thật của lãnh đạo các sở, ban, ngành..., sau đó thu thập thông tin và
lấy hình ảnh cá nhân để thiết lập một tài khoản Facebook, Zalo khác. Từ tài
khoản mạo danh, kẻ gian kết bạn với những người có trong danh sách bạn bè,
chủ yếu là bạn bè trong nội bộ cơ quan của tài khoản thật. Sau khi hỏi thăm,
tạo niềm tin với những người chấp nhận kết bạn, kẻ giả mạo nhờ chuyển tiền
cho người thân hoặc số tài khoản có họ tên tương tự lãnh đạo các sở, ban,
ngành được chúng mua lại trên mạng và sau đó thực hiện hành vi chiếm đoạt. Giả
mạo cả Trung tâm tín dụng quốc gia Là
đơn vị chuyên cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng cá nhân, doanh
nghiệp, Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) cũng không tránh được thủ
đoạn giả mạo của kẻ gian để lừa tiền của người dân. Để tạo sự tin tưởng, kẻ
gian sử dụng tên CYC (đọc gần giống CIC) nhằm lừa người có nhu cầu vay vốn
cung cấp các thông tin như CMND, CCCD, thu nhập, nghề nghiệp... để nhận thông
báo gói vay. Công ty mạo danh CYC khẳng định có liên kết với một số tổ chức
tín dụng để cho khách hàng vay vốn ưu đãi với điều kiện khách hàng phải nộp
trước phí “bảo hiểm” cho khoản vay. Thậm chí, công ty còn cung cấp cho khách
hàng địa chỉ trang web thật của CIC để khách hàng kiểm tra thông tin. Sau khi
khách hàng thực hiện thanh toán tiền bảo hiểm hồ sơ vay qua đường bưu điện
thì không nhận được khoản vay cũng như không thể liên hệ với công ty này nữa. Theo
CIC, công ty mạo danh CYC có đường dây và quy mô lớn nên khách hàng cần cẩn
trọng. Sau khi đăng ký nhu cầu vay trên cổng M5 của CIC sẽ được tổ chức tín
dụng trực tiếp liên hệ để trao đổi chi tiết về nhu cầu vay và thực hiện quy
trình cấp tín dụng theo đúng quy định pháp luật. CIC không trực tiếp liên hệ
với khách hàng vay với mục đích cho vay vốn, không thu phí để hỗ trợ vay vốn,
không thu các khoản tiền như “bảo hiểm” khoản vay. Thủ
đoạn đóng phí để được cho vay thường xuyên bị kẻ gian lợi dụng các công ty
tài chính, ngân hàng để lừa đảo yêu cầu người vay chuyển tiền. Công ty tài
chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) mới đây đã cảnh báo Công ty
Shinhan Credit không thuộc Tập đoàn tài chính Shinhan. Trước đó, nhiều khách
hàng phản ánh lên Shinhan Finance, một số đối tượng tự xưng là nhân viên tín
dụng của Công ty Shinhan Credit hỗ trợ cho vay nhanh lãi suất thấp và ký hợp
đồng online thông qua trang web Shinhancredit.com. Nhân viên này yêu cầu
khách hàng cung cấp các thông tin cá nhân và sau đó nhận được tin nhắn thông
báo đã được giải ngân một khoản tiền vào tài khoản ngân hàng hoặc hồ sơ đề
nghị vay đang được xử lý. Đến lúc này, người vay tiếp tục nhận được thông báo
“thông tin cung cấp chưa chính xác, cần điều chỉnh thì mới rút tiền được”,
hoặc “khoản giải ngân đang treo vì không trùng khớp số hợp đồng” hay “không
đúng định dạng thẻ”. Kèm với thông tin trên là yêu cầu người dân nộp “phí xác
thực tài khoản”, “ký quỹ tạm thời để xử lý giải tỏa tài khoản”, “phí điều
chỉnh thông tin”, “phí xử lý hồ sơ online”… với lời hứa sẽ được hoàn trả lại.
Do đó, khách hàng đã phải đi vay mượn người thân hoặc vay nóng bên ngoài để
nộp các loại “phí” lên đến hàng chục triệu đồng. Gần
đây trên thị trường lại nổi lên thủ đoạn giả vờ “chuyển tiền nhầm” vào tài
khoản ngân hàng để lừa đảo. Theo đó, kẻ gian cố tình “chuyển nhầm tiền” lên
đến vài chục triệu đồng vào tài khoản của khách hàng B với nội dung khó hiểu:
“Cho B vay trong 30 ngày”. Sau đó, một cuộc điện thoại lạ gọi đến B thông báo
một công ty tài chính giải ngân số tiền trên và yêu cầu thanh toán theo lãi
suất cắt cổ. Để hỗ trợ khách hàng B trả lại số tiền này, kẻ gian yêu cầu truy
cập đường link do họ cung cấp với giao diện khá giống ngân hàng để khách đăng
nhập các thông tin tài khoản. Trường hợp khách hàng thực hiện theo, tài khoản
ngân hàng của khách sẽ bị mất quyền kiểm soát. Ông
Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng VN, nhận xét trước xu thế
phát triển công nghệ, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển,
đi kèm theo đó là tội phạm lừa đảo trên mạng ngày càng nhiều với những thủ
đoạn khác nhau từ đơn giản đến tinh vi. Nhiều vụ việc bị lừa gây bức xúc
trong xã hội, ngay cả người làm ngân hàng cũng vậy, chỉ vì bất cẩn, cả nể
không xác minh lại cũng bị lừa. Người dân cần bình tĩnh kiểm chứng lại (hoàn
toàn đơn giản) để tránh bị mất tiền, rơi vào bẫy của kẻ gian. Chiếm
sim điện thoại để đoạt tiền trong ví điện tử, tài khoản ngân hàng Các
đối tượng lừa đảo, tội phạm công nghệ cao thực hiện thủ đoạn giả danh nhân
viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để hỗ trợ
giải quyết sự cố và yêu cầu khách gửi tin nhắn theo cú pháp **21*#. Thực
chất, cú pháp **21*# là để chuyển hướng cuộc gọi (Call Forward) - dịch vụ của
các nhà mạng như MobiFone, Vinaphone, Vietnamobile cho phép thuê bao di động
chuyển hướng cuộc gọi đến một số điện thoại nội mạng hoặc ngoại mạng. Sau đó,
các đối tượng sẽ thao tác đăng nhập ứng dụng ví điện tử của nạn nhân từ xa và
thực hiện chiếm đoạt tiền trong ví, tài khoản ngân hàng liên kết với ví. Một
thủ đoạn tinh vi khác, kẻ gian yêu cầu nhắn tin theo cú pháp DS gửi 901 nhằm
hỗ trợ nâng cấp sim điện thoại thành sim 4G, 5G. Đây là cú pháp đổi sim điện
thoại qua phôi sim trắng theo phương thức nhắn tin (SMS). Sau khi thao tác
thành công, người dùng sẽ mất quyền kiểm soát sim vì sim của đối tượng lừa
đảo trở thành sim “chính chủ” và truy cập vào ứng dụng ví điện tử, ứng dụng
thanh toán online để chiếm đoạt tiền. (Theo Thanh niên) Thanh Xuân |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét