Người
lao động mong chờ sớm được tăng lương tối thiểu vùng. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Ngày 20.4, Văn phòng Chính phủ đã tổ
chức Hội nghị về tình hình, giải pháp khắc phục thiếu hụt lao động. Phó
Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì buổi họp.
Tại hội nghị, theo báo cáo của ông Lê
Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), quý
I/2022, số lao động có việc làm của cả nước là 50 triệu người, tăng 133,2
nghìn người so với cùng kỳ. Dự kiến năm 2022 nhu cầu tuyển dụng lao động của
cả nước là 1.253.064 lao động từ gần 47 nghìn doanh nghiệp, tăng 18% so với
năm 2021, trong đó doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu cần tuyển dụng 80%, tập
trung nhất là các doanh nghiệp chế biến, chế tạo.
Tại hội
nghị, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cho
biết, có nhiều nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt lao động, đó là: Sau Tết,
một bộ phận người lao động trở về quê đón Tết và tránh dịch COVID-19, đã tìm
được việc làm mới với mức thu nhập khá hấp dẫn, được làm việc gần gia đình.
Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất, tuyển dụng thêm lao động. Giá
cả các mặt hàng tăng cao, mức lương của người lao động không đủ trang trải
chi phí cuộc sống, nên không dám trở lại thành phố lớn, khu công nghiệp.
Lương và chế độ phúc lợi ở nhiều doanh nghiệp thâm dụng lao động như dệt may,
da giày, điện tử… hầu hết còn thấp, nhưng yêu cầu công việc, thời giờ làm
việc quá cao nên một bộ phận người lao động phải tìm việc làm mới linh hoạt,
có thu nhập tốt hơn. Tình hình dịch bệnh còn phức tạp, một bộ phận người lao
động là F0, F1…
“Việc người
lao động khó khăn về thu nhập, nhà ở, cho học hành của con cái là một trong
những nguyên nhân rất chủ yếu của tình trạng người lao động chuyển từ khu vực
lao động chính thức sang khu vực phi chính thức, không trở lại doanh nghiệp
cũ” - ông Hiểu nhấn mạnh.
Để khắc phục
tình trạng thiếu hụt lao động, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH đề xuất 4 giải pháp: Hỗ
trợ trực tiếp cho người lao động; hỗ trợ người sử dụng lao động thu hút,
tuyển dụng; tập trung đào tạo nâng cao chất lượng cung lao động; tổ chức kết
nối cung - cầu lao động.
Kết luận hội
nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, đây là vấn đề lớn, vừa có
tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Trước mắt,
Bộ LĐTBXH phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả thực
hiện Nghị quyết 11 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã
hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài
khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, Chỉ thị 16 về thực hiện các biện pháp
cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, Quyết định 08 về việc thực hiện
chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động của Thủ tướng Chính
phủ; tiếp tục nắm bắt, đánh giá đầy đủ tình hình khó khăn của người lao động,
phối hợp với các địa phương hỗ trợ người lao động thực sự khó khăn, giúp họ
yên tâm lao động sản xuất; khẩn trương trình Chính phủ ban hành dự thảo Nghị
định về tiền lương tối thiểu vùng.
Về dài hạn,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần nghiên cứu, tham mưu Chính phủ hoàn thiện chiến
lược thu hút đầu tư, tránh việc tập trung các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao
động ở một số địa phương, tạo áp lực về hạ tầng xã hội; Bộ LĐTBXH triển khai
có hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2045, định hướng mạnh vào việc mở mới, đào tạo các ngành
công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0; sớm sửa đổi
Luật Bảo hiểm xã hội, thiết kế các quy định khoa học, chặt chẽ, khuyến khích
người lao động tham gia bảo hiểm xã hội lâu dài.
(Theo Lao động) Hà Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét