Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

Quan hệ quốc tế

 

Với Nga, EU hoặc thay đổi hoặc... không tồn tại

Cập nhật lúc 08:50                

“Nga sẽ không rời khỏi châu Âu và có kế hoạch quan hệ với các quốc gia riêng lẻ của mình”.

Voi Nga, EU hoac thay doi hoac... khong ton tai

Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Nga Lavrov

 Thế nào là cắt đứt quan hệ?

Trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia với nhau thông thường luôn tồn tại ít nhất 1 trong 3 mối quan hệ: chính trị, quân sự, kinh tế. Vì thế, khi 2 quốc gia quyết định cắt đứt quan hệ thì có nghĩa là 2 quốc gia chẳng còn mối quan hệ nào.

Cắt đứt mọi quan hệ, theo nghĩa đen thì nó “cạn tàu ráo máng” hơn cắt đứt quan hệ ngoại giao. Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao thông thường là rút toàn bộ Đại sứ quán về nước, có nghĩa là vai trò nhiệm vụ của đại sứ quán không còn, là kết quả của chính sách thù địch của quốc gia này đối với quốc gia khác hoặc trong tình trạng chiến tranh.

Vậy, Nga cắt đứt quan hệ với EU nghĩa là như thế nào?

Trước hết, lưu ý với bạn đọc điều này để không nhầm lẫn:

Một là, Liên minh châu Âu (EU) không phải là châu Âu. Hai là, EU không phải là một quốc gia, không phải là một tổ chức nhà nước, nó là một tổ chức đại diện kinh tế, chính trị...của 27 quốc gia châu Âu tham gia.

Do đó, Nga cắt đứt quan hệ với EU không có nghĩa là cắt đứt quan hệ với châu Âu. Nhưng, mọi quan hệ với EU của Nga về pháp lý, các điều ước được chấm dứt. Ví dụ như với Tòa án nhân quyền châu Âu (ECHR), hoặc với Hội đồng châu Âu (PACE)…

Ngoại trưởng Nga Lavrov nhấn mạnh: “Nga sẽ không rời khỏi châu Âu và có kế hoạch quan hệ với các quốc gia riêng lẻ của mình”. Điều này có thể được hiểu là trong quan hệ của Nga với châu Âu, EU không tồn tại…

Tại sao Nga không cần EU?

Trong một thời gian dài, EU không có ý tưởng coi Nga như một đối tác quan hệ bình đẳng. EU muốn nước Nga tan rã để dễ bề khống chế và chiếm hữu một tài nguyên thiên nhiên đồ sộ của người Nga.

Phải công nhận là kể từ khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga đã bị EU hay phương Tây đã gần như thiết lập được chính sách của nước Nga. Phương Tây đối xử quan hệ với Nga theo cách: bất chấp, ngang ngược, hung hăng, kiềm chế và trừng phạt. Đó là: phương Tây muốn xây dựng mối quan hệ với Nga dựa trên các giá trị phương Tây, lợi ích của phương Tây.

Có thể nói, PT đã quen đối xử với Nga theo cơ chế: buộc tội – trừng phạt bằng các biện pháp đối xứng hoặc bất đối xứng. Do đó, PT luôn nắm thế chủ động trong việc kiềm chế, xử phạt Nga bất kỳ khi nào, bất kỳ điều gì mà trái với “giá trị phương Tây” -  thực chất của “giá trị phương Tây” trong chính trị là toàn cầu hóa theo tiêu chuẩn của Mỹ.

Về nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế thì Nga không cần phải quan hệ với một đối tác như vậy, nhưng…

Vì sao Nga sòng phẳng với EU vào lúc này?

Cũng gần 3 thập kỷ, nước Nga – kẻ bại trận trong cuộc chiến tranh lạnh, đã phải ngậm đắng nuốt cay trước lối hành xử ngang ngược, trịch thượng của kẻ chiến thắng là EU – phương Tây. Tuy nhiên, đã đến lúc, sự kiên nhẫn chịu đựng của người Nga đã hết. Nga tuyên bố sẵn sàng cắt đứt quan hệ với EU nếu như thói hung hăng, trịch thượng, can thiệp thô bạo vào chủ quyền nước Nga như đã đang và sẽ xảy ra trong thời gian tới…

Có thể nói tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Lavrov (mà thực chất là của Điện Kremlin) đã như một cú đấm mạnh, bất ngờ giáng vào EU khiến EU choáng váng cuống loạn, không hiểu chuyện gì. Nó giống như một cậu công tử con nhà giàu, làm càn lâu nay bị ăn đòn sấp mặt không kịp hiểu chuyện gì xảy ra.

Đã 3 thập kỷ nay, người Nga đã nín nhịn để: Tái vũ trang, thích nghi với trừng phạt, xây dựng lại thể chế pháp lý chủ quyền. Cả 3 mục tiêu đều đã thành công.

Về sức mạnh quân sự. Nga có một đội quân kiểu mới, trang bị vũ khí mới. Sức mạnh quân sự của Nga vượt trội sức mạnh quân sự của NATO tại châu Âu. Sức mạnh đó đập tan huyền thoại bất khả xâm phạm và ưu thế quân sự của Mỹ. Sức mạnh đó khiến không có một kẻ thù nào dám nghĩ đến sử dụng vũ lực tấn công vào nước Nga.

Về kinh tế. Mỹ-PT chỉ còn biện pháp sử dụng đòn kinh tế để đánh gục nước Nga thông qua cấm vận, trừng phạt. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt không còn hiệu quả vì nền kinh tế nước Nga đã hoàn toàn thích nghi với chế độ trừng phạt gần 10 năm nay.

Thú vị là các chính trị gia của EU nhận thức được rằng các lệnh trừng phạt dành cho Nga theo một nghĩa nào đó là có lợi. EU không chỉ không tiếp cận được thị trường Nga, mà ngành công nghiệp và thương mại của nước này bắt đầu sống theo các quy tắc riêng của họ - Nga bắt đầu tự sản xuất nhiều hàng hóa thay vì mua hàng từ các nước phương Tây.

Kết quả trong 10 năm trừng phạt Nga kể từ năm 2014, nước Nga đã trở thành Vua dầu thế giới, ngành nông sản Nga đã khởi sắc, Nga là nhà xuất khẩu lúa mì số 1 thế giới, xuất khẩu dầu-khí đốt chỉ chiếm 25% GDP…Đó là lý do mà Nga đối xử với lệnh trừng phạt của EU theo tinh thần: EU ra lệnh trừng phạt thì tiếp tục hay dở bỏ là quyền của EU, Nga không quan tâm.

Về chính trị. Nga đã giành lại chủ quyền bằng xây dựng Hiến pháp Nga mới năm 2020 thay vì Hiến pháp nô lệ năm 1993. Từ Hiến pháp, Nga đã ra một loạt luật mới về an ninh để loại bỏ tất cả những thách thức đe dọa can thiệp thô bạo đến chủ quyền nước Nga. Các đầu sỏ kinh tế, chính trị liên quan đến phương Tây bị “trói”, các tổ chức cơ quan đặc vụ nước ngoài được đưa vào khuôn khổ…Nói chung, chính quyền nhà nước Nga đã tiến hành cơ bản các bước quyết liệt “cắt đuôi” sự can thiệp của PT và chủ quyền nước Nga.

Như vậy, trên 3 mặt quân sự, kinh tế, chính trị Nga đã đủ sức, tự tin để không chỉ đối đầu với EU mà với toàn bộ phương Tây (Mỹ-NATO-EU). Do đó đã đến lúc Nga chơi bình đẳng với EU và thời điểm đã đến…

Đó là lúc EU đã thất bại trong phòng chống Covid-19, EU muốn sang Nga bàn bạc sử dụng Vắc-xin Sputnik V. Đó là lúc một mùa Đông bất thường đang đến…Chính quyền Nga chấp nhận chơi bài ngửa với EU, đã bắt giữ và đưa vào tù nhân vật Navalny với tin nhắn: “đừng thách thức Nga, đừng can thiệp vào công việc nội bộ Nga, nếu các ông tiếp tục trừng phạt, dù chẳng có tác dụng gì, thì Nga sẽ cắt đứt quan hệ với EU”.

Ngày 22/2 tới đây, hội nghị cấp cao EU sẽ nhóm họp bàn về trừng phạt Nga trong câu chuyện Navlny. Hãy chờ xem...

(Theo Đất Việt) Lê Ngọc Thống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét