Lý do sâu xa khiến giá đất méo mó, không đúng giá trị thậtCập nhật lúc 09:29Chênh
lệch quá lớn giữa giá đất do Nhà nước quy định với giá đất giao dịch thực tế
trên thị trường là tiền đề cho những sai phạm liên quan đến đất đai gây thiệt
hại hàng nghìn tỷ đồng (Ảnh: Trần Kháng). Theo
dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, dự án Luật Đất đai
(sửa đổi) sẽ được cho ý kiến tại 2 kỳ họp trong năm nay và thông qua tại kỳ
họp tháng 5/2023. Đây
là một trong những luật được cả người dân và doanh nghiệp mong đợi với kỳ
vọng sẽ gỡ bỏ những nút thắt chồng chéo, khơi thông nguồn lực đất đai. Liên
quan đến Luật Đất đai, tôi cho rằng cần sửa lại vấn đề giá đất, cái gọi là
giá thị trường hiện nay đang chưa phù hợp. Mà
riêng vấn đề về giá đất, tôi cũng cho rằng không chỉ dừng lại ở việc sửa đổi
3 luật, Luật Đất đai mà cần sửa nhiều luật liên quan khác. Yếu
tố quan trọng hàng đầu tạo ra tăng giá đất Phổ
biến trên thế giới có 3 hình thức sở hữu đất đai, đó là: Sở hữu Nhà nước; sở
hữu tư nhân và sở hữu cộng đồng. Do đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam nên
"đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý". Chính
vì vậy, Việt Nam không có thị trường đất đai mà chỉ có thị trường quyền sử
dụng đất thông qua "Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê
đất, công nhận quyền sử dụng đất" và "người sử dụng đất được chuyển
quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của
luật" . Ở
Việt Nam cũng có thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp về quyền sử dụng
đất. Trong đó, thị trường sơ cấp là quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng
đất thông qua giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất hoặc trưng dụng đất còn
thị trường quyền sử dụng đất thứ cấp là nơi giao dịch giữa những người sử
dụng đất với nhau thông qua chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê lại đất. Thông
thường, giá đất có xu hướng tăng theo thời gian do đặc điểm của đất là hữu
hạn trong khi nhu cầu lại tăng lên không ngừng do tăng dân số và phát triển
kinh tế - xã hội hoặc do lạm phát. Bên
cạnh đó, giá đất còn tăng do đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, thay
đổi quy hoạch; chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là từ đất nông
nghiệp sang phi nông nghiệp, đất hành chính sự nghiệp sang kinh doanh; chuyển
quyền sử dụng đất từ cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; đầu tư và
đầu cơ đất của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước... Rõ
ràng, trong số các yếu tố quan trọng hàng đầu tạo ra tăng giá đất thì Nhà
nước đóng vai trò quan trọng nhất với hệ thống công cụ đa dạng và có hiệu lực
nhất, có khả năng tạo ra tăng giá đất lớn nhất, ổn định nhất và quy mô lớn
nhất. Còn
khu vực ngoài Nhà nước chỉ tạo ra đột biến giá với quy mô nhỏ hơn nhiều và
thiếu ổn định (do yếu tố đầu cơ tạo sốt). Hơn
nữa, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu nên giá
đất được hình thành từ quyền lực Nhà nước trên cả lĩnh vực quản lý hành chính
lẫn quản lý kinh tế - tài chính. Chính
sách giá đất hiện hành được quy định tại Luật Đất đai 2013, cụ thể hóa tại
Nghị định 44/2014/NĐ-CP về giá đất và Nghị định 96/2019/NĐ-CP về khung giá
đất giai đoạn 2020-2024. Giá
đất còn méo mó Qua
thực tế triển khai, chính sách giá đất cho thấy: Thứ nhất, việc định giá đất
thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường; giá
đất do Nhà nước xác định gồm: khung giá đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể;
quy định các trường hợp được áp dụng giá đất trong bảng giá đất và các trường
hợp phải xác định giá đất cụ thể theo thị trường để thực hiện. Đặc
biệt, quy định cơ quan xây dựng giá đất, cơ quan thẩm định giá đất của Nhà
nước và tổ chức tư vấn xác định giá đất. Nhiều
nội dung đổi mới về giá đất đã tạo chuyển biến tích cực trong quản lý Nhà
nước về đất đai, phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội và
là cơ sở để giải quyết tốt hơn quyền lợi của người có đất bị thu hồi, hạn chế
tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất. Tuy
nhiên, chính sách giá đất với 4 nguyên tắc cơ bản thì nguyên tắc thứ 3 là khó
thực hiện nhất khi yêu cầu việc định giá đất phải "phù hợp với giá đất
phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển
nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá
quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất" do không thể xác
định được "giá đất phổ biến trên thị trường". Một
mặt, thị trường bất động sản Việt Nam chưa hoàn thiện, vẫn còn phổ biến tình
trạng đầu cơ, thổi giá, sốt giá, thiếu công khai minh bạch... nên giá cả dễ
bị méo mó, không phản ánh chính xác giá trị thật của đất đai hay quyền sử
dụng đất. Mặt
khác, chênh lệch quá lớn giữa giá đất do Nhà nước quy định với giá đất giao
dịch thực tế trên thị trường là tiền đề cho những sai phạm liên quan đến đất
đai gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước (NSNN) song chưa
được quan tâm khắc phục. Thêm
nữa, những bất cập trong thực hiện đấu giá đất càng khiến cho giá đất do Nhà
nước quy định xa rời giá đất thực tế. Yêu
cầu định giá đến từng thửa đất theo Nghị quyết 19 đã không thực hiện được mà
chỉ dừng lại ở Chính phủ quy định khung giá đất định kỳ 5 năm một lần làm cơ
sở cho UBND cấp tỉnh quy định bảng giá đất. Việc
điều chỉnh khung giá đất và bảng giá đất đều căn cứ vào biến động của
"giá đất phổ biến trên thị trường". Ngoài
ra, UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể trong các trường hợp tính tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất và bồi thường khi thu hồi đất theo cơ chế được thuê
tư vấn xác định giá đất cụ thể và trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét. Tuy
nhiên, một mặt do Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất lại chính là Chủ tịch
UBND cấp tỉnh nên cơ chế hội đồng dễ bị vô hiệu hóa, biến tướng thành quyết
định của một số ít người, thậm chí của một cá nhân. Hơn
nữa, cơ chế tư vấn xác định giá đất cụ thể chỉ mang tính tham khảo trong khi
trình độ, năng lực và đạo đức của tổ chức chuyên định giá đất còn hạn chế nên
trong nhiều trường hợp đã trở thành đồng lõa với những sai phạm trong xác
định giá đất cụ thể. Thị
trường biến động nhiều, nhanh, bảng giá đất cần được cập nhật kịp thời Trong
thời gian tới, tôi cho rằng chính sách giá đất cần hoàn thiện một số hướng. Thứ
nhất, bỏ khung giá đất vì không có giá trị thực tế, vừa lãng phí thời gian,
công sức vừa trở thành vật cản trong quá trình đưa yếu tố thị trường vào xác
định giá đất. Ngoài ra, loại bỏ phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất như đã
nêu ở trên. Thứ
hai, chuyển trách nhiệm xây dựng bảng giá đất làm căn cứ thực hiện các nghĩa
vụ đối với NSNN như thuế, phí... từ UBND cấp tỉnh sang Chính phủ (tham mưu là
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính) nhằm đảm bảo tính
thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, tuân thủ các nguyên tắc thị trường trên cơ sở
tập trung khai thác các nguồn lực về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ có năng
lực và phẩm chất đạo đức, cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin quản lý đất đai. Do
thị trường bất động sản Việt Nam biến động nhiều, nhanh với mức độ cao nên
bảng giá đất được cập nhật và công bố hàng năm, làm cơ sở thực hiện các nghĩa
vụ thu nộp NSNN liên quan đến đất đai hàng năm. Thứ
ba, tiếp tục giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể không thấp
hơn so với giá đất trong bảng giá đất hàng năm do Chính phủ công bố và theo
tư vấn xác định giá đất (cao hơn bảng giá đất) trong trường hợp không tổ chức
đấu giá đất. Bên
cạnh đó, hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp giao đất không thu tiền
sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất những không qua đấu giá quyền
sử dụng đất, cho thuê đất và cổ phần hóa DNNN không tổ chức đấu giá quyền sử
dụng đất. Thứ
tư, hoàn thiện tổ chức hoạt động và quản lý của các tổ chức, cá nhân thực
hiện tư vấn xác định giá đất theo hướng đảm bảo tính độc lập, trung thực,
khách quan, chịu trách nhiệm về tính khoa học của phương pháp định giá, tính
chính xác, đầy đủ, hợp lý của thông tin sử dụng khi định giá đất cụ thể,
thuyết phục và bảo vệ được các kết quả định giá đất của mình. Chủ
tịch UBND cấp tỉnh hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định giá đất
cụ thể và có khả năng giải thích, thuyết minh căn cứ quyết định của mình khi
có yêu cầu. Chuyên
gia kinh tế Vũ Đình Ánh (Theo Dân trí) Nguyễn Khánh |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét