Bộ Tài chính yêu cầu
tiếp tục giám sát chặt trái phiếu doanh nghiệp
Cập nhật lúc 16:04 Cụ thể, theo
Bộ Tài chính, thời gian qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN)
đã có bước phát triển nhanh để trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn của
doanh nghiệp theo đúng chủ trương của Nhà nước về phát triển cân bằng thị
trường vốn, giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên,
tốc độ phát triển nhanh của thị trường trái phiếu cũng đã phát sinh những rủi
ro ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường cần được quản lý, giám sát chặt chẽ
và có biện pháp xử lý.
Trong bối cảnh thị trường có dấu hiệu
phát triển nóng, Bộ trưởng Bộ Tài chính liên tục chỉ đạo các cơ quan chức
năng thuộc ngành Tài chính tăng cường công tác thanh tra, giám sát, nhằm chấn
chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động phát hành và cung cấp dịch
vụ về TPDN. Theo đó, từ
năm 2019, Bộ Tài chính đã triển khai trên 30 đoàn kiểm tra tại các doanh
nghiệp phát hành, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại. Qua kiểm tra, cơ
quan quản lý đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu các biện pháp
khắc phục hậu quả tại hai doanh nghiệp là VsetGroup và Apec Group; đồng thời
xử phạt Công ty Chứng khoán VIS. Bộ Tài chính cũng chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước phối hợp, cung cấp tài liệu cho cơ quan chức năng để xem xét các
trường hợp vi phạm. Mới đây
nhất, ngày 3.4, căn cứ hồ sơ, tài liệu và đề nghị của cơ quan có thẩm quyền
về việc hủy bỏ 09 đợt phát hành trái phiếu của Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty
Cung điện Mùa đông, Công ty Soleil thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh do có hành
vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát
hành trái phiếu riêng lẻ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định
hủy bỏ 9 đợt chào bán nêu với tổng trị giá 10.030 tỉ đồng. Bộ Tài chính
cũng đang chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra các tổ chức tư vấn
phát hành, đại lý phát hành và các tổ chức cung cấp dịch vụ cho các đợt chào
bán của 3 công ty nêu trên, trường hợp phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo
đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật. Đáng chú ý,
Bộ Tài chính đã đánh giá, rà soát và xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ
sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP theo hướng tăng cường tính công khai, minh
bạch, giảm thiểu các rủi ro phát sinh nhằm mục tiêu phát triển thị trường
TPDN bền vững. Đồng thời kiến nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục sửa Luật
Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp vào thời gian tới. Một số chính
sách đang đề xuất bao gồm: Thu hẹp quy định về mục đích phát hành trái phiếu
nhằm hạn chế việc chuyển nhượng vốn lòng vòng, gây thiếu minh bạch và khó
khăn cho nhà đầu tư khi đánh giá rủi ro của trái phiếu và doanh nghiệp phát
hành; Hướng dẫn cụ thể về điều kiện phát hành và hồ sơ chào bán trong
đó có yêu cầu về tỉ lệ an toàn tài chính khi phát hành trái phiếu, tổ chức
đại diện người sở hữu trái phiếu; Quy định rõ loại trái phiếu nhà đầu tư cá
nhân được mua và giao dịch nhằm định hướng nhà đầu tư các nhân mua các TPDN
có tính an toàn và công khai, minh bạch hơn; Bổ sung các
quy định để đẩy nhanh việc thiết lập thị trường giao dịch trái phiếu doanh
nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch chứng khoán cho các nhà đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp và Bổ sung quy định về trách nhiệm của các tổ chức cung cấp
dịch vụ nhằm chấn chỉnh các tổ chức cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng
dịch vụ cung cấp. Trong thời
gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý giám sát,
thanh, kiểm tra các hoạt động liên quan đến phát hành, cung cấp dịch vụ về
TPDN của các công ty chứng khoán, doanh nghiệp phát hành và các tổ chức cung
cấp dịch vụ để phát hiện và xử lý nghiệm các hành vi vi phạm, tăng cường tính
minh bạch của thị trường để đảm bảo thị trường TPDN trở thành một kênh huy
động vốn quan trọng, hiệu quả cho doanh nghiệp. (Theo Lao động) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét